Cập nhật: Chủ nhật, 15/11/2015 | 12:50 GMT+7

Phố ở rừng

(QT) - Khu tái định cư (TĐC) Ka Tăng ở thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa (Quảng Trị) được xây dựng trên diện tích 25 ha, với tổng mức đầu tư trên 50 tỷ đồng - là nơi sinh sống của gần 70 hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều. Ka Tăng được xem Khu TĐC kiểu mẫu nhờ vào vị trí địa lý, sự hoàn thiện về kết cấu hạ tầng, đặc biệt là sự đồng thuận của người dân trước, trong và sau khi về nơi ở mới. Đột phá tư duy xây dựng khu tái định cư Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Võ Thanh đầy tự tin cho biết về một số điểm khác biệt trong quá trình xây dựng Khu TĐC Ka Tăng. Trước hết là thời gian lập quy hoạch và triển khai xây dựng chỉ vỏn vẹn 2 năm là hoàn thành và đưa dân vào sinh sống. Sau đó là sự đột phá trong tư duy xây dựng như mạnh dạn cho dân ứng trước tiền để tự xây nhà chứ huyện không đứng ra làm thay. Riêng phần kết cấu hạ tầng như điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, sân thể thao, khu vui chơi, giải trí huyện chỉ đạo BQL dự án và các nhà thầu gấp rút triển khai để dân “chộ”, dân “ưng cái bụng” mà chấp thuận vào khu TĐC.

Đường vào Khu TĐC Ka Tăng

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hơn 50 hộ dân ở bản Ka Tăng cũ sinh sống gần khu vực Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nằm trong Dự án quy hoạch, xây dựng và phát triển Khu KTTMĐB Lao Bảo nên phải di dời tái định cư. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, chính quyền các cấp ở huyện Hướng Hóa gặp khó khăn trong việc vận động, thuyết phục bà con chấp hành chủ trương chung. Bởi lý do đưa ra là nơi ở mới nằm xa khu vực trung tâm thị trấn nên bà con sợ không thuận lợi trong làm ăn, sinh sống. Để thực hiện chủ trương chung, UBND huyện Hướng Hóa đã kiên trì vận động nhân dân. Đích thân Chủ tịch UBND huyện Võ Thanh trực tiếp gặp gỡ, giải thích, động viên để bà con đồng thuận. Để dân an tâm về nơi ở mới, trước tiên huyện cho xây dựng ngay tuyến đường nhựa nối từ Quốc lộ 9 vào khu TĐC. Một khi không phải trèo đèo, lội suối vào núi Ka Tăng mà được ung dung chạy xe máy trên những cung đường nhựa thênh thang nên trai tráng trong bản là đối tượng ủng hộ đầu tiên. Rút ngắn khoảng cách về địa lý ắt sẽ rút ngắn được sự nhận thức mơ hồ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nên người dân chấp thuận vào nơi ở mới. Một điểm khác biệt nữa thể hiện sự dân chủ của huyện là cho bà con tự chọn đất để dựng nhà, chọn vị trí ở theo bà con, dòng tộc. Có 3 loại nhà được triển khai tùy theo số lượng nhân khẩu nhiều hay ít mà phân bổ kinh phí hỗ trợ cho dân. Ông Thanh cho biết thêm: “Đằng sau sự táo bạo giao tiền cho dân tự xây nhà, chúng tôi còn cho cán bộ “mật phục” quan sát từng động thái của dân. Nếu nhà nào buổi sáng nhận đất, chiều lại ra vườn gieo xuống đó hạt bắp, hay trồng cây rau tức là hộ đó sẽ gắn bó với nơi ở mới”. Có thể thấy rằng sự mạnh dạn giao tiền cho dân tự xây nhà không chỉ tránh được sự áp đặt, khiêng cưỡng mà còn huy động được sự tự nguyện đóng góp của người dân, đặc biệt là giảm các khoản chi phí dự toán, thiết kế, giám sát nên được người dân đồng tình hưởng ứng.

