
{title}
{publish}
{head}
(QT) - “Dễ nuôi, ít dịch bệnh, tốc độ lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, so với các đối tượng nuôi truyền thống như cá trắm, cà mè, cá chép, cá rô phi… thì cá leo là một đối tượng nuôi mới đầy triển vọng, hứa hẹn mang lại thu nhập cao”, đó là khẳng định của hầu hết người dân khi đến tham quan mô hình nuôi cá leo thương phẩm trong ao đất được triển khai tại hộ ông Nguyễn Duy Tuấn, thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh.
![]() |
Kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá leo trong mô hình |
Mô hình được triển khai trên diện tích 0,2 ha, thả nuôi 4.000 con giống cá leo kích cỡ 10 - 12 cm/con, mật độ nuôi 2 con/ m2 ; sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 20% trở lên; ngoài ra còn bổ sung thêm thức ăn chế biến từ cá tạp, ốc bươu vàng… Trong đó, Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 50% cá giống và thức ăn công nghiệp; tổng giá trị hỗ trợ của mô hình là gần 70 triệu đồng. Đồng thời, hỗ trợ kĩ thuật trong suốt quá trình nuôi. Kết quả, sau 6 tháng thả nuôi cá đạt kích cỡ bình quân 0,7 - 0,8 kg/con, cá biệt có những con đạt trọng lượng từ 1,5 - 1,6 kg; tỉ lệ sống đạt 70%; sản lượng thu hoạch dự kiến hơn 1,9 tấn; năng suất ước đạt gần 10 tấn/ha. Với giá bán 80.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mô hình cho lợi nhuận gần 31,5 triệu đồng (tương đương 150 triệu đồng/ha).
Theo đánh giá của anh Tuấn, tuy đây là lần đầu tiên gia đình anh nuôi thử nghiệm nhưng giống cá leo này tỏ ra thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, nguồn nước tại địa phương. Quá trình nuôi cá nhanh lớn, không xảy ra dịch bệnh, ít mất công chăm sóc và có giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với các loài cá khác mà trước đây gia đình đã từng nuôi. Anh Tuấn cho biết, ưu điểm của giống cá leo này là thích ứng khá tốt với biến động của môi trường Thời gian đầu khi thả giống đúng vào thời điểm nắng nóng nhưng cá vẫn phát triển tốt. Trong quá trình nuôi thời tiết tiếp tục diễn biến bất lợi, nhiều đợt nắng nóng gay gắt kéo dài xen với những trận mưa lớn đột ngột nhưng cá vẫn phát triển, không có hiện tượng dịch bệnh xảy ra.
Theo kinh nghiệm của anh Tuấn, để cá leo sinh trưởng tốt cần duy trì mực nước trong ao từ 1,6 - 1,8 m; đảm bảo nước luôn trong sạch. Định kì sử dụng vôi nông nghiệp, muối hạt để phòng bệnh cho cá. Do cá leo là loài ăn tạp nên phải cung cấp đầy đủ thức ăn cho cá, tránh hiện tượng cá ăn lẫn nhau. Cho cá ăn ở khu vực cố định để thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp. Anh Tuấn chia sẻ, trong quá trình nuôi, để tạo thêm nguồn thức ăn cho cá, cùng với thức ăn công nghiệp anh còn sử dụng thêm thức ăn chế biến được phối trộn từ cá tạp, ốc bươu vàng với bột ngô, cám gạo để cho cá ăn. Do loại thức ăn này không chỉ kích thích cá ăn nhiều hơn, cung cấp thêm chất dinh dưỡng giúp cá sinh trưởng nhanh mà qua đó còn có thể tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ, có sẵn làm thức ăn cho cá, giúp giảm đáng kể chi phí trong quá trình nuôi.
