
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên người dân trên ốc đảo Bắc Phước (xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong) luôn đón nhận những niềm vui nối tiếp. Ước mơ về điện, đường, trường, trạm đã được hiện thực hoá. Cây cầu “cổ tích” ngỡ chỉ có trong mơ cũng đã nối bờ vui. Và đến bây giờ, người dân nơi đây lại vỡ oà sung sướng khi dòng nước thủy nông đã băng sông về trên ốc đảo khô cằn để cùng người dân xóa đi những vụ lúa nhờ trời ...
![]() |
Máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa ở Bắc Phước |
Dự án nước thủy nông đã băng sông về trên ốc đảo Bắc Phước (gồm 3 thôn: Dương Xuân, Hà La, Duy Phiên) hơn 2 năm nay khiến tất cả người dân nơi đây vui mừng khôn tả. Người dân nơi đây biết rằng từ đây Bắc Phước sẽ không còn sợ khát, sợ đói nữa rồi. “Nước thủy lợi băng sông về đây là ước mơ quá xa vời nhưng bây giờ đã thành hiện thực khiến chúng tôi vui mừng lắm. Mấy vụ lúa vừa qua, Hợp tác xã chúng tôi và Hợp tác xã 2 thôn còn lại đều đạt năng suất trung bình trên 52 tạ/ha cho dù thời tiết và điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi.
Vụ lúa đông xuân năm nay đang vào thời kỳ đẻ nhánh lại gặp nguồn nước thủy lợi tràn trề nên cây lúa phát triển rất nhanh và hứa hẹn một vụ mùa bội thu”, ông Trương Văn Toàn, Giám đốc Hợp tác xã kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Duy Phiên thổ lộ. Hệ thống kênh mương dẫn nước thủy nông được đầu tư xây dựng rất kiên cố chạy vòng theo đường bê tông của thôn Hà La trước khi đổ ra đồng rồi phân phối lại cho 2 thôn Duy Phiên, Dương Xuân. Nước thủy lợi băng sông đã khiến người dân trên ốc đảo mạnh dạn hơn trong sản xuất nông nghiệp.
Trước đây người dân chỉ quen thâm canh những giống lúa truyền thống vì đó là những giống lúa chịu hạn tốt, nhưng vụ đông xuân 2 năm trở lại đây đã có nước nên người dân mạnh dạn đưa những giống lúa có năng suất cao, mang tính chủ lực như: Khang Dân, Nàng Thơm, HT1, Xi 23, RVT, B6 vào sản xuất đại trà. “Những giống lúa mới này có năng suất cao gấp 1,5 đến 2 lần so với giống cũ mà người dân sản xuất trước đây. Vì thế làm mỗi vụ đông xuân này có thể đủ ăn cho cả năm”, chị Nguyễn Thị Lan, ở thôn Hà La vui vẻ nói.
Những vụ lúa trước đây do không có nước thủy lợi nên cứ trông nhờ vào trời vì thế năng suất thất thường theo mưa nắng. Đã có những vụ mùa người dân nơi đây đành bất lực nhìn lúa chết khô, lúa vàng úa, tàn lụi dần trơ cả gốc. Vụ lúa nào “bội thu” năng suất trung bình cũng chỉ đạt 25- 26 tạ/ha, khiến người dân không có lãi. Đã thế người dân nơi đây chỉ sản xuất được một vụ lúa nhờ trời trong năm và năm nào thời tiết thuận lợi lắm mới may mắn thoát khỏi cảnh mua thêm gạo chợ khi giáp hạt. “Ngày trước chúng tôi làm lúa rất khó khăn, cứ phải nhọc công đi tát nước từ các ao hồ lên để cứu lúa, còn bây giờ nước thủy nông ngập cả chân ruộng nên làm nông khá an nhàn và hiệu quả cao gấp bội”, chị Trần Thị Thùy, ở thôn Duy Phiên chia sẻ.
Bắc Phước có diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 120 ha và thuộc vào hạng trung bình về đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã. Nếu trước đây xét trong cùng diện tích canh tác thì năng suất nông nghiệp ở Bắc Phước xếp loại thấp nhất xã nhưng từ khi có nước thủy lợi băng sông tưới tiêu cho vụ đông xuân thì bình quân năng suất lúa ước tính trên 52 tạ/ha. Sắp tới khi hệ thống kênh mương, trạm bơm được đầu tư hoàn chỉnh hơn thì dòng nước này sẽ tràn ngập trên những cánh đồng để cùng nhân dân nơi đây bước vào những vụ hè thu đầu tiên trong “lịch sử” làm nông của mình.