Cuộc sống của người dân bản Ka Tăng dần đi vào ổn định

Ấm lành nơi ở mới Bây giờ đến bản Ka Tăng theo con đường nhựa từ trung tâm Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước không gian khoáng đạt nơi đây. Nhà cửa, đường sá rộng rãi, người xe nhộn nhịp qua lại. Ông Hồ Lệ, đội 4, bản Ka Tăng mới dẫn chúng tôi thăm một vòng quanh bản rồi bộc bạch: “Hơn 50 hộ dân ở đây được xây dựng nhà cửa, sống quây quần dưới chân núi Ka Tăng, nơi mà cách đây chỉ 2 năm về trước, ai cũng ngại đến đây sinh sống, làm ăn vì đường sá cách trở, đất đai cằn cỗi. Nay bản làng đẹp đẽ khang trang không khác gì phố xá, cuộc sống đầy đủ nên ai cũng vui cái bụng”. Lý giải đầu tiên về sự ngỡ ngàng trước quang cảnh của Khu TĐC Ka Tăng theo tôi đó là khâu quy hoạch. Nằm ở địa bàn vùng núi nên quy hoạch đã biết dựa vào địa hình. Giao thông chạy quanh từng quả đồi, nhà dân tựa lưng vào vách đồi, mặt tiền hướng ra đường giao thông nên tạo được cảm giác mềm mại nhưng vững chãi. Chủ trương là để dân tự chọn đất ở, tự chọn mẫu nhà sàn theo tập quán nhưng nguyên liệu xây nhà là bê tông cốt thép, lợp tôn cách nhiệt nên giá mỗi ngôi nhà từ 500 triệu đồng trở lên. Anh Tấn, một người bạn của tôi làm ở Trung tâm phát triển quỹ đất huyện- là người trực tiếp phụ trách dự án TĐC Ka Tăng - lý giải thêm: “Xây nhà sàn cho dân là phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ của ngôi nhà đã hằn sâu trong nếp sinh hoạt của dân. Đó là cửa sổ phải cao rộng, thoáng mát, lan can cửa sổ phải vừa với cùi tay gác ngang để dân ngồi tựa cửa nhìn ra đường. Có làm được như vậy, dân bản mới tâm đắc, còn không là có ý kiến trái ngược ngay”.

Một góc bản Ka Tăng

Nhà của ông Hồ Pổ, Trưởng thôn Ka Tăng nằm ở một vị trí khá đẹp gồm 2 tầng, mỗi tầng rộng hơn 100 m 2 . Nhà được xây dựng theo kiến trúc hiện đại với đầy đủ các phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và vệ sinh khép kín trị giá hơn 1 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ, bồi thường gần 800 triệu đồng, số còn lại do vợ chồng ông tích cóp để xây dựng nên. Ở bản Ka Tăng mới, có khá nhiều ngôi nhà cao tầng đẹp chẳng thua kém gì nhà của vợ chồng Hồ Pổ. Bởi kinh phí đền bù, hỗ trợ của dự án khá cao, bình quân tổng kinh phí xây dựng một ngôi nhà ở bản Ka Tăng được nhà nước hỗ trợ đến 70% giá trị ngôi nhà cùng với nguồn tự có nên người dân đã xây dựng được nhiều ngôi nhà sàn đắt tiền với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Ông Hồ Cay, một người dân ở đội 3, bản Ka Tăng mới cho biết: “Ở đây, ngoài chuyện có nhà mới, nhà đẹp thì nhà nào nuôi vài chục con dê, vài trăm con gà, vịt để tăng thu nhập. Phụ nữ tham gia đội bốc vác ở cửa khẩu, đàn ông làm rẫy, chạy xe ôm nên kinh tế ổn định và khá giả hơn nhiều. Trước đây, khi còn sống nơi ở cũ, vợ chồng mình không nghĩ tới việc xây nhà, bởi vì số tiền dành dụm được chỉ đủ trang trải cho con cái ăn học. Bây giờ thì khác, về nơi ở mới mình vừa có được nhà cửa khang trang, vừa có điều kiện tốt hơn để chăm nuôi các con ăn học đàng hoàng”. Đến nay, bên cạnh việc xây dựng nhà cửa, Khu TĐC Ka Tăng đã được đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng, phục vụ tốt cho việc phát triển sản xuất, học tập và sinh hoạt văn hóa của người dân. Đặc biệt là hệ thống giao thông với chiều dài trên 2,1 km, trong đó 1 trục đường chính và 3 đường nhánh được thiết kế đường cấp VI miền núi, nền rộng 6 m, mặt rộng 3,5 m, lề rộng 2,5 m mỗi bên đã đáp ứng được nhu cầu đi lại thuận lợi cho người dân. Hệ thống nước sinh hoạt, điện chiếu sáng được lắp đặt, thiết kế đầy đủ nên người dân tha hồ mua sắm các loại phương tiện nghe nhìn hiện đại, đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Tôi cùng anh Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo ngồi trong gian nhà cao tầng của Trưởng thôn Hồ Pổ, hướng mắt ra ngọn núi Ka Tăng sừng sững trước thung lũng bình yên, nhà cửa sầm uất, dân cư đông đúc. Màu xanh của núi rừng, màu ngói đỏ tươi, màu sơn vàng, tía…hợp thành một bức tranh đa sắc màu tươi tắn. Nhịp sống mới đang căng tràn ở Khu TĐC Ka Tăng. Anh Dũng chia sẻ thêm: “Thật khác so với bản Ka Tăng trước đây nhiều khó khăn, phức tạp, bây giờ người dân ai cũng có việc làm, thu nhập ổn định và nhà cửa khang trang nên an ninh trật tự được đảm bảo, con cái học hành đàng hoàng. Cả thôn có hơn 10 cháu đang theo học các bậc học từ THPT, Cao đẵng, Đại học”. Bất chợt, tôi có cảm nhận Khu TĐC Ka Tăng thật chẳng khác nào một góc “phố trên rừng”, bởi ngược xuôi trên dặm dài làm báo hiếm khi tôi bắt gặp một bản mới bình yên, một điểm tái định cư sầm uất và trù phú như ở đây. Bài, ảnh: HỒ NGUYÊN KHA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xây dựng khu dân cư phát triển bền vững
01:44 25/12/2022