“Tôi dự kiến sẽ thu hoạch những con đạt kích cỡ từ 1 kg trở lên. Còn lại sẽ tiếp tục nuôi để bán vào dịp Tết Nguyên đán. Đây là loại cá được thị trường rất ưa chuộng, nhất là các quán ăn, nhà hàng nên hiện đã có nhiều thương lái đến đặt mua”, anh Tuấn cho hay.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn Nguyễn Sơn, vừa qua xã Vĩnh Sơn đã chọn cá leo là một trong những sản phẩm của xã tham gia Hội chợ Nông sản huyện Vĩnh Linh. Là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về nuôi trồng thủy sản, do đó trên cơ sở này, trong thời gian tới UBND xã sẽ đề xuất với UBND huyện trong việc có các chính sách hỗ trợ người dân nhằm nhân rộng mô hình này vì đây là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, góp phần chuyển đổi sinh kế, thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nguyễn Trung Hậu, so với các đối tượng nuôi truyền thống như cá trắm, cà mè, cá chép, cá rô phi… thì cá leo hứa hẹn là một đối tượng nuôi mới triển vọng, mang lại thu nhập cao cho nông dân. “Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông sẽ tiếp tục triển khai mô hình này ra các địa phương khác trong tỉnh. Đồng thời tiếp tục lựa chọn chuyển giao những đối tượng nuôi mới, mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao nhằm giúp cho nông dân mạnh dạn đầu tư, góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản trong toàn tỉnh. Mặt khác, tạo nên sự đa dạng về đối tượng nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay”, ông Hậu khẳng định.
Thục Quyên
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phan Văn Phương cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công dự án nuôi thâm canh cá chim vây vàng theo hướng VietGAP gắn ...
Nhờ biết tích lũy kinh nghiệm, anh Trần Đức Tuấn (sinh năm 1980), ở thôn Hà Trung, xã Gio Châu, huyện Gio Linh đã nuôi thành công mô hình cá leo thương phẩm. ...
Nhằm tận dụng, phát huy lợi thế mặt nước trên các hồ, đập thủy lợi cũng như phát triển thêm đối tượng nuôi mới đáp ứng nhu cầu thị trường, năm 2022, Trung tâm ...
Nhằm xây dựng mô hình nuôi các đối tượng mới, xen canh các loài cá mặn lợ có giá trị trên diện tích ao nuôi thủy sản bỏ hoang, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị ...
Sau gần 6 tháng triển khai, mô hình nuôi cá nâu do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện dự kiến sẽ cho thu hoạch hơn 4,3 tấn cá nâu thương phẩm, trừ chi phí ...
Qua 2 năm thực hiện mô hình nuôi thử nghiệm cá dìa, đến nay đã khẳng định cá dìa là con nuôi thủy sản mới nuôi thành công trên địa bàn tỉnh với tính thích nghi ...
Thời gian gần đây, nhiều hộ trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa đã kết hợp trồng chanh leo trong vườn cà phê tái canh giai đoạn kiến thiết cơ bản. Bên cạnh tác ...
Toàn tỉnh hiện có trên 125 hồ, đập chứa nước, trong đó có 13 hồ chứa lớn và 1 đập lớn. Ngoài ra còn có các sông lớn như Bến Hải, Thạch Hãn, Ô Lâu… Đây là tiềm ...
QTO - Với cách làm hiệu quả, mô hình sáng tạo trong việc triển khai của các cấp hội liên hiệp phụ nữ, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những...
QTO - Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông và Khu BTTN Bắc Hướng Hóa thuộc quản lý của Ban Quản lý (QBL) Rừng đặc dụng tỉnh sở hữu đa dạng sinh học phong...
(QT) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là “cơ hội vàng” giúp các lao động nông thôn có thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, nhất là thời điểm...
(QT) - Những ngày này, trên khắp các cánh đồng hoa, vườn nhà, người nông dân sản xuất kinh doanh hoa bắt đầu xuống vụ sản xuất hoa phục vụ Tết Nguyên đán 2020. Với sự mạnh dạn...
(QT) - Để thúc đẩy việc phát triển trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng từ gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn nhằm tạo nguồn nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp...
(QT) - Dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dự án FDI) có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung cũng như các tỉnh, thành phố nói riêng....
(QT) - Ở tuổi 74 nhưng ông Hồ Văn Dăm (tên thường gọi là Pả Lăng), người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở bản Pa Roi, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa vẫn rất nhanh nhẹn, hoạt bát và đầy...
(QT) - Là địa phương có vị trí quan trọng nằm trên Hành lang Kinh tế Đông Tây từ Việt Nam qua Lào, Thái Lan, Myanmar, cùng với sự phát triển và đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng,...