Cập nhật:  GMT+7

Tham vấn về thí điểm chia sẻ lợi ích với cộng đồng để phục hồi rừng đặc dụng bị xâm canh

Trong khuôn khổ thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, sáng nay 12/3, tại xã Tà Long, huyện Đakrông, Ban quản lý dự án VFBC tỉnh phối hợp với đơn vị thực hiện Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đakrông tổ chức hội thảo góp ý phương án thí điểm phục hồi rừng dựa trên hợp tác cùng chia sẻ lợi ích với cộng đồng trên diện tích đất rừng đặc dụng bị xâm canh thuộc KBTTN Đakrông.

Tham vấn về thí điểm chia sẻ lợi ích với cộng đồng để phục hồi rừng đặc dụng bị xâm canh

Ký cam kết tham gia phục hồi rừng theo cơ chế hợp tác đa bên - Ảnh: N.B

KBTTN Đakrông có diện tích tự nhiên hơn 37.000 ha với sự đa dạng sinh học khoảng 1.452 loài thực vật bậc cao có mạch, 91 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát ếch, nhái. Hiện nay, vẫn còn một phần diện tích đất của KBTTN Đakrông bị người dân xâm lấn. Việc xử lý, thu hồi diện tích thuộc rừng đặc dụng bị xâm lấn đang gặp khá nhiều khó khăn.

Mục tiêu chung của phương án thí điểm phục hồi rừng dựa trên hợp tác cùng chia sẻ lợi ích với cộng đồng trên diện tích đất rừng đặc dụng bị xâm canh thuộc KBTTN Đakrông là: giải quyết vấn đề phục hồi rừng và chia sẻ lợi ích với cộng đồng trên diện tích rừng đặc dụng bị xâm canh; xây dựng thành công mô hình trồng phục hồi rừng bằng cây bản địa (trẩu, dổi) trên đất nương rẫy trong ranh giới khu bảo tồn; xây dựng các giải pháp chia sẻ lợi ích phù hợp cho người dân địa phương đang xâm canh trên đất rừng đặc dụng.

Tham vấn về thí điểm chia sẻ lợi ích với cộng đồng để phục hồi rừng đặc dụng bị xâm canh

Cán bộ Ban quản lý KBTTN Đakrông cùng người dân địa phương phối hợp tuần tra, kiểm soát rừng đặc dụng - Ảnh: N.B

Để thực hiện phương án thí điểm phục hồi rừng dựa trên hợp tác cùng chia sẻ lợi ích với cộng đồng trên diện tích đất rừng đặc dụng bị xâm canh thuộc KBTTN Đakrông có hiệu quả trong thời gian tới, trước mắt, hội thảo đã tập trung thảo luận, góp ý kiến để triển khai thí điểm phục hồi rừng tại xã Húc Nghì (huyện Đakrông) nhằm thu hồi diện tích đất rừng bị xâm canh, xâm lấn phục vụ cho phục hồi rừng tại KBTTN Đakrông.

Phạm vi thực hiện thí điểm tại Tiểu khu 724A và 730 trên địa bàn xã Húc Nghì. Đối tượng là các diện tích đất rừng của KBTTN Đakrông hiện đang bị người dân xâm lấn.

Phương án thí điểm này được thực hiện sẽ tái tạo lại rừng, chia sẻ lợi ích với cộng đồng trên diện tích bị xâm lấn. Qua đó, tạo thêm được nguồn thu nhập từ trồng, chăm sóc rừng đặc dụng cũng như tăng nguồn thu cho cộng đồng từ phụ phẩm rừng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực và KBTTN Đakrông.

Đồng thời, sau khi thực hiện thành công thí điểm phương án này sẽ làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn các xã có sự xâm lấn đất rừng thuộc KBTTN Đakrông và xem xét mở rộng tới các vùng khác trong tỉnh.

Phú Hải

Tin liên quan:
  • Tham vấn về thí điểm chia sẻ lợi ích với cộng đồng để phục hồi rừng đặc dụng bị xâm canh
    Bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái

    Nhằm khai thác thế mạnh của rừng trong phát triển du lịch sinh thái, trong những năm qua, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đakrông đã thực hiện hiệu quả công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Từ đó, góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới phát triển du lịch xanh, bền vững.

  • Tham vấn về thí điểm chia sẻ lợi ích với cộng đồng để phục hồi rừng đặc dụng bị xâm canh
    Triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ rừng

    “...Bảo tồn chim, thú, cỏ, cây/Muôn loài được sống sum vầy bên nhau/Giữ gìn cho đến đời sau/Để cho con cháu sắc màu thiên nhiên...”, đó là những câu thơ ngẫu hứng của Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đakrông Trương Quang Trung mà tôi vô tình đọc được từ cuốn vở in hình ảnh kèm những câu thơ tuyên truyền bảo vệ rừng của một em học sinh ở bản Pa Hy (xã Tà Long, huyện Đakrông). Và sau đó, tôi tìm hiểu thì mới biết rằng, đây là một trong nhiều cách tuyên truyền bảo vệ rừng của Ban Quản lý KBTTN Đakrông thời gian qua...

  • Tham vấn về thí điểm chia sẻ lợi ích với cộng đồng để phục hồi rừng đặc dụng bị xâm canh
    Nhiều khó khăn khi xử lý tình trạng xâm lấn đất rừng khu bảo tồn

    Phần lớn diện tích đất, rừng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được bàn giao cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ, khu bảo tồn, các địa phương quản lý, bảo vệ và sản xuất. Tuy nhiên, qua rà soát, hiện có hàng nghìn héc ta đất rừng tự nhiên, đặc dụng, phòng hộ thuộc lâm phần các khu bảo tồn quản lý đang bị xâm canh, xâm lấn. Điều đáng nói là quá trình bóc tách, thu hồi và xử lý tình trạng này đang gặp không ít khó khăn.


Phú Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long