Cập nhật: Thứ 5, 10/05/2012 | 11:36 GMT+7

Sơ kết 2 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(QT) - Hôm qua 9/5/2012, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Nguyễn Đức Chính, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh, đại diện các trung tâm dạy nghề tổng hợp các huyện, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh, các trường trung cấp nghề... Báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án Đào tạo nghề lao động nông thôn tỉnh (gọi tắt là BCĐ ĐT nghề) cho biết, hai năm qua, trên tinh thần Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai thực hiện nhiều hoạt động thực hiện đề án như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, thí điểm xây dựng các mô hình dạy nghề, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ công chức xã… Về hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn, trong hai năm 2010 – 2011, các cơ sở dạy nghề theo đề án đã tổ chức tuyển sinh và dạy nghề cho 12.180 người. Các nghề được đào tạo chủ yếu như trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su/hồ tiêu/cà phê; trồng rau an toàn; kỹ thuật trồng lúa/sắn/ ngô/lạc…; trồng và chăm sóc cây ném; kỹ thuật nuôi cá nước ngọt; kỹ thuật nuôi và phòng trừ bệnh cho trâu/bò/lợn/dê/gà. Về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy nghề, trong hai năm qua đã có gần 61 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư của Trung ương (53,780 tỷ đồng), tỉnh (2,222 tỷ đồng) và các nguồn đầu tư khác cho hoạt động dạy nghề. Trong đó, Sở LĐ, TB & XH đã phối hợp với các trường đại học, cao đẳng sư phạm chuyên ngành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực dạy nghề cho 168 lượt cán bộ quản lý, giáo viên, người dạy nghề, trong đó đào tạo nghiệp vụ về sư phạm nghề cho 43 học viên, kỹ năng dạy học cho người dạy nghề cho 68 học viên... Trên cơ sở phân tích những mặt được, chưa được trong công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, báo cáo tại hội nghị của BCĐ ĐT nghề tỉnh cũng đã đề ra kế hoạch nhiệm vụ năm 2012 với những mục tiêu cụ thể: Tiếp tục triển khai nhiệm vụ đào tạo nghề cho 7.200 lao động nông thôn, trong đó trung cấp nghề 800 người, sơ cấp nghề 6.400 người. Đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 28%, tăng 1,7% so với năm 2011. Sau khi nghe nhiều ý kiến thảo luận và đóng góp vào báo cáo của BCĐ ĐT nghề tỉnh của các đại biểu tham dự hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có ý kiến kết luận hội nghị. Đồng chí cho rằng, việc huy động nguồn lực cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hai năm qua là rất lớn, số lượng người lao động được đào tạo nghề đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao đáng kể tỷ lệ người lao động qua đào tạo trên địa bàn. Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, nguyên nhân thì có nhiều nhưng tựu trung lại là sự thiếu quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở, chưa huy động được toàn bộ hệ thống chính trị- xã hội vào nhiệm vụ đào tạo nghề, các địa phương chỉ chú trọng công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chưa thật sự quan tâm công tác tổ chức, nâng cao chất lượng đào tạo. Mặt khác quá trình hình thành các trung tâm dạy nghề ở các địa phương vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, như nhiều địa phương chưa có cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề, thiếu giáo viên dạy nghề có chất lượng, trang thiết bị thiếu đồng bộ lại phân tán nên gây lãng phí, bất cập. Các cơ sở dạy nghề vẫn hoạt động theo hướng manh mún, thiếu sự hỗ trợ, phối hợp với nhau, chưa huy động, tận dụng được nguồn lực, chưa thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề… Để tiếp tục thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thời gian tới cần phải kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém đã được thẳng thắn nêu ra tại hội nghị lần này. Việc dạy nghề cho lao động nông thôn cần phải đổi mới theo hướng dạy nghề nông nghiệp phải do ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đảm nhiệm, dạy nghề phi nông nghiệp do ngành LĐ, TB&XH chủ trì thực hiện trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đào tạo nghề, chỉ dạy nghề khi có dự báo được việc làm, dạy nghề phải gắn với sản xuất, gắn với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động. Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn phải có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình đào tạo nghề, đồng thời nghiên cứu cơ cấu lại ngành nghề đào tạo, kể cả trang thiết bị… P.V



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

9 tỷ đồng hỗ trợ di dân tái định cư

9 tỷ đồng hỗ trợ di dân tái định cư
23:37 09/05/2012

(QT) - Bằng nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương, năm 2012, UBND tỉnh Quảng Trị bố trí 9 tỷ đồng đầu tư cho chương trình di dân và định canh định cư tại 4 vùng là vùng Ra...

Đại hội chi hội nghề cá xã Triệu Lăng

Đại hội chi hội nghề cá xã Triệu Lăng
23:36 09/05/2012

(QT) - Ngày 9/5/2012, chi hội nghề cá xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2012 - 2015. Triệu Lăng là một xã vùng biển bãi ngang...

Trao giấy chứng nhận “Tấm lòng vàng”

Trao giấy chứng nhận “Tấm lòng vàng”
23:35 09/05/2012

(QT) - Ngày 9/5/2012, tại trụ sở Ban Thi đua khen thưởng tỉnh, Hội chiến sĩ Thành Cổ Quảng Trị năm 1972 tỉnh tổ chức lễ trao giấy chứng nhận “Tấm lòng vàng” cho 12 đơn vị, cá...

Thời tiết

28°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long