
{title}
{publish}
{head}
| |||
|
Khiếm thính tự nó có thể gây ra các vấn đề về trí tuệ, học tập. Tiếp nữa, khiếm thính và cộng thêm các vấn đề khác về thể chất, giác quan, và/hoặc các vấn đề về trí tuệ có thể cùng có chung một nguyên nhân. Đối với lý do sau cùng, đứa trẻ bị điếc thần kinh giác quan cần được gửi đi khám thần kinh. Các tổn thương thần kinh có thể có những biểu hiện bên ngoài như: mập bất thường, các kỹ năng vận động tinh tế bị ảnh hưởng, như ảnh hưởng khả năng nói, ra dấu hiệu, khả năng đọc ra dấu ngón tay. Các dấu hiệu này có thể đi kèm hoặc tự gia tăng những thiếu hụt tâm lý khác ảnh hưởng đến việc học tập.
![]() |
Các tàn tật về tâm - thần kinh
Những khó khăn về tâm - thần kinh thường liên quan đến nghe kém bao gồm: không có khả năng học, chứng mất hay khó phối hợp động tác, chứng loạn vận ngôn (phát âm không rõ, dù ý nghĩa và nội dung ngôn ngữ vẫn bình thường), hoặc dáng người không vững do vấn đề về trương lực cơ hay đồng vận. Đối với dáng đi không vững, cần kiểm tra tổn thương tiền đình. Sự kém phối hợp các cơ ở trẻ nhỏ có thể gây ra sự vụng về, sự té ngã, khó khăn ngồi và các vấn đề về kiểm soát đầu. Đây là những dấu hiệu điển hình của rối loạn chức năng tiền đình. Các dấu hiệu của thiếu hụt thần kinh do tổn thương não bao gồm các dấu hiệu điển hình liên quan tới các chuyển động nhỏ trong sử dụng “cầm”, “nắm”; có rối loạn chức năng cơ toàn thân, ví dụ: sự liệt co cứng, hoặc liệt nhão, cũng như các sự co cứng cơ hoặc co cứng giống múa giật hoặc run có thể xuất hiện ở các cơ “nói”.
Các ảnh hưởng trong cư xử
Trẻ điếc thần kinh giác quan có thể có tính hiếu động thái quá, khó tập trung, căng thẳng, sợ hãi... Những triệu chứng này có thể là “hội chứng hiếu động thái quá”, hoặc “rối loạn sự tập trung”. Các triệu chứng khác mà người ta hay thấy xuất hiện với tần suất cao là sự vụng về, phân biệt trái, phải khó khăn, chứng mất khả năng viết và các khó khăn trong sự phối hợp toàn thân.
Có rất nhiều cố gắng nhằm xác định các nguyên nhân của tính hiếu động thái quá ở trẻ nghe bình thường. Vài nguyên nhân được cho là do di truyền, một trong bố hoặc mẹ hoặc cả hai nghiện rượu, cha mẹ bị rối loạn tâm lý, sử dụng thuốc trong thời gian mang thai, các chấn thương khi sinh, thức ăn. Tuy nhiên bản chất cơ bản đặc biệt của tính hiếu động ở trẻ nghe bình thường và ở trẻ khiếm thính thường không được biết. Đối với trẻ khiếm thính, khi thính giác bị mất làm tăng sự thúc đẩy phải nhìn. Điều này có nghĩa là trẻ khiếm thính có thể học để khám phá môi trường xung quanh mình bằng cách nhìn hiệu quả hơn.
Kiểm tra tâm lý
Nhiều kỹ thuật kiểm tra không dùng văn bản hay lời nói được thiết kế để sử dụng cho trẻ khiếm thính. Nhà tâm lý học nhìn chung có khả năng đánh giá chức năng trí tuệ và sự phát triển hiểu biết, cũng như những khó khăn về tâm - thần kinh và khó khăn về ứng xử liên quan đến điếc thần kinh giác quan của những trẻ này. Cần có một đánh giá tâm lý hoàn chỉnh đối với trẻ khiếm thính bao gồm: đo lường về trí tuệ, đánh giá về tính cách, xác định tổn thương não, đo kết quả giáo dục và một đánh giá về kỹ năng giao tiếp.
Kiểm tra tâm lý có thể cung cấp không chỉ dữ liệu về trí tuệ mà còn đo đạc chức năng học thuật và xác định các vùng có vấn đề đặc biệt. Các kết quả của việc kiểm tra tâm lý có thể cung cấp các thông tin quan trọng để mang lại nhiều hiệu quả cho trẻ trong điều trị.
Trí tuệ
Trí thông minh của trẻ khiếm thính không bị kèm theo các tổn thương về thần kinh khác nhau từ kém đến có những năng khiếu tự nhiên như những trẻ nghe bình thường. Điều quan trọng là phải đánh giá đúng trí thông minh của một đứa trẻ khiếm thính và tiềm năng phát triển các kỹ năng giao tiếp và đặt ra các mục tiêu giáo dục. Các khả năng tâm lý ngôn ngữ của trẻ nghe bình thường nhưng chậm phát triển tâm thần bị ảnh hưởng bất lợi. Rohr và Burr đã so sánh khả năng tâm lý ngôn ngữ của 131 trẻ chậm phát triển tâm thần (IQs từ 30 đến 60) trên nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau bao gồm hội chứng Down, tổn thương não sinh học (sinh thiếu cân và các điều kiện bẩm sinh như: não nhỏ), chậm phát triển do nguyên nhân môi trường (chấn thương sản khoa, chấn thương đầu sau sinh), và các trường hợp không rõ nguyên nhân. Trẻ em bị Down có khả năng nghe nói kém hơn nhiều so với trẻ của các nhóm nguyên nhân chậm phát triển tâm thần khác.
