
{title}
{publish}
{head}
Cách đây 60 năm (năm 1949) trong lúc dân tộc ta đang tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp, giữa bối cảnh đó nhà lãnh đạo tài ba của cách mạng Việt Nam là đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã trực tiếp viết tác phẩm “Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam” (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960). Tác phẩm ra đời đã 60 năm, thế nhưng đến nay, đọc lại vẫn nhận thấy có nhiều vấn đề mang tính thời sự khi tác phẩm bàn về giai cấp công nhân Việt Nam với tầm lý luận sâu sắc, nội dung toàn diện, thể hiện rõ tình yêu giai cấp, dân tộc của đồng chí. Trước hết, về hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ XX, theo đồng chí Lê Duẩn, đó là giai đoạn lịch sử đặc biệt ở Việt Nam. Bởi theo Chủ nghĩa Mác - Lênin, giai cấp công nhân là con đẻ của nền công nghiệp hiện đại. Thế nhưng, với mục đích khai thác thuộc địa, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột lao động...thì nền công nghiệp Việt Nam đã không được thực dân Pháp chủ định phát triển đầy đủ. Về tình hình này, đồng chí Lê Duẩn viết: “Khai thác Đông Dương, tư tưởng Pháp nắm bắt lấy những then chốt của nền kinh tế, nắm độc quyền “nhà băng”, nắm độc quyền ngoại thương, độc quyền giao thông, vận tải, nắm những ngành sản xuất căn bản, những nguồn lợi mấu chốt nhất của Đông Dương như: cao su, than đá, xi măng, gạch, ngói, gỗ...cũng đều hầu hết nằm trong tay tư bản Pháp. Giai cấp tư sản bản xứ phần lớn do các tầng lớp địa chủ chuyển thành, và họ chỉ vẻn vẹn nắm những ngành kinh tế phụ thuộc. Không có một hội thương mại, một hội kinh doanh nào có đủ vốn liếng để có thể chống chọi lại với tư bản Pháp, dù với một hình thức thấp kém. Không những thực dân Pháp vì muốn buộc nền kinh tế Đông Dương phụ thuộc hẳn vào nền kinh tế Pháp cho nên không bao giờ nghĩ đến mở mang công nghiệp nặng ở Đông Dương, mà đến nền công nghiệp nhẹ ở Đông Dương, chúng cũng không phát triển”.
![]() |
Tượng đài Tổng Bí thư Lê Duẩn tại công viên Lê Duẩn (thị xã Đông Hà). Ảnh: Đ.C |
Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều mối liên hệ với nông dân và thợ thủ công: “Sự phá sản của tầng lớp nông dân, tiểu công nghệ đã đưa ra thành thị, vào hầm mỏ, đến các đồn điền trồng lúa của thực dân Pháp, hàng vạn vô sản. Sự phát triển tương đối mau chóng của các tầng lớp nông dân, đã cố kết các tầng lớp này với vô sản, do đó đã làm cho lực lượng vô sản trở thành một lực lượng hùng hậu”. Giai cấp công nhân Việt Nam “bị ba tầng lớp áp bức bóc lột: phong kiến, đế quốc, tư sản bản xứ...”. Do đó, họ có tinh thần giai cấp, dân tộc và: “Quyền lợi của vô sản đã gắn chặt với quyền lợi của đại đa số nhân dân trong nước đòi hỏi phải được giải phóng”. Những đặc điểm trên của giai cấp công nhân Việt Nam, cũng chính là những yếu tố khách quan quy định “sứ mệnh lịch sử vẻ vang” của giai cấp này, mà như đồng chí Lê Duẩn viết: “... đã đưa lại cho giai cấp vô sản Việt Nam một địa vị lịch sử hiển nhiên là nắm lấy vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc và giai cấp”. Sự lãnh đạo ấy, trước hết là thông qua vai trò của Đảng trong các quá trình cách mạng và nội dung cụ thể của các quá trình này cũng mang tính đặc thù. Đó là việc giai cấp công nhân Việt Nam giành quyền lãnh đạo cách mạng dân tộc, cách mạng tư sản, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Điều này, đồng chí Lê Duẩn diễn giải cụ thể về nội dung, tính tất yếu và ý nghĩa lịch sử to lớn, rằng: “Nhiệm vụ của cuộc cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách đế quốc, giành độc lập thực sự, giải phóng dân tộc Việt Nam ra khỏi tàn tích phong kiến, đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi hệ thống tư bản chủ nghĩa đương phá sản, sắp