Bây giờ về Bắc Phước chúng tôi đã thấy có sự cơ giới hoá mạnh mẽ hơn trước. Những chiếc máy cày, gặt đập liên hợp đã xuất hiện thay cho sức người làm thủ công “Biết trước được tiềm năng kinh tế nông nghiệp và nhu cầu của bà con nơi đây khi bước vào sản xuất thâm canh nên chúng tôi đã đi trước, đón đầu để phục vụ bà con. Sắp tới người dân sẽ bước vào làm mỗi năm 2 vụ thay cho 1 vụ độc nhất trước đây thì sức kéo của trâu, bò làm sao mà kham nổi với lại kém hiệu quả lắm. Làm nông thời cơ giới hoá ở nơi đây đã bắt đầu rồi”, anh Nguyễn Viết Phương, chủ nhân máy gặt đập liên hợp có giá hơn 400 triệu đồng ở thôn Duy Phiên cho biết.
Có nước quanh năm nên người dân đã tận dụng mở rộng diện tích ao nuôi cá nước ngọt, trồng thêm những loại cây ăn trái, chăn nuôi vịt trên các kênh mương để tận dụng nguồn nước thủy nông. Nhiều hộ nuôi tôm đã cải tạo thêm ao nuôi và chủ động xây dựng ao lắng nước thủy nông để thau chua rửa mặn cho các ao nuôi khi cần thiết. Nhận xét về tiềm năng sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Phước, ông Nguyễn Văn Vui, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Phước cho biết: “Sự kiện nước thủy nông băng sông về trên ốc đảo Bắc Phước đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc phá thế độc canh, độc vụ từ sản xuất nông nghiệp. Từ đây những vụ lúa nhờ trời duy nhất trong năm sẽ không còn nữa mà sẽ dần thay vào đó bằng việc sản xuất 2 vụ/năm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư để kiện toàn việc kiên cố hóa hệ thống kênh mương, đồng thời hỗ trợ cho nhân dân về kỹ thuật canh tác, giống mới để giúp Bắc Phước sớm trở thành một vùng sản xuất lúa trọng điểm. Từ đó, tạo ra bước chuyển biến rõ rệt trong đời sống kinh tế của bà con nơi đây.
Chúng tôi tin rằng, Bắc Phước sẽ phát triển hơn nữa để xứng đáng với tiềm năng sẵn có và góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Triệu Phước”.
Nhơn Bốn
Đến bây giờ đã hơn 1 năm trôi qua kể từ khi các công trình điện lưới phục vụ vùng nuôi tôm Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong đi vào hoạt động, thế ...
Với diện tích chưa bằng 4 cây số vuông, bao quanh bốn bề sông nước, cù lao Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, nổi tiếng về sự trù phú và thịnh ...
Do ảnh hưởng của những cơn bão, lũ trong nhiều năm qua nên hiện nay nhiều đoạn đê biển ở thôn Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong bị sạt lở nghiêm ...
Nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, mạnh dạn tiếp cận đối tượng nuôi mới, cùng với sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông, anh Trần Công Hiếu ở tại thôn ...
Đầu năm 2024, chị Võ Thị Trang (sinh năm 1993) ở Khu phố 7, th ị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị xây dựng trang trại nuôi ốc bươu đen, ứng dụng ...
Những ngày cuối tháng 3, vùng biển bãi ngang xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tấp nập thuyền làm nghề cào ốc ruốc (còn gọi là ốc gạo, ốc chép) của ngư ...
Cù lao Bắc Phước là một vùng đất nằm về phía Bắc của xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, được bao quanh bởi hai nhánh sông Hiếu, Thạch Hãn, có tổng diện tích ...
Qua tìm hiểu, tôm càng xanh có nguồn dinh dưỡng rất cao, được thị trường ưa chuộng hơn so với một số loại thủy sản nước ngọt khác, gia đình anh Phan Văn Phụng ...
QTO - Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Đông Hà đã viết nên những trang sử truyền thống đáng tự hào, là một...
QTO - Vỡ òa hạnh phúc và xúc động khôn nguôi là cảm xúc chung của thân nhân, gia đình 3 liệt sĩ của tỉnh Quảng Trị vừa được Cục Chính sách - Xã hội, Tổng...
(QT) - Đó là thông điệp chiến dịch Giờ Trái đất năm 2017 được diễn ra từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày 25/3/2017. Cùng với các địa phương trong cả nước, Quảng Trị tích...
(QT) - Muốn tìm hiểu về những tấm gương điển hình trong lao động sáng tạo, tôi được anh Phan Hồng Cẩm, Giám đốc Điện lực Thành Cổ giới thiệu về công nhân Nguyễn Việt Vương. Bởi...
(QT) - Với quyết tâm không để hội viên đơn độc trên hành trình vượt qua đói nghèo, những năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát...
(QT) - Nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo sản phẩm an toàn và phát triển bền vững, Quỹ môi trường toàn cầu GEF phối hợp với Hội Khoa học kỹ thuật huyện Cam...
(QT) - Cùng với lực lượng vũ trang trong toàn huyện, Công an huyện Hướng Hóa nói chung và cán bộ, chiến sĩ Đội Công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh trật tự...
(QT) - Năm 2017, tỉnh Quảng Trị sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc. Đặc biệt chuổi hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn dự...