Cập nhật: Thứ 4, 20/05/2009 | 10:52 GMT+7

Tăng Cô duy trì tốt "Làng không có người sinh con thứ 3 trở lên"

(QT) - Già làng thôn Tăng Cô-Côn Nang, năm nay đã hơn 70 tuổi, mới đi họp ngoài xã về, niềm nở mời chúng tôi lên ngôi nhà sàn của mình uống nước, trò chuyện. Ông cho biết: “Các cặp vợ chồng trẻ của thôn hiện nay nhận thức rất cao trong việc sinh đẻ có kế hoạch, dù con trai hay con gái thì chỉ sinh 1-2 con thôi và khoảng cách sinh con trước, sau cũng được tính toán sao cho phù hợp, dễ nuôi nấng, bảo ban, không bị suy dinh dưỡng. Đặc biệt những năm gần đây, hầu như cặp vợ chồng trẻ nào cũng đầu tư phát triển kinh tế như: chăn nuôi theo mô hình VAC, VAR. Từ ngày có Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở khu vực Lìa, nhà ít nhất cũng trồng từ 1-2 ha sắn. Từ các khoản thu nhập này, họ có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, nuôi con ăn học, mua xe máy, trang thiết bị sinh hoạt trong nhà, sử dụng điện thoại di động cũng khá phổ biến”.

Cán bô Dân số tư vấn CSSKSS- KHHGĐ cho phụ nữ vùng sâu vùng xa
Thôn Tăng Cô có 33 hộ, 167 khẩu, với đặc thù là vùng sâu, vùng xa, đồng bào ở đây sống chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm thả rông, nên đời sống còn nhiều vất vả, khó khăn. Nhận thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển trì trệ ở đây là các gia đình sinh đẻ không có kế hoạch, nhà nào cũng đông con. Năm 2005, được sự quan tâm của huyện, xã, thôn đã tổ chức phát động “Làng không có người sinh con thứ 3 trở lên”. Ngay sau khi phát động, 100% các cặp trong độ tuổi sinh đẻ đã ký cam kết không sinh con thứ 3 trở lên. Điều đáng ghi nhận là, sau 4 năm kể từ ngày phát động chưa có trường hợp nào sinh con thứ 3 trở lên, gia đình nào cũng học hỏi lẫn nhau cách chăm sóc phụ nữ mang thai, sau sinh, chăm sóc trẻ, cách làm ăn và cuộc sống dần ổn định. Theo lời già làng Côn Nang, buổi trưa chờ mọi người đi làm về, chúng tôi đi thăm một vòng quanh thôn. Khuôn viên, đường xung quanh thôn sạch sẽ, thoáng mát. Trong bữa cơm trưa thấy nhà nào cũng nấu ăn có khá đủ chất dinh dưỡng, không khí vui vẻ, ấp áp cười nói bên con trẻ sau những giờ làm lụng vất vả. Vợ chồng anh chị Hồ Văn Thiết và Hồ Thị Ngôi còn rất trẻ, có một cháu gái hơn 2 tuổi, chị Ngôi sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc cấy đã 2 năm nay. Chị Ngôi cho rằng: “Vài năm nữa mình mới sinh con thứ 2, vì sinh con quá sát nhau sẽ rất vất vả. Nhờ kế hoạch bằng biện pháp tránh thai hiện đại nên vợ chồng mình rất yên tâm trong việc chăm sóc con, đầu tư trồng trọt nhiều hơn để trang trải cuộc sống hàng ngày, tiết kiệm mua sắm nhiều vật dụng trong gia đình”. Trường hợp của vợ chồng anh Hồ Văn Niên và chị Hồ Thị Lan cùng sinh năm 1976 là tấm gương điển hình trong việc sinh con “một bề” nhưng kiên quyết không sinh con thứ 3. Chị Lan cũng dùng biện pháp tránh thai bằng thuốc cấy hơn 2 năm nay. Với vợ chồng chị biết là sinh 2 đứa con gái, không có con trai cũng hơi buồn, song vì hoàn cảnh còn khó khăn, nếu sinh con nữa sẽ không đủ điều kiện cho các con ăn học, lại phá vỡ ký kết của làng phát động 4 năm nay. “Vợ chồng mình động viên nhau, nếu mình không làm gương cứ sinh thêm con thứ 3 thì các cặp vợ chồng khác cũng sinh theo, thế là bản mình sẽ không tiến bộ được trong sinh đẻ KHHGĐ, đời sống sẽ khó khăn như trước khi chưa phát động”, chị Lan nói. Vợ chồng anh chị Hồ Văn Ngơn và Hồ Thị Vương có 2 con, 1 trai, 1 gái, nhờ sinh đứa đầu cách đứa sau 6 năm nên các con của anh chị đều khoẻ mạnh và chăm học. Giờ con út của anh chị qua hè này đã lên lớp 2. Hơn 6 năm nay chị Vương tránh thai bằng biện pháp đặt vòng. Khi được hỏi, chị có muốn sinh thêm con nữa không, chị Vương lắc đầu nói: “Mình thấy sinh 2 con là đủ rồi, có thời gian để chăm sóc con và làm ăn, thỉnh thoảng từ khoản tiền dành dụm được, cả nhà cùng đi chơi đâu đó cho thoải mái, mở rộng tầm nhìn”. Bên cạnh sự giúp sức của các cấp để đạt được kết quả nói trên, còn có sự đóng góp không nhỏ của già làng, trưởng bản, những người lớn tuổi ở thôn Tăng Cô, họ thường xuyên tuyên truyền, vận động con cháu thực hiện có hiệu quả công tác dân số, động viên chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế... Bây giờ, hầu như chị em phụ nữ trong thôn đều dùng các biện pháp tránh thai an toàn, mô hình ít con (1-2 con) rất phổ biến bởi ai cũng muốn nuôi dạy con cho khoẻ, học giỏi. Tăng Cô là một trong những làng điển hình ở vùng sâu, vùng xa trong những năm qua đã duy trì tốt mô hình “Làng không có người sinh con thứ 3 trở lên”. Hy vọng rằng, không chỉ ở Tăng Cô mà ngày càng có nhiều làng thực hiện tốt mô hình gia đình ít con nhằm hướng tới mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng bản làng ở miền núi ngày càng văn minh, giàu đẹp. Bài và ảnh: KÔ KĂN SƯƠNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Sinh con ít, lợi ích nhiều
22:55 29/06/2023