tan rã, hướng dẫn dân tộc Việt Nam vào con đường tiến bộ của lịch sử, con đường xã hội chủ nghĩa. Sự tồn tại và hưng thịnh của dân tộc Việt Nam không thể đi ra ngoài con đường cách mạng ấy. Muốn chống lại ách đô hộ của đế quốc phải tập hợp tất cả những lực lượng chống đế quốc và có thể chống đế quốc. Muốn đánh tan đế quốc phải đánh ngay vào đế quốc và tất cả cái gì có thể làm chỗ dựa cho đế quốc. Muốn đánh tan những tàn tích phong kiến, phải đánh vào những cái gì có thể làm chỗ dựa cho phong kiến. Muốn đưa dân tộc ra khỏi con đường của chế độ tư bản, hướng dẫn dân tộc Việt Nam vào con đường tiến bộ, con đường sống còn và phát triển, thì phải tạo những điều kiện kinh tế cần thiết để thoát ra khỏi hệ thống tư bản chủ nghĩa mà đi vào con đường xã hội chủ nghĩa. Và muốn như vậy, thì quyền lãnh đạo dân tộc, hướng dẫn dân tộc phải nằm trong tay những người có lập trường xã hội chủ nghĩa, đại biểu cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nay mai”. Từ những đặc điểm trên của giai cấp công nhân Việt Nam giúp chúng ta hiểu rõ thêm được giai cấp công nhân hiện nay. Hiện nay, những đặc điểm ấy của giai cấp công nhân nước ta vẫn còn hoặc in dấu ấn nào đó. Trong công cuộc đổi mới, đặc biệt Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X), Đảng ta nhấn mạnh: Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc, trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nước ta, trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cần phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của công nhân, cần tăng cường liên minh công, nông và trí thức một cách toàn diện trên cơ sở hài hoà lợi ích giữa các lực lượng, khối liên minh và xã hội. Phải tiếp tục chỉnh đốn Đảng để trong sạch, vững mạnh xứng đáng là đại diện cho giai cấp công nhân lãnh đạo xã hội Việt Nam thời đổi mới. Một vấn đề đồng chí Lê Duẩn rất quan tâm trong tác phẩm là nhiệm vụ cách mạng hay nội dung sứ mệnh lịch sử của công nhân Việt Nam cần phải được cụ thể hoá và có trọng điểm ở từng thời kỳ cách mạng. Theo đồng chí, từ thực tiễn đất nước, chia giai cấp công nhân nước ta thành hai bộ phận: công nhân “đương hoạt động trong các cơ sở kinh tế của tư bản đế quốc” và “công nhân trong vùng ta kiểm soát”. Chính sách tác động và phát huy hai bộ phận này có nội dung phù hợp, khác nhau. Cụ thể là: “Đối với vô sản đương hoạt động trong các cơ sở kinh tế của tư bản đế quốc, trong các ngành kỹ nghệ quốc phòng của đế quốc, chúng ta phải nhận đó là một lực lượng cách mạng rất quan trọng để đánh vào nền tảng của đế quốc. Vì chính họ đương đau khổ trong cơ sở của đế quốc, mắc kẹt vào trong bộ máy áp bức, bóc lột của đế quốc, nên hàng giờ, hàng phút họ mong mỏi được giải phóng”. “Đối với công nhân trong vùng ta kiểm soát, phải tìm cách thực hiện những quy chế lao động của Chính phủ, phải tìm cách nâng cao đời sống của họ và gia đình họ”. Như vậy, theo đồng chí Lê Duẩn chỉ ra, khi nghiên cứu, nhìn nhận đến giai cấp công nhân có quan điểm cơ cấu. Nghĩa là phải phân giai cấp công nhân thành những bộ phận khác nhau theo ngành nghề, trình độ, địa phương, các loại hình doanh nghiệp..., trong đó việc phân công nhân theo chế độ sở hữu, thành phần kinh tế là quan trọng nhất (vì thế, trong điều kiện lịch sử trước đây, đồng chí Lê Duẩn đã nêu hai bộ phận công nhân như trên). Từ đấy, trong xây dựng phát huy có chính sách phù hợp với từng loại hình cơ cấu công nhân khác nhau. Những gì mà đồng chí Lê Duẩn nêu cụ thể đối với bộ phận công nhân “đương hoạt động trong các cơ sở kinh tế của tư bản đế quốc” (lực lượng quan trọng, bị bóc lột, đoàn kết đấu tranh cải thiện đời sống, phát huy lòng yêu nước...) vẫn rất sát thực cho những gì chúng ta phải làm đối với công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay. Cũng