
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Nghề sản xuất các sản phẩm gắn liền với tên địa danh đang thu hút một lượng lao động khá đông trong khu vực nông thôn, mang lại thu nhập ổn định cho lao động và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gắn với địa danh, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã xác lập nhãn hiệu cho nhiều nông sản mang tính đặc trưng của vùng sản xuất và bước đầu phát huy được giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, để quản lý tốt nhãn hiệu đã được công nhận cần có sự tham gia tích cực từ các tổ chức như hội nghề nghiệp, các cơ quan quản lý tại địa phương và các thành viên sử dụng nhãn hiệu để không ngừng nâng cao kiến thức trong việc áp dụng quy trình canh tác, chọn giống, bảo quản, tiếp thị sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
![]() |
Chuối ở Tân Long, Hướng Hóa đang được đưa đi tiêu thụ. Ảnh: TCL |
Trên cơ sở khảo sát thực tế kết hợp với việc phân tích đánh giá xu hướng, tầm ảnh hưởng của nhu cầu thị trường, yếu tố đặc trưng về chất lượng, công tác quản lý nâng cao giá trị và phát triển của sản phẩm, Sở Khoa học và công nghệ đã thực hiện chương trình quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể sản phẩm gạo và chuối của các huyện Hải Lăng và Hướng Hóa nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm mang thương hiệu tập thể; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các sản phẩm mang yếu tố địa danh trên địa bàn tỉnh trong việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, góp phần nâng cao hiệu quả, thu nhập cho người sản xuất và giữ gìn, phát huy giá trị sản phẩm.
Chương trình thiết lập cơ chế kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, xây dựng quy chế quản lý thống nhất nhãn hiệu tập thể “Gạo Hải Lăng” và “Chuối Hướng Hóa”. Đây cũng là mô hình mẫu để nhân rộng cho một số sản phẩm truyền thống hoặc sản phẩm đặc thù trên địa bàn tỉnh đã được công nhận nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể. Sở Khoa học và công nghệ phối hợp với các huyện Hải Lăng và Hướng Hóa lấy ý kiến của các cá nhân và tổ chức quản lý ở địa phương, sửa đổi, bổ sung và thống nhất quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Gạo Hải Lăng” và “Chuối Hướng Hóa”; tổ chức tập huấn quy chế quản lý và sử dụng cho các cá nhân, tập thể sử dụng nhãn hiệu; đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn, các tập thể quản lý nhãn hiệu thực hiện việc thiết kế, lựa chọn và in ấn tem, nhãn, bao bì sản phẩm gạo và chuối mang nhãn hiệu tập thể.
Sở Khoa học và công nghệ đã tiến hành điều tra về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phục vụ thiết kế mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể; xây dựng hệ thống văn bản quản lý, hoàn thiện quy chế nhãn hiệu tập thể; xây dựng quy chế sử dụng tem, nhãn, bao bì nhãn hiệu; xây dựng quy trình cấp, thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Gạo Hải Lăng” và “Chuối Hướng Hóa”; quy trình kiểm soát chất lượng; quy trình sản xuất, thu hái, bảo quản sản phẩm; các điều kiện, phương tiện quảng bá và khai thác giá trị nhãn hiệu tập thể; biên soạn sổ tay sử dụng nhãn hiệu tập thể…
Sản phẩm cuối cùng của chương trình là đã xây dựng được chương trình quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể cho 2 sản phẩm “Gạo Hải Lăng” và “Chuối Hướng Hóa” sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận.
Đánh giá về hiệu quả của việc thực hiện chặt chẽ chương trình quản lý nhãn hiệu tập thể của 2 sản phẩm trên sau khi được cấp chứng nhận, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và công nghệ Quảng Trị Lê Dinh cho biết: “Việc quản lý và phát huy tốt nhãn hiệu tập thể trong năm qua đã góp phần phát triển tốt thị trường của 2 sản phẩm chuối Hướng Hóa và gạo Hải Lăng trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện gạo Hải Lăng đã có mặt trong nhiều siêu thị của cả nước được người tiêu dùng ưa chuộng. Còn chuối Hướng Hóa không chỉ tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa mà còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh sang Thái Lan và Trung Quốc”.
Việc quản lý và phát huy tốt tốt nhãn hiệu sau công nhận không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho nông dân tham gia sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể mà còn bảo vệ được danh tiếng của sản phẩm, tránh bị lạm dụng hoặc giả mạo; giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm, từ đó khuyến khích sản xuất phát triển, tăng doanh thu, giải quyết việc làm, duy trì giá trị truyền thống của các làng nghề và đời sống của người dân được ổn định.
Trần Cát Linh
Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến năm 2023, tỉnh Quảng Trị có gần 70 sản phẩm, dịch vụ được cấp bằng nhãn hiệu tập thể (năm 2024 chưa có số liệu ...
Nhằm phát huy lợi thế các sản phẩm đặc trưng của địa phương, nâng cao giá trị và quảng bá sản phẩm ra thị trường, góp phần phát triển KT-XH vùng đồng bào dân ...
Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong tỉnh đã đưa lại những thành quả nổi bật từ nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất”trong bộ tiêu chí ...
Hiện nay, tình trạng vi phạm thương hiệu, nhãn mác đối với sản phẩm nông sản diễn ra khá phổ biến trên phạm vi toàn quốc, không chỉ làm cho người tiêu dùng ...
Hiện nay, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp trên cả nước. Sản phẩm OCOP được gắn biểu trưng chương trình OCOP (logo ...
Trong phát triển kinh tế, sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao giá trị ...
Nhờ có lợi thế về đất đỏ ba dan màu mỡ và khí hậu ôn hòa nên huyện Hướng Hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng chủ lực. Vì thế, huyện đã ...
Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) đã chú trọng phát triển các vùng ...
QTO - Loa thông báo nhận tiền chuyển khoản xuất hiện tại nước ta gần đây và nở rộ từ đầu năm 2025, trong đó có địa bàn Quảng Trị. Thiết bị này với tiện ích...
QTO - Xác định công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là trọng tâm trong phát triển kinh tế, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,...
(QT) - Ông Nguyễn Thanh Hai (68 tuổi) ở thôn An Phú, xã Hải Thái, huyện Gio Linh là người tiên phong áp dụng cách khai thác mủ cao su bằng bơm khí ethylene vào cây. Ông Hai cho...
(QT) - Để giảm tổn thất điện năng, minh bạch trong công tác kiểm tra, giám sát mua bán điện, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đã thực hiện kiểm tra theo hướng toàn...
(QT) - Được thành lập năm 2017 tại Thôn 5, xã Hải Phúc, hoạt động trong lĩnh vực trồng cây dược liệu và chưng cất tinh dầu, Hợp tác xã (HTX) Vanpa là mô hình kinh...
(QT) - Gio Quang (Gio Linh) là xã thuần nông, thế mạnh chính là phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Với những giải pháp, hướng đi tích cực, xã Gio Quang đã tập trung đẩy mạnh...
(QT) - Những năm qua, huyện Gio Linh luôn quan tâm đến việc phát triển các làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh...
(QT) - Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải được giao trách nhiệm quản lý trên 21.000 ha rừng ở 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Xác định nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ,...