Tăng cường công tác xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh
* Đại tá NGÔ XUÂN HOÀN, TUV, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Trị
|
Ngày 22/2/1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định lấy ngày 3/3 hàng năm – Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) làm “Ngày Biên phòng toàn dân”. Từ đó đến nay, cùng với cả nước, phong trào “Ngày Biên phòng toàn dân” ở tỉnh Quảng Trị đã có nhiều hoạt động phong phú, bổ ích, góp phần to lớn vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, biển-đảo của Tổ quốc. Ngày 28/3/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 15/CT-TTg về “Tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng ở các xã, phường biên giới, hải đảo”. Thực hiện Chỉ thị này, lực lượng BĐBP tỉnh đã tích cực, chủ động tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tổ chức triển khai nhiều chính sách, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm cho cuộc sống và bộ mặt nơi địa bàn vùng cao biên giới, biển-đảo của tỉnh có nhiều đổi thay, phát triển. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, với chức năng là lực lượng nòng cốt chuyên trách trong lĩnh vực này, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Đồng thời chú trọng xây dựng nền Biên phòng toàn dân gắn với tham gia phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở các xã, thị trấn biên giới. Về quốc phòng - an ninh: Thường xuyên tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, các lực lượng chức năng, triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng lực lượng dân quân, công an, lực lượng dự bị động viên vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đặc biệt, BĐBP tỉnh đã tích cực tham gia nhiệm vụ tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc Quốc giới Việt Nam - Lào. Phối hợp với Đội liên hợp cắm mốc tỉnh Savanakhet (Lào) khảo sát xác định xong 41/62 vị trí mốc, đã cắm xong 22 cột mốc trên đoạn biên giới giữa Quảng Trị và Savanakhet, đang triển khai xây dựng mốc đại 635 tại Cửa khẩu La Lay. Ngoài ra, đơn vị còn chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả “Phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự xóm (bản) khu vực biên giới”. Tham mưu, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền phát động cam kết thực hiện thôn, bản, khóm không có tội phạm và ma túy; tích cực tham mưu địa phương phát động được 90% thôn tuyến biển về “Phong trào tự quản tàu thuyền, bến bãi và giữ gìn an ninh trật tự thôn, xóm” hoạt động có hiệu quả, phát huy sức mạnh tổng hợp của phong trào quần chúng trong bảo vệ biên giới; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới luôn ổn định; đường biên, cột mốc, chủ quyền, lãnh thổ được giữ vững; mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển với nước bạn Lào ngày càng được củng cố. Trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở: Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của BĐBP và tình hình thực tế ở địa bàn biên giới, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tăng cường 18 đồng chí về các xã, thị trấn biên giới giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy các xã và Bí thư Chi bộ thôn.
|
Rèn luyện nghiệp vụ,bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc. Ảnh: HỒ CẦU |
Các đồn biên phòng thường xuyên làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị địa phương như: Hướng dẫn tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, xây dựng quy chế làm việc, xây dựng nghị quyết, quy trình, nội dung công tác, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã và các thôn (bản)... Do vậy, hệ thống chính trị ở cơ sở các xã, thị trấn biên giới từng bước được củng cố, kiện toàn; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ địa phương được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tham mưu cho Huyện ủy, Đảng ủy các xã biên giới tổ chức thành công đại hội các chi, đảng bộ, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng. Về KT-XH: BĐBP tỉnh đã tích cực chủ động tham mưu cho địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng cao biên giới, biển-đảo. Mở 1 cửa khẩu quốc gia, 4 cửa khẩu phụ phục vụ cho giao lưu, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới; đưa hàng trăm hộ dân ra cư trú ở các bản sát đường biên giới vừa canh tác sản xuất, phát triển KT-XH, vừa bảo vệ biên giới. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tiến hành lập nhiều dự án phục vụ an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc nơi biên giới, biển-đảo với tổng mức đầu tư được duyệt 95 tỷ 200 triệu đồng, các đồn biên phòng đã xây dựng 12 đề án “Mô hình giúp dân” đỡ đầu 1 thôn, bản và trực tiếp tham gia phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm... cho nhân dân khu vực biên giới. Đến nay, 100% các xã, thị trấn biên giới đều có đường ô tô đến trung tâm xã; 17/17 xã, thị trấn biên giới đã có điện lưới quốc gia; hầu hết các xã biên giới được phủ sóng phát thanh, truyền hình và điện thoại di động... Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, diện mạo khu vực biên giới ngày càng được đổi mới. Thực hiện cuộc vận động “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo” do Bộ Tư lệnh BĐBP và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, BĐBP tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với UBMTTQVN tỉnh, huy động tài trợ từ các doanh nghiệp, cá nhân tiến hành xây dựng 104 nhà cho đồng bào các dân tộc khu vực biên giới, biển-đảo (vượt chỉ tiêu trên giao 34 nhà) với tổng trị giá trên 4 tỷ 391 triệu đồng. Xây dựng 2 công trình trường bán trú dân nuôi tại các xã Pa Nang và A Ngo, huyện Đakrông tổng trị giá 2,5 tỷ đồng. Có thể khẳng định, việc xây dựng nền Biên phòng toàn dân gắn với phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh và củng cố hệ thống cơ sở chính trị trên tuyến biên giới của tỉnh trong những năm qua đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và BĐBP. Đó là tiền đề để phát huy sức mạnh tổng hợp, là điều kiện cơ bản để bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Nền Biên phòng toàn dân là sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị với sự tham gia của toàn dân, của các cấp, các ngành, trong đó BĐBP làm nòng cốt trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc. Để xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh, thời gian tới cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ như sau: Một là: Phải tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, quần chúng nhân dân về “Ngày Biên phòng toàn dân”, đồng thời đưa nội dung “Ngày Biên phòng toàn dân” vào chương trình hoạt động, sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể để “Ngày Biên phòng toàn dân” thực sự là ý chí và sức mạnh của toàn dân gắn bó với biên cương Tổ quốc. Hai là: Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở vững chắc ở các xã, thị trấn biên giới, biển-đảo. Phát huy tốt vai trò của cấp ủy đảng, các đoàn thể quần chúng, vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng họ tộc trong công tác quản lý nhà nước ở khu vực biên giới, biển-đảo để phối hợp với BĐBP tổ chức lực lượng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Ba là: Chỉ đạo có hiệu quả phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự xóm, bản khu vực biên giới”, “Phong trào tự quản tàu thuyền, bến bãi và giữ gìn an ninh trật tự thôn, xóm” ở tuyến biển và phong trào “Kết nghĩa bản-bản hai bên biên giới”; phát động sâu rộng phong trào đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, ma túy, buôn lậu…gắn với phong trào quần chúng thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân”. Bốn là: Tăng cường củng cố xây dựng lực lượng Công an, dân quân, tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tạo nguồn nhân lực tại chỗ tham gia cùng BĐBP xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, biển-đảo của Tổ quốc. Năm là: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tuyến sau hướng về biên giới bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực như: Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ dân sinh, công trình bảo vệ biên giới…Trên cơ sở đó nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với sự nghiệp bảo vệ biên giới quốc gia. Đồng thời tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, xóa đói giảm nghèo và củng cố quốc phòng-an ninh các xã, thị trấn biên giới, biển-đảo để những nơi khó khăn nhất nhanh chóng phát triển sánh kịp với những vùng có điều kiện