
{title}
{publish}
{head}
(NNVN) - Cứ tầm 15- 25/12 âm lịch là hàng trăm “thợ săn” mai Tết ở vùng biên Lao Bảo, Khe Sanh (Hướng Hoá, Quảng Trị) bắt đầu bước vào mùa. “Đội quân” này không chỉ là người Kinh mà còn có cả đồng bào Vân Kiều, Pa Cô.
Từ sáng sớm tinh mơ, những căn nhà sàn ở bản Ktup, Katang (thị trấn Lao Bảo), khóm 2, khóm 5 (thị trấn Khe Sanh) đã rục rịch tiếng người. Lớp trai bản bắt đầu bữa ăn sáng vội vàng, tay cầm mác, rựa, cuốc, xẻng chuẩn bị vượt dòng Sêpôn vào rừng “săn” mai tết. Cùng đi trong nhóm thợ săn năm nay vẫn không thể thiếu anh Hồ Văn Ớt (bản KaTup). Ớt là tay thợ săn mai “có tiếng” ở vùng biên này.
Cứ giáp tết, nhờ mối “quan hệ” của mình, cư dân sống sát biên giới các huyện Sêpôn, Mường Noòng (Savannakhet, Lào) sẽ báo cho Ớt biết địa điểm nào có nhiều mai rừng đẹp. Và chính những cư dân này sẽ trở thành người dẫn đường cho nhóm thợ săn của Ớt với thù lao 30-50 nghìn Kíp (khoảng 60-100 nghìn đồng tiền Việt)/người.
Đội quân săn mai của Ớt có 5 người, họ chủ yếu là người Pa Cô cùng bản. Cơm nước xong, Ớt vội cùng đoàn lao xuống sòng Sêpôn khi bầu trời vùng biên ải còn ngậm sương. Ớt cho hay: “Mùa này mà vượt sông thì không có gì đáng ngại. Làm cái nghề ni phải có sức, sức phải bền mới “ăn rừng ngủ rú” với…mai được. Mỗi chuyến đi của bọn này khoảng 3-4 ngày mới trở về. Nếu vào vùng mai mọc dày thì trúng đậm mỗi người cũng kiếm được vài “xị” (vài trăm)”.
Đường đi của nhóm thợ săn mai lắm gian nan. Từ thị trấn Lao Bảo sau khi vượt sông Sêpôn, họ đi hơn 50km men theo tuyến đường mòn của xe reo (xe khai thác gỗ lậu) để đến các bản Na coòng, La Lung (Mường Noòng) trú chân tại đây. Từ đây phải đi thêm một ngày đường rừng nữa mới chặt được mai. Sang Lào, họ ăn ở cùng dân bản, cứ mỗi nhóm thợ săn chia nhau ra về xin ở với từng hộ gia đình với giá 20-30 nghìn Kíp/ngày. Anh Mang Phoòng, một người dẫn đường ở Na Coòng cho biết: “Cứ đến dịp tết Nguyên Đán, người Việt qua đây thuê tui dẫn đường rất đông. Họ chỉ chặt mai nhánh về chưng trong mấy ngày tết thôi”.
Mấy năm trước nhiều nhóm thợ săn đi mấy ngày trường mà trở về tay không vì không tìm được nơi “cư trú” của mai. Hầu hết những cánh rừng ở Việt Nam giáp mạn Lào đã bị “vặt” sạch. Muốn có mai đẹp về bán được giá phải qua rừng Lào mới có. Chặt mai đã khó, luồn rừng mang những cành mai trở ra mà không làm rụng bông, lá còn gian nan hơn nhiều. Với nhóm thợ săn của Ớt, kinh nghiệm nhiều năm đã giúp họ mang về thị trấn những cành mai giá bạc trăm có khi bạc triệu…
Nghề “săn” mai tết cũng lắm gian nguy, có khi phải đổi bằng sinh mạng! Năm ngoái cũng vào dịp cận tết như hiện nay, chồng chị A Rí- anh Pả Xong (bản Cu Dong, xã Húc) theo đám trai bản vào rừng chặt mai. Cứ ngỡ làm vài chuyến kiếm tiền về sửa căn nhà, ăn tết cho ấm cúng. Chưa kiếm được cành mai nào ưng ý thì Pả Xoong bị rắn độc cắn. Mặc dù được đám trai bản cắt rừng, nhanh chân mang về tận bản rồi dùng xe máy chở ra bệnh viện huyện nhưng do thời gian kéo dài quá lâu, độc rắn phát tán nên anh qua đời ngay hôm đó… Duy Phiên
Hơn 40 năm qua, ông Hồ Xuân Hùng (70 tuổi) ở bản Pa Nho (nay là Khóm 6), thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, vẫn cẩn thận lưu giữ tấm lưới săn thú rừng như giữ ...
