
{title}
{publish}
{head}
Đối với những người làm báo, ngày 21/6 hàng năm là dịp để tổng kết một năm miệt mài cùng tay bút, tay máy với biết bao trăn trở, suy tư... Nhân kỷ niệm 83 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2008), chúng tôi có dịp để lắng nghe những tâm tình về nghề báo và những đứa con tinh thần của họ * Nhà báo Đào Tâm Thanh (Báo Quảng Trị), Giải A, Giải báo chí tỉnh Quảng Trị lần thứ III-2008: Giải Báo chí tỉnh Quảng Trị- Nguồn động viên to lớn đối với nhà báoBây giờ nói đến Hành lang kinh tế Đông- Tây, nhiều người đã biết. Nhưng riêng với tỉnh Quảng Trị, công cuộc hội nhập trên Hành lang kinh tế Đông-Tây thời gian qua diễn ra như thế nào, lại có rất nhiều người muốn biết. Nhiệm vụ của báo chí là cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả những vấn đề mà bạn đọc quan tâm. Trong quá trình tác nghiệp, trước nhiều sự kiện diễn ra sôi động, tôi đã chọn và thực hiện loạt bài: "Quảng Trị với công cuộc hội nhập trên Hành lang kinh tế Đông- Tây". Mục đích của loạt bài này là thông qua luận chứng khoa học, nhu cầu liên kết từ thực tiễn cuộc sống để phân tích, lý giải sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác, phát triển trên Hành lang kinh tế Đông- Tây giữa các quốc gia, địa phương trong khu vực mà Hành lang đi qua. Những tiềm năng, lợi thế, những thách thức đang đặt ra, những dự báo về khả năng hội nhập của tỉnh Quảng Trị trong sự liên kết vùng, cũng được đề cập ở các góc nhìn sâu hơn, đa diện hơn. Tôi may mắn hơn so với một số đồng nghiệp là đã có dịp khảo sát và được cung cấp thông tin khá đầy đủ về toàn cảnh Hành lang kinh tế Đông- Tây. Do vậy, tôi có nhiều thuận lợi khi tiếp cận đề tài, xử lý tư liệu để hoàn thành tác phẩm báo chí mà mình tâm huyết. Giải A, Giải Báo chí tỉnh Quảng Trị lần thứ III năm nay, một lần nữa, là nguồn động viên to lớn, tạo động lực giúp tôi tiếp tục sáng tạo để có thể có những tác phẩm báo chí đạt chất lượng cao trong tương lai.
* Nhà báo Võ Thị Hòe (Báo Quảng Trị), Giải C, Giải Báo chí quốc gia năm 2008: Một tác phẩm báo chí thành công không chỉ đưa ra được vấn đề mà phải thể hiện chính kiến của mình trong tác phẩmLà một người viết nhiều về mảng đề tài nông nghiệp, những bài viết của tôi đã phản ánh nhiều khía cạnh trong lĩnh vực này, về những thành tựu, những khó khăn và cả những tồn tại trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà. Với tôi, dù ở đề tài nào, tác phẩm báo chí không nên viết một cách chung chung rồi bỏ ngỏ mà cần có sự phân tích, lý giải, tìm ra cái gốc cơ bản của vấn đề để từ đó có đề xuất hướng giải quyết, thể hiện rõ ràng chính kiến của mình. Đối với loạt bài viết về dịch lở mồm long móng xảy ra ở huyện Đakrông và Gio Linh, ngay từ khi sự việc xảy ra, được sự phân công của Ban biên tập, chúng tôi đã nhanh chóng nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn, bám sát địa bàn để phản ánh kịp thời những thông tin mới nhất của sự việc. Bằng nhiều thể loại báo chí như tin, bài phản ánh, phỏng vấn và cả bài hướng dẫn kỹ thuật..., loạt bài về đợt dịch lở mồm long móng xảy ra ở tỉnh ta năm 2007 không chỉ đưa ra nhiều vấn đề mà ngành chức năng cần giải quyết, đó là quản lý về phát triển chăn nuôi, những hậu quả mà người dân phải gánh chịu khi một số cán bộ thiếu trách nhiệm khi cung cấp nguồn giống mà còn giúp người dân có thể nắm bắt các kiến thức về kỹ thuật để phòng chống dịch bệnh cho gia súc, tổ chức sản xuất một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong điều kiện có dịch. Trong tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang diễn ra phức tạp, gây thiệt hại nhiều cho nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người chăn nuôi, báo chí đã đồng hành cùng các nhà quản lý, cùng nông dân để đi đến hướng giải quyết hợp lý nhất, đặc biệt là tạo được niềm tin trong nhân dân. Tôi rất hạnh phúc vì tác phẩm của mình đã góp phần cùng với nhiều tác phẩm báo chí chất lượng khác khẳng định được niềm tin đó. * Tác giả Lê Tú và Đình Giáo (Đài PTTH Quảng Trị), Giải B, Giải Báo chí tỉnh Quảng Trị lần thứ III, năm 2008: Điều khiến chúng tôi vui mừng hơn cả là tác phẩm của mình đã được công chúng đón nhận