như vậy, những gì mà đồng chí Lê Duẩn nêu cụ thể đối với bộ phận “công nhân trong vùng ta kiểm soát” (thực hiện quy chế lao động, nâng cao đời sống, làm chủ về chính trị, kinh tế,... nhất là phát triển công đoàn) vẫn rất sát thực cho những việc chúng ta phải làm đối với công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá... Đồng thời qua đây, chúng ta càng nhận thấy cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn những định hướng cơ bản đối với giai cấp công nhân mà Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) của Đảng đã đề ra. Từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, trong một tác phẩm, đồng chí Lê Duẩn cũng đã cho chúng ta nhiều nội dung quý báu về giai cấp công nhân. Cùng với những tác phẩm khác nữa của mình, đồng chí đã để lại cho Đảng ta một di sản lý luận lớn về nhiều phương diện, trong đó có vấn đề giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân và nhân dân biết ơn và nhớ mãi đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhà lãnh đạo, nhà lý luận tài ba của cách mạng Việt Nam. Nguyễn Quốc Thanh
Đồng chí Lê Duẩn - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, người học trò lỗi lạc, kế tục xuất sắc sự nghiệp cách ...
Việt Nam trên đường trường chinh nửa thế kỷ giành độc lập, tự do, mỗi thắng lợi của cách mạng đều in dấu công lao của các thế hệ từng vì nước quên thân, vì dân ...
Bài hát "Khắc ghi tên Người - Bác Ba Lê Duẩn” của nhạc sĩ Ngọc Khuê, phổ thơ Lê Khánh Hưng được Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao Giải thưởng tác phẩm xuất sắc năm ...
Nhân kỷ niệm 117 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4 (1907 - 2024), sáng nay 7/4, đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức ...
Dù đã ở tuổi 94 nhưng ông Đặng Thông, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong vẫn nhớ như in lần gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn vào tháng 3/1985. Đây ...
Tưởng nhớ 37 năm Tổng Bí thư Lê Duẩn đi xa (10-7-1986), vào lúc 19 giờ 30 ngày 9-7, tại Nhà hát TPHCM sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt.
Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930 - 2023), sáng nay 3/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức lễ ...
Tổng Bí thư Lê Duẩn sinh ngày 7/4/1907, tại xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong. Là một nhà lãnh đạo kiệt xuất, suốt đời vì nước, vì dân, trong những lần về thăm ...
QTO - Việc xây dựng đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ năng lực công tác tốt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...
QTO - Từ lâu, giải thưởng Lý Tự Trọng là mơ ước, mục tiêu phấn đấu của nhiều cán bộ đoàn. Vinh dự là 1 trong 100 cán bộ đoàn xuất sắc, tiêu biểu của cả...
Mai Thức UVTV Tỉnh ủy - Bí thư Thị ủy Đông HàNăm 1983, đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn về thăm Đông Hà. Trong một buổi nói chuyện với cán bộ,...
(QT) - Huyện ủy Vĩnh Linh vừa tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 18 nhiệm kỳ 2005- 2010. Quý I năm 2009, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp...
(QT) - Ngày 4/4/2009, CLB Đường 9 tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí đã từng tham gia Ban chủ nhiệm CLB qua các thời kỳ nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được của CLB,...
Cùng với các địa phương, các ngành, các cấp trong tỉnh, xã Cam Thành (Cam Lộ) đã triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bắt đầu từ thay...
Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị
(QT) - Tiến tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Sư đoàn 304, 10/3 (1950 -2010), ngày 27/3/2009, hơn 50 cựu chiến binh Sư đoàn 304 ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Thanh Hóa đã tổ...