Lâu nay, người dân ở huyện Hướng Hóa quen với hình ảnh người đàn ông dân tộc Vân Kiều lặng lẽ xuống nhiều bản, làng để sưu tầm hàng trăm hiện vật gắn bó mật ...
Vùng biên giới phía Tây Quảng Trị được coi là vùng khó. Nhưng kỳ lạ thay đây lại là vùng mà giới săn cổ vật xem như “điểm vàng”. Từ hơn 20 năm qua, hàng trăm ...
Không cần phải đi đâu xa, đến mảnh đất Khe Sanh, nhóm du khách được chiêm ngưỡng “biển mây” trôi bồng bềnh tuyệt đẹp cùng cánh đồng điện gió rộng lớn. Trong ...
Giữa cái rét run đầu tháng chạp, dân buôn cây cảnh vẫn đi lùng sục khắp vùng tìm mai vàng. Cái giống cây cho hoa tết ấy chưa bao giờ mất giá, nhưng phải thực ...
Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào những cánh ...
Suối Tà Puồng vào mùa khô bắt đầu cạn nước, trơ ra những bãi đá qua tháng năm bị dòng nước bào mòn, điểm xuyết ít rêu xanh đẹp tựa tranh vẽ. Cũng có nhiều đoạn ...
Như một truyền thống, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, cùng với các cấp, ngành, địa phương, lực lượng Bộ đội biên phòng (BĐBP) trong toàn tỉnh lại kêu gọi, vận động, ...
QTO - Để tìm câu trả lời cho cà phê sạch, Bích Chi quyết định tự trồng cà phê. Và như một cơ duyên, cô gái Hà Nội đang là tiếp viên hàng không của Vietnam...
QTO - Quảng Trị có rất nhiều thác nước đẹp kết hợp với rừng, hồ, suối rộng, nước trong veo để phát triển du lịch, trong đó nổi bật nhất phải kể đến thác...
(QT) - Cứ mỗi độ chớm xuân, lộc vừng lại trổ mầm lộc hồng, mang vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Trong quan niệm của dân chơi cây cảnh, những mầm non ấy mang đến tài lộc đầu xuân...
(QT) - Năm 2008, Đội Quy tập 584 vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng LLVT nhân dân trong thời kỳ đổi mới. Phần thưởng đó đã ghi nhận những đóng...
(QT) - “Chỉ cách đây chục năm, ngư dân vùng biển bãi ngang, mỗi lần đánh bắt được cá cháo (còn có tên gọi khác là cá khoai) phải đào hố chôn vì không ăn hết mà bán cũng chẳng...
(NNVN) - Tháng Chạp, làng biển Xuân Lộc ở xã Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị buồn hắt hiu. Những cội mai già sần sùi, hoa vàng rực cũng không tạo ra được cái không khí...
(QĐND) - Đầu năm 2010, trở lại Cửa Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị), tôi thật sự choáng ngợp trước sự thay đổi nhanh chóng của vùng cửa biển huyền thoại này. Nơi đây đã từng...
(QT) - Bị tai nạn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một cậu bé 6 tuổi bị mất ...gương mặt của mình rồi sang cả Mỹ để tìm lại nó. Gần 20 năm sau buổi sáng định mệnh và hành...