Bây giờ, khu du lịch sinh thái Trà Lộc không còn là một địa chỉ xa lạ với mọi người, nhưng có thể có nhiều người chưa nhận ra rằng để có một khu rừng nguyên sinh rộng chừng 100 ha tồn tại đến bây giờ thì mấy trăm năm nay, làng Trà Lộc đã có một cái lệ... giữ rừng. Những ai bẻ cành, chặt cây hay săn bắt chim thú trong rừng đều bị làng phạt rất nặng. Hàng năm, làng bầu một người đứng ra giữ rừng, gọi là ông Khoán, được làng cấp ruộng lấy lộc. Lệ này được đưa vào hương ước của làng. Cứ thế, năm này qua năm khác, đời này qua đời khác, lệ giữ rừng trở thành một truyền thống của người dân làng Trà Lộc, ăn sâu vào nếp nghĩ, việc làm của người dân nên không ai bảo ai đều tự giác bảo vệ rừng. Mãi cho đến năm 2003, khi khu du lịch sinh thái Trà Lộc được xây dựng, ông Khoán được thay bằng một tổ bảo vệ (cũng là con em trong làng) và hưởng lương hàng tháng nhưng truyền thống giữ rừng của người dân làng Trà Lộc thì không bao giờ thay đổi... Chúng tôi đã may mắn phát hiện ra được truyền thống tốt đẹp đó và kịp thời chuyển tải trên sóng truyền hình (tác phẩm "Giữ được rừng nguyên sinh bằng lệ làng"). Tác phẩm này đã đạt giải B giải Báo chí Quảng Trị lần thứ III, năm 2008. Đó thực sự là một nguồn động viên, cổ vũ lớn lao đối với những người làm báo trẻ như chúng tôi. Nhưng điều khiến chúng tôi vui mừng hơn cả là tác phẩm của mình đã được công chúng đón nhận và có ảnh hưởng tốt. Trong niềm vui này, chúng tôi còn muốn nói thêm rằng, hiện nay, chúng ta đã, đang và sẽ triển khai nhiều dự án, nhiều chương trình để kêu gọi mọi người dân cùng chung tay chăm sóc, bảo vệ rừng.
Nhìn lại truyền thống giữ rừng bằng lệ làng của người dân Trà Lộc mới thấy rằng, câu chuyện cộng đồng bảo vệ rừng dù ở đâu, lúc nào, tuy có khác nhau về hình thức nhưng lại rất giống nhau về bản chất. Nếu những mô hình như thế được nhân rộng hơn nữa thì việc bảo vệ rừng hẳn sẽ không còn là một vấn đề bức xúc như hiện nay. Và đó không chỉ là niềm mong mỏi của những người làm báo như chúng tôi.
* Tác giả Lê Minh (Báo Quảng Trị), Giải C, Giải Báo chí quốc gia năm 2008: Đó là một niềm vinh dự không chỉ của riêng tôiLoạt bài về dịch lở mồm long móng xảy ra ở tỉnh ta năm 2007 đạt Giải C, Giải Báo chí quốc gia năm 2008 thực sự là một vinh dự, niềm vui lớn không chỉ đối với riêng bản thân tôi mà đối với tập thể các tác giả cùng tham gia thực hiện. Khi vừa xuất hiện hiện tượng một số gia súc mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở huyện Đakrông, Ban Biên tập đã kịp thời đăng tải những thông tin ban đầu về dịch bệnh, đồng thời cử phóng viên về cơ sở nắm tình hình, phản ánh kịp thời những thông tin mới nhất, chính xác về tình hình dịch LMLM trên gia súc. Ngay sau khi báo đưa thông tin đầu tiên, mặc dù là ngày nghỉ cuối tuần nhưng đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp lên huyện miền núi Đakrông kiểm tra tình hình dịch bệnh tại hai xã Ba Lòng và Triệu Nguyên, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương lên kế hoạch khoanh vùng dập dịch, giảm thiệt hại cho nông dân. Với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, sự chủ động của các cơ quan chức năng và ý thức của người dân, dịch LMLM trên gia súc ở tỉnh trong thời điểm đó đã được khống chế, không để xảy ra trên diện rộng và dập dịch thành công chỉ trong một thời gian ngắn. Tỉnh cũng đã kịp thời có chính sách bồi thường thoả đáng cho các hộ dân có gia súc mặc bệnh tự nguyện tiêu hủy, góp phần giảm bớt gánh nặng cho nông dân. Qua sự việc lần này cho thấy, vai trò của các cơ quan báo chí trong việc làm cầu nối thông tin cho lãnh đạo tỉnh, các cơ quan chức năng với người dân trong việc thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung và công tác phòng chống dịch bệnh nói riêng là rất lớn. Chúng tôi vinh dự vì được góp một phần tiếng nói của mình để bảo vệ quyền lợi cho nhân dân trong vụ việc này.