Khóm Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo hiện có 245 hộ, 1.165 nhân khẩu, trong đó có 216 hộ với 1.119 nhân khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ sự quan tâm hỗ ...

Xuân về ở khu tái định cư Tân Xuân Thọ
22:25 03/01/2025

Nếu như vào thời điểm này năm trước mọi thứ vẫn còn ngổn ngang thì những ngày cận kề tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025 này, khu tái định cư Tân Xuân Thọ, xã Hải ...

Bừng sáng Mỹ Thủy
06:30 31/12/2024

Những ngày cuối năm 2024, công trường xây dựng cảng nước sâu Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, nhộn nhịp và hối hả hơn. Nhà thầu huy động tối đa máy móc, ...

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi
3 giờ trước

QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...

Quảng Trị làm sao quên!

Quảng Trị làm sao quên!
8:14 sáng Thứ 2

QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...

Ấm áp một tấm lòng

Ấm áp một tấm lòng
08:30 07/11/2015

(QT) - Hơn 20 năm qua, ông Nguyễn Thế Đồng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thép Đồng Tiến (KCN Nam Đông Hà, Quảng Trị) đã vượt lên muôn vàn khó khăn, thách thức để xây dựng, phát...

Đất lành miền Tây (bài 2)

Đất lành miền Tây (bài 2)
03:24 03/11/2015

>>> Đất lành miền Tây (bài 1) Bài 2: Sức sống mới ở Tây Gio Linh (QT) - Cuối tháng 10/1975, hai cánh quân gồm 3.500 người dân các xã Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Hải, Gio...

Đất lành miền Tây (bài 1)

Đất lành miền Tây (bài 1)
23:42 01/11/2015

Bài 1: Khai phá Khe Sanh, Lao Bảo (QT) - Vào giữa năm 1975, trong bối cảnh mật độ dân số tăng lên từ 400 - 500 người/km2 ở vùng đồng bằng Triệu Phong, Hải Lăng dẫn đến tình...

Người nơi cửa bể

Người nơi cửa bể
07:45 31/10/2015

(QT) -Tôi ngồi với Võ Văn Thụ trong ngôi nhà của anh được xây ngay bên mép sông Hiếu phía bờ Bắc Cửa Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị). Căn nhà 3 tầng lầu bề thế vừa làm nơi ở,...

Giã biệt “nối dây”

Giã biệt “nối dây”
06:51 24/10/2015

(QT) - Đã từng có một thời hủ tục “nối dây” đã trói buộc cuộc đời của không ít phụ nữ đồng bào dân tộc Vân Kiều ở bản Chùa (xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, Quảng Trị). Và chính họ...

Lên rừng “ươm nắng”

Lên rừng “ươm nắng”
06:40 17/10/2015

(QT) - Những cung đường gian khó, hiểm trở lên với bản Tà Lao, Pa Ngay (xã Tà Long), Pa Lin (xã A Vao), Xa Tuông (xã Ba Tầng, huyện Đakrông, Quảng Trị)… không ngăn được bước...

Thời tiết

20°C - 29°C
Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 20°C - 30°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 21°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long