Cập nhật: Thứ 4, 25/03/2009 | 09:58 GMT+7

Ra mắt cuốn "Khúc tráng ca Thành cổ"

(CAND) - Ra đời đúng vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng Quảng Trị và ngày đất nước thống nhất, "Khúc tráng ca Thành cổ" như một món quà gửi tặng các hương hồn liệt sĩ đã hy sinh và tri ân những người còn sống. Cuốn sách dày hơn 500 trang, gồm các bài viết, nhật ký, hồi ký, thơ, nhạc, tranh, ảnh của các chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu trong 81 ngày đêm lịch sử, hào hùng, bi tráng và bất tử năm 1972, đã phản ánh phần nào một thời những người lính đã sống và chiến đấu. Phát biểu tại cuộc họp báo ra mắt cuốn sách "Khúc tráng ca Thành cổ" vào chiều 24/3, do Vụ Văn hoá-Văn nghệ, Vụ Báo chí -Xuất bản (Ban Tuyên giáo TW) và Quĩ mãi mãi tuổi 20 tổ chức, Thiếu tướng, nhà văn Hữu Ước - TBT Báo CAND, Chủ tịch Quĩ Mãi mãi tuổi 20, khẳng định: So với sự hy sinh cao cả của những người lính trong 81 ngày đêm bảo vệ mảnh đất kiên trung Quảng Trị, cuốn sách chỉ là một phần nhỏ bé góp phần vinh danh họ. Nhưng, giá trị lớn lao của cuốn sách lại chính là tác dụng giáo dục tốt nhất đối với thế hệ trẻ.

“Đây cũng là dịp để người đọc hiểu thêm về những con người bình thường mà quả cảm, sẵn sàng xả thân vì lý tưởng cách mạng. Cuốn sách cũng là dịp để mọi người suy ngẫm và quan tâm nhiều hơn đến số phận những người lính sau bao năm trở về từ chiến tranh còn nhiều khó khăn”, Thiếu tướng, nhà văn Hữu Ước nhấn mạnh.

Không phải là các cây bút chuyên nghiệp, nhưng điều làm nên sự lắng đọng cho "Khúc tráng ca Thành cổ" chính là những câu chuyện rất thật của những con người có thật trở về từ cuộc chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972: Trung tướng Sùng Lãm, Trung tướng Lê Tự Đồng, Đại tá Nguyễn Việt - Nguyên Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn 325, Đại tá Nguyễn Hải Như, Trần Lê An, Nguyễn Văn Bằng, Lê Thị Mỹ Lệ, Trần Thị Thỉ vv..

Trong đó, có cả những trang thư, nhật ký của những liệt sĩ đã hy sinh trong chuỗi ngày đỏ lửa bên dòng Thạch Hãn: Nguyễn Văn Thạc, Bùi Hải Tường, Nguyễn Hải Sơn vv...

Thiếu tướng, nhà văn Hữu Ước giới thiệu cuốn tư liệu quý tại buổi họp báo.
Mỗi bài viết là một hồi ức cá nhân về từng trận chiến đấu, cuộc sống sinh hoạt và tâm tư, tình cảm của người lính trong thời khắc ác liệt, đã góp phần làm sống lại không khí hào hùng của một thế hệ, trong một giai đoạn lịch sử. Cuốn sách đã nói hộ cuộc sống và lý tưởng của cả một thế hệ chiến sĩ, mang lại cho người đọc cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc chiến đã qua, để thêm một lần tôn vinh chiến công của những người lính, để thêm tự hào về quá khứ của dân tộc.

Nhà văn Đỗ Kim Cuông - Vụ trưởng Vụ Văn hoá Văn nghệ phát biểu: Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 mãi là bài ca anh hùng bất tử của dân tộc suốt thế kỷ 20. Đó cũng là đỉnh cao của lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm của quân và dân ta. "Khúc tráng ca Thành cổ" chứa đựng tấm lòng của những người lính, được viết bằng cả máu và nước mắt, nên mang sức nặng lớn lao của tình người. Vì thế, cuốn sách như nén nhang tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tôn vinh chiến công của họ trong lòng dân tộc

Thanh Hằng



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lắng nghe sự bình an lên tiếng

Lắng nghe sự bình an lên tiếng
10:30 tối Thứ 2

QTO - Tiến sĩ Nguyễn Thành Hưởng là người con quê hương Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (cũ), từng nhận bằng khen Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 34 (năm...

Ban hành nghi thức Giỗ tổ Hùng Vương

Ban hành nghi thức Giỗ tổ Hùng Vương
02:49 25/03/2009

(VietNamNet) - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành văn bản số 796/HD-BVHTTDL về việc hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các vua Hùng trong ngày tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương...

Huế: lễ tế Xã Tắc

Huế: lễ tế Xã Tắc
02:35 25/03/2009

(TTO) (Huế, TP.HCM) - Tối qua 24-3, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc tại đàn Xã Tắc, Thành nội Huế với sự tham dự của hàng nghìn du khách và người dân xứ Huế.

Thời tiết

28°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
  • 26°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long