* Nhà báo Phan Hoài Hương (Báo Quảng Trị), Giải C, Giải Báo chí quốc gia năm 2008: Chúng tôi viết bằng tất cả sự cảm thông và chia sẻTrong quá trình thu thập tài liệu để thực hiện bài viết về dịch lở mồm long móng, tôi có dịp đi thực tế tại các thôn bản xa xôi của hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông. Theo chân các cán bộ địa phương về tận các thôn bản, vừa kiểm tra, vừa đôn đốc người dân có trâu bò bị bệnh đem đến các điểm tiêu hủy tập trung, tôi mới cảm nhận rõ hơn những mất mát của người nông dân. Như chúng ta đã biết, dịch lở mồm long móng xảy ra vào cuối năm 2007 tập trung ở các huyện miền núi của tỉnh, nơi phần đông cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của đợt dịch này là do trâu bò của "Dự án xóa đói giảm nghèo" tỉnh cấp cho bà con miền núi bị bệnh và lây lan sang các con khác. Dịch bệnh đã gây ra những tổn thất nặng nề về tài sản và tinh thần của người dân. Bởi lẽ, trâu bò vốn là tài sản lớn và là loại con nuôi gắn bó mật thiết về mặt tinh thần với người nông dân. Vì thế khi buộc phải đem trâu bò đi tiêu hủy, người nông dân đều có chung một nỗi buồn, một sự mất mát lớn lao về mặt vật chất và tinh thần. Bởi vậy có thể hiểu được tâm trạng của nhiều người dân khi phản ứng việc tiêu hủy một cách tiêu cực là đem trâu bò đi giấu ở trong rừng. Cảm động nhất vẫn là cảnh trẻ con dắt trâu bò đi tiêu hủy, vừa đi vừa đưa tay lau nước mắt. Quãng đường từ nhà đến nơi tiêu hủy dù xa, dù gần thì các em vẫn cứ nấn ná, cứ đi chầm chậm lại như muốn kéo dài thời gian bên cạnh con vật mà các em yêu thương, chăm bẵm. Đến được điểm tiêu hủy rồi thì các em (và cả người lớn nữa) đều ôm mặt khóc rồi quay lưng chạy thật nhanh vì không ai muốn chứng kiến cảnh tiêu hủy chúng. Theo tôi dịch bệnh lần này chính là bài học đắt giá để chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm và thắt chặt hơn nữa công tác quản lý, kiểm tra chất lượng nguồn giống gia súc, gia cầm trước khi trao đến tay người dân. Bởi, mỗi khi có dịch bệnh xảy ra thì thiệt hại lớn nhất vẫn luôn thuộc về người nông dân. Trong hơn 2 tháng cùng các đồng nghiệp theo dõi và thực hiện loạt bài về dịch lở mồm long móng tại Quảng Trị năm 2007, chúng tôi đã nhiều lần chứng kiến nỗi đau mà người nông dân phải gánh chịu vì những sai lầm không phải của họ. Và chúng tôi đã viết bằng tất cả sự cảm thông và chia sẻ... Thúy An (thực hiện)
Nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2023), hướng tới kỷ niệm 55 năm Ngày Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa 9/7 (1968 ...
Nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2023), hướng tới Đại hội Công đoàn Viên chức tỉnh khóa IV, nhiệm kỳ 2023-2028, sáng nay ...
Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 -2024), UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức buổi gặp mặt các nhà báo lão thành, đại diện lãnh đạo ...
Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925-2024), tối nay 21/6, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII, năm 2023 được tổ chức trọng ...
Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024), sáng 12/6, Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức lễ ra mắt ...
Chiều nay 20/6, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, người làm báo trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam ...
Nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2023), Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị vinh dự được các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, ...
Nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023), Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa tới thăm, làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam.
QTO - “Với sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) ở xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh đạt được nhiều...
QTO - Mặc dù là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo nên chất...
Tám mươi ba năm qua, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của nền báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí Quảng Trị đã ngày càng phát triển cả về quy mô, chất lượng và loại hình báo...
Khu phố 2 là khu phố trung tâm của phường Đông Lương (Đông Hà) với nhiều phức tạp về ANTT. Các đối tượng trộm cắp, nghiện hút và cả buôn bán chất ma túy thường lợi dụng địa bàn...
Theo số liệu của Sở LĐ-TB & XH, trong 5 tháng đầu năm 2008, toàn tỉnh đã có 80 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chủ yếu làm việc ở Hàn Quốc, Nhật Bản. Thông...
Bài 5: Để thị xã Quảng Trị sớm trở thành đơn vị điển hình văn hóa
Trong những năm gần đây, tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Quảng Trị diễn biến hết sức phức tạp và ngày càng gia tăng cả về số đối tượng tàng trữ, vận chuyển, buôn bán...
Kỳ thi tốt nghiệp THPT lần thứ nhất năm học 2007-2008 đã kết thúc, danh sách kết quả thi của từng học sinh đã được các trường niêm yết công khai. Tại hội nghị tổng kết công tác...