Điều trị
Có nhiều vấn đề và sự cần thiết đối với trẻ điếc thần kinh giác quan kèm kém các khả năng về tâm thần kinh và kém trong ứng xử. Vì vậy, cần sắp xếp một chương trình bao gồm thuốc chống tăng động, chỉ dẫn giáo dục cho từng đối tượng, áp dụng trị liệu giao việc và trị liệu tâm lý. Trong trường hợp hiếu động thái quá, việc sử dụng các chất kích thích đơn độc không có hiệu quả. Điều trị hiếu động thái quá với chế độ dinh dưỡng khác nhau ngày càng trở nên phổ biến.
Rõ ràng, các vấn đề một số cơ không hoạt động phối hợp do kém chức năng tiền đình hoặc tổn thương não sẽ làm trở ngại các hoạt động học tập dù sử dụng bất kỳ chương trình giáo dục nào. Vai trò của nhà điều trị y khoa và giáo dục là đánh giá và điều trị những khiếm khuyết này qua việc thay đổi kém chức năng thần kinh bằng việc gia tăng các hoạt động trung ương của hệ thống giác quan và vận động và phát triển chức năng của các hệ thống xúc giác, tiếp nhận, tiền đình và hệ thống nhìn.
Trẻ và gia đình cần được tư vấn hoặc phục hồi tâm lý. Việc ưu tiên là đưa kiểm tra tâm lý trở thành thường quy. Không may, việc điều trị thường có nhiều bất lợi và chậm trễ vì: cha mẹ không tin con mình bị chậm phát triển tâm thần, không tin tưởng chương trình điều trị và giáo dục sẽ đem lại tiến bộ cho trẻ.
BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
(Theo Strategies for Habilitation)
Từ Trường THPT Lê Thế Hiếu, huyện Cam Lộ, em VÕ CHÍ THÀNH và NGUYỄN HÒA THUẬN vừa mang đến liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo” khu vực miền Trung năm 2024 một chương ...
Không bảng đen, phấn trắng, không bài học văn hóa đầy ắp kiến thức cuộc sống, lớp học của những giáo viên này rất khác biệt bởi học trò của họ là trẻ tự kỷ, ...
Ngoài giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị, nhiều năm nay, cô Phan Thị Hạnh (sinh năm 1970) còn miệt mài đến các lớp học không bảng đen, phấn trắng để ...
Tạo ra một đôi găng tay điện tử kết nối với chiếc điện thoại thông minh, em Trần Ngọc Long, lớp 11 Lý, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đã chuyển đổi thành công ...
Làm ra chiếc chổi với người mắt sáng đã là chuyện không dễ, với người khiếm thị lại khó khăn muôn phần. Thế nhưng bằng nghị lực vươn lên, khát khao muốn khẳng ...
Những ngày cuối tháng 8, trong không khí khẩn trương chuẩn bị cho năm học mới của toàn ngành giáo dục và đào tạo, các thầy giáo, cô giáo của Trường Trẻ em ...
Bằng ý chí, nghị lực phi thường, thời gian qua, nhiều người khiếm thị ở huyện Gio Linh đã viết nên câu chuyện cổ tích có thật cho chính cuộc đời mình. Điểm ...
QTO - Tuy mỗi người trong số họ có hoàn cảnh gia đình, công việc khác nhau, song họ lại có chung bầu nhiệt huyết đam mê với công tác đảm bảo an ninh, trật...
QTO - Với sự quan tâm, vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao trong thực hiện của các tầng lớp nhân dân, huyện Hải Lăng đã trở...
Rễ cỏ xước lợi tiểu, tiêu viêm
(SK&ĐS) - Trẻ mới ra đời rất cần nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Nhưng nhiều bà mẹ lại không đủ sữa cho con bú. Nguyên nhân thiếu sữa ở sản phụ là do khí huyết hư nhược, tỳ vị...
(SK&ĐS) - Yêu là việc phải học - học để có mối quan hệ hoà hợp trong cư xử hàng ngày và cả trong đời sống riêng tư của hai người (để hiểu nhau hơn về tâm lý, xúc cảm và thể...
TT - Trong hai ngày 16 và 17-6, hội nghị quốc tế về “các nghề luật” sẽ được Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐHQG TP.HCM) và Trường ĐH Luật TP.HCM đồng đăng cai tổ chức tại TP.HCM.
TT - Thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế sẽ có hiệu lực vào ngày 12-6 tới quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường phổ thông, trong đó có quy định...
TT - Ngày 20-5, tại hội thảo đánh giá hai năm triển khai dạy thí điểm tiếng Nhật lớp 10 tại TP.HCM (do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức), ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT...