Cập nhật:  GMT+7

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nào

(QT) - Mặc dù nông nghiệp đang là ngành sản xuất chính của tỉnh Quảng Trị, đảm bảo an ninh lương thực và hướng đến sản xuất hàng hóa nhưng thu nhập và đời sống của nông dân còn thấp. Do đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết hiện nay ở Quảng Trị. Tuy nhiên, tái cơ cấu theo hướng nào, lộ trình và giải pháp ra sao chính là câu hỏi đang đặt ra hiện nay.

Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu cho nông dân - Ảnh: H.N.K

Đồng chí Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Mục tiêu chính của đề án tái cơ cấu nông nghiệp là chuyển hướng tăng trưởng nông nghiệp từ chiều rộng (tăng vụ, tăng diện tích) sang hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Qua đó, xây dựng nền sản xuất nông nghiệp toàn diện, hiện đại và bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao hơn. Chúng tôi xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và phù hợp với định hướng phát triển ngành chung của cả nước”.

Tái cơ cấu nông nghiệp là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế trên cơ sở xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên quan. Từ đó mới thực hiện có hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu là phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hay nói cách khác là thực hiện tối ưu hóa nền sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đưa nông nghiệp Quảng Trị phát triển toàn diện và bền vững.

Để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo các mục tiêu đề ra, Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho các phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể, phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thời kỳ 2015-2020 đạt bình quân 4,0%/năm. Đối với trồng trọt phải ứng dụng quy trình cơ giới hoá đồng bộ từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến; quy trình thâm canh lúa cải tiến, ứng dụng công nghệ cao vào phát triển các vùng sản xuất tập trung, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến; phát triển vùng sản xuất rau tập trung, chuyên canh; sản xuất chế biến an toàn theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); triển khai các mô hình tưới tiết kiệm, tưới cây trồng cạn. Duy trì diện tích gieo trồng lúa 2 vụ ổn định trong tỉnh 47- 48 nghìn ha/năm, sản lượng lương thực ổn định trong khoảng 23-25 vạn tấn/năm. Tăng diện tích vùng lúa chất lượng cao lên khoảng 18.000-20.000 ha vào năm 2020; ổn định và thâm canh diện tích trồng sắn hiện có. Chuyển một phần diện tích lúa không hiệu quả sang sản xuất các loại cây trồng con nuôi khác có hiệu quả hơn nhưng không làm mất đi kết cấu hiện trạng của vùng lúa. Tiếp tục phát triển mạnh các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, hồ tiêu. Tiếp tục xây dựng và mở rộng các vùng chuyên canh cây cao su, hồ tiêu theo quy hoạch, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cây cao su đạt 26.500 ha, hồ tiêu đạt 3.000 ha, cà phê 5.500 ha. Thực hiện phục hồi và trồng mới cây hồ tiêu, ổn định diện tích và tái canh cây cà phê. Đầu tư thâm canh, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, phục tráng giống, sử dụng giống mới nhằm nâng cao năng suất cây công nghiệp dài ngày. Chú trọng đến khâu thu hoạch và chế biến sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích. Đối với chăn nuôi, nghiên cứu phát triển và ứng dụng quy trình chăn nuôi lợn, gà theo tiêu chuẩn VietGAP. Phát triển chăn nuôi bò thịt theo quy mô trang trại tập trung, hiện đại từ khâu giống, sản xuất, chế biến thức ăn, chăm sóc, giết mổ và liên kết với các doanh nghiệp thu mua chế biến. Ứng dụng công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi, kiểm soát và chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường,...Đối với lâm nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển lâm nghiệp. Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá trong trồng rừng, đặc biệt là khai thác rừng trồng. Tập trung hướng dẫn, khuyến khích mở rộng diện tích rừng sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững FSC đạt 42.000 ha vào năm 2020...Đối với thuỷ sản, mở rộng diện tích ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ nuôi thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP; nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi thâm canh một số loại thuỷ sản phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh. Đầu tư, nâng cấp đội tàu thuyền để nâng cao năng lực khai thác hải sản. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩm hàng hoá cụ thể như xuất khẩu cao su, hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ, hàng thủy sản. Tăng cường phối hợp, liên kết phát triển thị trường tiêu dùng nội địa tập trung vào thị trường các thành phố lớn và các tỉnh lân cận đối với các sản phẩm từ nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản; khuyến khích nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi, áp dụng triệt để các tiêu chuẩn VietGAP, ISO, HACCP…Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là đối với một số sản phẩm có giá trị hàng hóa cao là lợi thế của tỉnh; đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; tăng cường sự liên kết, tham gia của các tổ chức, hiệp hội. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành theo hướng cổ phần hóa; sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh, rà soát hiện trạng sử dụng quỹ đất rừng, thu hồi diện tích sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, vượt khả năng quản lý của các lâm trường giao lại cho chính quyền địa phương để cho các tổ chức, cá nhân thuê sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, chú trọng phát triển các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động sản xuất gắn với cung ứng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp theo chuỗi giá trị sản phẩm từ cung cấp dịch vụ đầu vào đến chế biến và phát triển thị trường, hỗ trợ tín dụng nội bộ cho các thành viên. Đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế trang trại, gia trại theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nhu cầu của thị trường lớn. Tạo sự liên kết giữa các trang trại với trang trại, giữa trang trại với HTX hoặc doanh nghiệp từ cung ứng vật tư đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đổi mới và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (từ giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm tra chất lượng nông sản, thị trường tiêu thụ…). Thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và bảo vệ thực vật đến cấp xã, thôn nhằm phục vụ tốt nhất về hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cho người nông dân trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và nâng cao chất lượng, giá trị hàng hoá. Một giải pháp cấp thiết hiện nay chính là tổ chức quản lý và triển khai có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tăng cường vận động người dân dồn điền, đổi thửa và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Tiếp tục vận động, thu hút đầu tư từ ngân sách, từ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài như vốn ODA cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng các công trình thuỷ lợi đa mục tiêu phục vụ tưới, tiêu, nuôi thuỷ sản, cung cấp nước cho dân sinh hoạt và sản xuất công nghiệp; công trình thuỷ lợi đầu mối, thuỷ lợi gắn với giao thông nội đồng tạo điều kiện đưa cơ giới hoá vào sản xuất; công trình nâng cấp đê sông; dự án tưới nước tiết kiệm, tưới cây vùng đồi, ưu tiên vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa. Rõ ràng, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là phải theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị và lợi nhuận. Trong đó, nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Do đó, cần tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội vào trong quá trình tái cơ cấu ngành. Xây dựng mối liên kết giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông), trong đó nhà nước phải tạo môi trường pháp lý và cơ chế thuận lợi để khuyến khích sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà khoa học, nhà doanh nghiệp với nhà nông, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên kết. Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. HỒ NGUYÊN KHA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ nghèo

Hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ nghèo
2015-12-31 08:28:41

(QT) - Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung, huyện Triệu Phong nói riêng, đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ thông qua đào tạo nghề, cung...

“Đầu tàu” ở thôn Ruộng

“Đầu tàu” ở thôn Ruộng
2015-12-31 08:25:25

(QT) - Năm 1975 sau khi xuất ngũ, ông Hồ Văn Rừm chuyển về công tác tại Hướng Tân (Hướng Hóa, Quảng Trị) với cương vị Chủ tịch UBND xã. Cuộc sống của người dân nơi đây khó...

Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ

Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ
2015-12-30 08:26:05

(QT) - Hiện nay, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và trước yêu cầu của hội nhập của nền kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm....

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết