Cập nhật: Thứ 6, 02/08/2013 | 07:55 GMT+7

Phát huy truyền thống vẻ vang, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới

* Đồng chí NGUYỄN NGỌC CHIẾN, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo Quảng Trị

Cách đây hơn nửa thế kỷ, ngày 2/8/1955, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 566/TTg thành lập Ban Tôn giáo, một đơn vị trong Ban Nội chính Chính phủ và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, tổ chức tiền thân của Ban Tôn giáo ngày nay. Cùng với cấp trung ương, Chính phủ cũng đồng thời triển khai việc thiết lập hệ thống tôn giáo trực thuộc Ủy ban hành chính khu và Ủy ban hành chính tỉnh để nghiên cứu kế hoạch thi hành những chủ trương, chính sách của Chính phủ về vấn đề tôn giáo ở trung ương, đồng thời theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương trong việc thực hiện những chính sách của Chính phủ về vấn đề tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo. Ngay từ khi mới thành lập, với lực lượng cán bộ còn mỏng, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tích cực tham mưu cho chính quyền thực hiện tốt chính sách tôn giáo theo tinh thần Sắc lệnh 243/SL-CTN ngày 14/6/1955 của Chủ tịch nước, tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh chống địch cưỡng ép đồng bào Công giáo di cư vào Nam; đảm bảo các sinh hoạt tôn giáo bình thường của đồng bào có đạo, ổn định tình hình, đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, động viên đồng bào các tôn giáo hăng hái tham gia lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần xây dựng hậu phương miền Bắc vững chắc; đồng thời chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam, trực tiếp tham gia đấu tranh chống Mỹ- Diệm đàn áp tôn giáo, đòi độc lập và các quyền dân sinh, dân chủ, góp phần vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong công cuộc ấy, nhiều người đã anh dũng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều gia đình tín đồ các tôn giáo là gia đình có công với nước, nhiều bà mẹ là tín đồ các tôn giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước cùng đi lên CNXH, trong điều kiện mới, ngành Tôn giáo đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành ở trung ương tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước (QLNN) về tôn giáo. Đặc biệt, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, hoạt động của ngành QLNN về tôn giáo cũng có nhiều đổi mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đây cũng là thời kỳ công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tôn giáo gặt hái được nhiều thành công vừa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của các tổ chức tôn giáo, của các chức sắc, nhà tu hành và đông đảo tín đồ các tôn giáo, vừa góp phần tăng cường vai trò QLNN đối với hoạt động của các tôn giáo. Có thể khẳng định rằng trong suốt chặng đường 58 năm qua ở mỗi giai đoạn cách mạng, nhiệm vụ công tác tôn giáo luôn được triển khai sâu rộng, hiệu quả, thiết thực, công tác QLNN về tôn giáo luôn có những đóng góp tích cực và xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Với những đóng góp tích cực, hiệu quả trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, ngành QLNN về tôn giáo được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Năm 2002 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Đặc biệt vinh dự cho đội ngũ những người làm công tác QLNN về tôn giáo, ngày 27/5/2005, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 445/2005 lấy ngày 2/8 hàng năm là ngày truyền thống của ngành QLNN về tôn giáo. Đó là sự ghi nhận những cố gắng, nỗ lực và đóng góp to lớn của toàn ngành cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí của ngành QLNN về tôn giáo trong hệ thống các ngành quản lý. Quảng Trị được lập lại từ ngày 1/7/1989. Thời điểm này công tác QLNN về tôn giáo trực thuộc UBND tỉnh do 1 đồng chí cán bộ văn phòng theo dõi để tham mưu cho UBND tỉnh QLNN về công tác tôn giáo. Tuy vậy, trước xu thế mở cửa hội nhập và yêu cầu cấp bách của công tác tôn giáo ngày càng đặt ra nhiều vấn đề nảy sinh phức tạp, trước yêu cầu sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo cần phải có một cơ quan giúp UBND tỉnh QLNN về lĩnh vực tôn giáo. Do đó theo đề nghị của tỉnh, ngày 23/4/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 54/2002/QĐ-TTg thành lập Ban Tôn giáo tỉnh trực thuộc UBND tỉnh Quảng Trị. Ban Tôn giáo tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/10/2002. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập Ban chỉ có 2 đồng chí lãnh đạo Trưởng ban và Phó Trưởng ban, không có cán bộ giúp việc, không có trụ sở và các phương tiện làm việc, song với ý chí, nghị lực và tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, lãnh đạo Ban Tôn giáo đã từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên tiếp cận với công việc, tích cực tham mưu cho Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và đã được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh đã sớm ổn định đi vào hoạt động, giải quyết kịp thời các nhu cầu của tôn giáo mang lại hiệu quả thiết thực. Ban Tôn giáo tỉnh chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Công an tỉnh, UBMTTQ Việt Nam và các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các cấp kịp thời nắm bắt tình hình thu thập thông tin, tham mưu Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh xử lý có hiệu quả từng vụ việc có liên quan đến tình hình hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Lễ Cung nghinh ngọc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông - Ảnh: QUANG HIỆP

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, nhiệm vụ về công tác tôn giáo đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn ngành từng bước được kiện toàn, bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu kiến thức về tôn giáo cùng với quá trình tự học, tự rèn luyện, từng bước tiếp cận nắm bắt tình hình, kịp thời tham mưu cho cấp ủy và UBND các cấp giải quyết có hiệu quả những công việc liên quan đến tôn giáo và hoạt động tôn giáo trên toàn tỉnh đảm bảo theo pháp luật, góp phần tạo được niềm tin của các tổ chức tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo. Ngoài ra, Ban Tôn giáo tỉnh đã làm tốt công tác rà soát, đối chiếu, tiến hành kiểm tra, chỉnh lý sửa đổi kịp thời theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết 54 của Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện thông thoáng thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo, nhưng vẫn giữ được nguyên tắc đảm bảo các thủ tục quy định về QLNN theo pháp luật. Các thủ tục hành chính, các biểu mẫu đều được Ban Tôn giáo tỉnh niêm yết công khai, thông báo rộng rãi trong các tổ chức tôn giáo và UBND các cấp để triển khai thực hiện, nhằm đảm bảo giải quyết các vấn đề tôn giáo được nhanh gọn, giảm bớt những thủ tục rườm rà, không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện được nguyện vọng chính đáng, đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật. Ban Tôn giáo tỉnh từ khi thành lập đến nay luôn giữ được nguyên tắc phối hợp với các ngành, địa phương, đã phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tham gia xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy về công tác tôn giáo; tham mưu xây dựng kế hoạch chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện NQTƯ 7 (khoá IX) về công tác tôn giáo, tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 13/CT-UBND ngày 7/7/2006 về việc tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo; Kế hoạch 2330 ngày 4/10/2005, thực hiện Chỉ thị 01/TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành, Quyết định số 01/2007 ngày 11/1/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Trưởng Ban Tôn giáo giải quyết một số công việc liên quan đến công tác QLNN về tôn giáo. Ngoài ra, Ban đã phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy chuẩn bị báo cáo tham mưu Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm về công tác tôn giáo và Chỉ thị 12 của Bộ Chính trị (khoá VII); tham mưu UBND tỉnh tổng kết 8 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; sơ kết 5 năm Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành, phối hợp chặt chẽ với Ban Dân vận, UBMT, Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh phối hợp Ban Tôn giáo Chính phủ và một số bộ, ngành trung ương tổ chức hội thảo về La Vang để giải quyết cấp đất, thống nhất tên gọi nhà thờ La Vang, công nhận tư cách pháp nhận Đại diện Tin lành (hệ phái liên hiệp phúc âm và truyền giáo CMA) ở Quảng Trị thành lập 2 Chi hội Tin lành ở Khe Sanh và Cửa Việt để đưa vào hoạt động theo sự quản lý của nhà nước. Hơn 1 thập kỷ qua, Ban Tôn giáo Quảng Trị đã phối hợp Ban Tôn giáo Chính phủ, các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương tổ chức được 29 lớp cho 4.820 cán bộ, công chức; 14 lớp phổ biến pháp luật cho 1.700 lượt chức sắc, nhà tu hành, chức việc và tín đồ các tổ chức tôn giáo đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung các địa phương và các tổ chức, cá nhân tôn giáo đã phấn khởi tiếp thu và thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22/CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, nay là Nghị định 92/ CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng đi vào cuộc sống. Ngoài ra Ban đã tăng cường QLNN đối với hoạt động của các tôn giáo, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức tôn giáo triển khai hoạt động, tháo gỡ những vướng mắc của một số tôn giáo tồn tại từ nhiều năm qua. Hướng dẫn chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ các tôn giáo phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, tham gia tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, góp phần tích cực vào công cuộc tái thiết và xây dựng quê hương. Trong 11 năm qua, Ban đã tham mưu UBND tỉnh giải quyết 335 trường hợp xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở thờ tự của tôn giáo; UBND các huyện, thị xã, thành phố đã đồng ý thuyên chuyển 153 chức sắc, nhà tu hành về hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh đồng ý bổ nhiệm 87 chức sắc, nhà tu hành về trụ trì, quản xứ tại các chùa, giáo xứ trên địa bàn tỉnh; giải quyết cho tổ chức tôn giáo, tổ chức hàng chục cuộc lễ ngoài cơ sở thờ tự, thành lập 16 tổ chức tôn giáo cơ sở (trong đó Phật giáo 12 trường hợp, Công giáo 2 trường hợp, Tin lành 2 trường hợp), thành lập phân ban Ni giới đầu tiên ở Quảng Trị, giải quyết cho 10 chức sắc xuất cảnh ra nước ngoài, 194 trường hợp đi học các trường tôn giáo, thọ giới, 202 trường hợp xin phát nguyện xuất gia; phối hợp Sở Tài nguyên - Môi trường tham mưu UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 187/223 cơ sở thờ tự của các tôn giáo với diện tích 581.474 m 2 . Với những thành tích đạt được, Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Trị vinh dự được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ tặng bằng khen, Ban Tôn giáo Chính phủ tặng cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và 5 bằng khen, UBND tỉnh tặng 6 bằng khen, nhiều cán bộ, công chức được tặng danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng 3, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Bộ Nội vụ, bằng khen của Ban Tôn giáo Chính phủ, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bằng khen của UBND tỉnh và nhiều giấy khen của Ban Tôn giáo Chính phủ... Đây là nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ vô cùng to lớn đối với tập thể cán bộ, viên chức Ban Tôn giáo tỉnh. Vinh dự, tự hào về truyền thống vẻ vang của ngành về những thành tích đã đạt được trong chặng đường nửa thế kỷ qua, nhất là trong 11 năm từ khi Ban Tôn giáo tỉnh thành lập đến nay, chặng đường tiếp theo đang đặt ra nhiều gian nan thử thách và những nhiệm vụ mới ngày càng nặng nề, khó khăn, phức tạp. Đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức của ngành cần nỗ lực phấn đấu, cùng nhau đoàn kết để làm tròn nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó. Nhiệm vụ trước mắt của toàn ngành là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện để nhanh chóng đưa những văn bản của Đảng, Nhà nước về tôn giáo đi vào thực tế cuộc sống, trên cơ sở bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân, tiếp tục tham mưu xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động của các tôn giáo, bảo đảm các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường theo pháp luật, thường xuyên giữ mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc, tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ các tôn giáo để làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo thuận lợi cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, tập trung kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy của ngành, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bộ Nội vụ triển khai nhiệm vụ năm 2025
06:15 21/12/2024

Sáng nay 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực ...

Thời tiết

24°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 24°C - 30°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long