Cập nhật: Thứ 5, 12/01/2012 | 05:44 GMT+7

Sơ kết 2 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(QT) - Ngày 11/1/2012, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2012 theo tinh thần Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị. Tham dự có thành viên Ban chỉ đạo Trung ương, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, 63 điểm cầu trong toàn quốc. Tại Quảng Trị tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Đức Chính, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo UBND một số huyện, thị trong tỉnh, các trung tâm đào tạo nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh và các địa phương. Báo cáo sơ kết đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Bộ LĐ-TB & XH trình bày tại hội nghị cho biết: 2 năm qua (2010 – 2011), thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong toàn quốc đã nghiêm túc triển khai và xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của đề án, trong đó chú trọng công tác chỉ đạo điều hành và hướng dẫn thực hiện, tăng cường công tác điều tra, khảo sát, tuyên truyền, tư vấn học nghề và thí điểm xây dựng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và huy động các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn… Kết quả đã huy động được 1473 cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn bao gồm các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác như trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, doanh nghiệp, HTX, các hiệp hội nghề… Cả nước đã có gần 800.000 lao động được đào tạo nghề, trong đó 46% nghề nông nghiệp, 54% nghề phi nông nghiệp. Nhiều đối tượng chính sách, người dân tộc ít người, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác để sử dụng cho các mục đích quốc gia đã được đào tạo nghề. Trên 70% lao động qua đào tạo có việc làm mới, nhiều lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề đã biết áp dụng kiến thức, kỹ năng mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Báo cáo cũng đã nêu lên những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện đề án, đó là một số cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể chưa thật sự vào cuộc, chưa coi công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm trước mắt và lâu dài của địa phương, cơ sở. Nhiều địa phương chưa điều tra khảo sát để nắm được nhu cầu nhân lực cần đào tạo; trong tổ chức thực hiện thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan. Chưa huy động được sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và doanh nghiệp vào quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà đề án đã đề ra. Về nhiệm vụ năm 2012, trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện đề án trong toàn quốc hai năm 2010 - 2011, báo cáo của Bộ LĐ-TB& XH tại hội nghị lần này đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ trong năm nay cụ thể: Phấn đấu hỗ trợ dạy nghề cho 600.000 lao động nông thôn, đảm bảo ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo. Tiếp tục tăng cường năng lực cho các cơ sở tham gia dạy nghề, tiếp tục nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn đã được triển khai có hiệu quả. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng đã được đề ra, trong đó tiếp tục rà soát, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số chính sách, cơ chế phù hợp; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, đổi mới nội dung, chương trình truyền thông cũng như phương pháp, nội dung đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Tại Quảng Trị, trong hai năm triển khai thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã lồng ghép hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn với cuộc điều tra cung - cầu lao động tại các địa phương. Đã hoàn thành đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Dạy nghề, tỉnh đã xây dựng 2 mô hình thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó có 1 mô hình phi nông nghiệp dạy nghề may cho 35 lao động nông thôn tại huyện Hải Lăng, dạy nghề nông nghiệp 41 lớp với 1430 lao động về kỹ thuật trồng sắn, trồng chuối, chăn nuôi bò thịt và chăm sóc cây ném, gần 90% lao động sau khi đào tạo đã có việc làm ổn định. Trong hai năm các cơ sở dạy nghề cũng đã tổ chức tuyển sinh và dạy nghề cho 12.180 lao động. Bằng nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề cũng đã được đầu tư bổ sung, đổi mới với gần 61 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương gần 53,8 tỷ đồng. Sau khi nghe ý kiến tham luận của các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã nhiệt liệt biểu dương và ghi nhận những đóng góp của các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của người dân trong quá trình thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong hai năm qua. Bằng việc huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của cả cộng đồng xã hội với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, các địa phương trong cả nước đã đạt được những kết quả rất quan trọng, đây chính là tiền đề cho quá trình tiếp tục thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020. Trong điều kiện kinh tế đất nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua Chính phủ vẫn ưu tiên dành nhiều nguồn lực tập trung để đầu tư cho việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới. Để tiếp tục thực hiện đề án, bên cạnh việc tăng cường phân cấp, giao quyền chủ động cho cơ sở, khơi dậy sự năng động sáng tạo và đề cao tính chủ động của các địa phương, của doanh nghiệp và của người dân, Chính phủ sẽ tiếp tục ban hành, điều chỉnh một số cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ mà đề án đã đề ra. HOÀNG ĐỨC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chú trọng đào tạo nghề cho người lao động
22:25 19/06/2023

Xác định đào tạo nghề cho người lao động (NLĐ) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương, thời gian qua, thị ...

Trao 60 suất quà “Xuân yêu thương”

Trao 60 suất quà “Xuân yêu thương”
22:40 11/01/2012

(QT) - Chiều 11/1/2012, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị phối hợp với Hội đồng Đội huyện Triệu Phong, đoàn cơ sở chi nhánh Viettel Quảng Trị - Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel...

Thời tiết

29°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
POWERED BY
Việt Long