Nhờ được tuyên truyền, vận động, hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn tỉnh hiểu được những lợi ích của việc sinh con ít và nghiêm ...

Sống mẫu mực, nuôi con nên người
22:33 27/06/2023

Trở về từ chiến trường Campuchia ác liệt, chuyển ngành rồi cưới vợ và hai vợ chồng lần lượt sinh ra những đứa con khoẻ mạnh, ngoan ngoãn và sống cuộc sống bình ...

Gánh ve chai nuôi chồng bệnh, con thơ
23:00 13/09/2024

Người chồng bị phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo, trụ cột gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của người vợ. Một mình xoay xở với gánh ve chai, chị gắng gượng kiếm tiền ...

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
10:50 tối qua

QTO - Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc ta, mỗi giọt máu trao đi là giúp nhiều người bệnh duy trì sự...

Đakrông: Thành lập 6 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

Đakrông: Thành lập 6 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý
14:19 19/05/2009

(QT) - Nhằm giúp người dân trên địa bàn hiểu hơn về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, huyện Đakrông đã thành lập được 6 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với 300 hội viên...

Thời tiết

18°C - 23°C
Nhiều mây, không mưa
  • 17°C - 23°C
    Có mây, không mưa
  • 18°C - 23°C
    Có mây, có mưa rào
POWERED BY
Việt Long