
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Một số trưởng bản của các bản làng đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện miền núi Đakrông bây giờ có tuổi đời rất trẻ. Để thích ứng với sự phát triển của miền núi, các trưởng bản ngày nay đã dùng điện thoại thông minh để lướt web, facebook, trau dồi kiến thức khoa học kĩ thuật, tìm kiếm các mô hình kinh tế phù hợp nhằm truyền đạt cho dân bản, tuyên truyền, vận động người dân bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ hơn.
![]() |
Trưởng bản Cóc Hồ Văn Mắt tìm kiếm mô hình kinh tế trên internet để truyền đạt lại cho người dân bản |
Đặt chân đến bản Cóc (xã Ba Nang, huyện Đakrông), ngồi trong căn nhà sàn khang trang của anh Hồ Văn Mắt (sinh năm 1989), chúng tôi được biết, từ năm 2012 đến nay, anh được người dân trong bản bầu làm trưởng bản. “Được dân tín nhiệm bầu làm trưởng bản, mấy đêm liền, tôi không ngủ được vì lo lắng, nghĩ suy, trăn trở với trọng trách, nhiệm vụ được giao. Làm sao để giúp dân bản vươn lên thoát nghèo bằng các mô hình kinh tế hiệu quả; đẩy lùi những hủ tục còn đeo đẳng trong đời sống của dân bản như nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống phải có sự nỗ lực lớn của trưởng bản, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, hợp sức của người dân”…, anh Mắt chia sẻ.
Huyện Đakrông cách đây vài năm có thể coi là “điểm nóng” của nạn tảo hôn, hôn nhận cận huyết thống. Vấn nạn này đã gây nên tình trạng thất học, nghèo đói... diễn ra ở nhiều bản làng. Cuộc sống của những gia đình trẻ tảo hôn đều nghèo mà nguyên nhân là các cặp vợ chồng này không biết làm kinh tế. Nhiều đứa trẻ sinh ra do tảo hôn thường còi cọc, suy dinh dưỡng, mắc nhiều bệnh tật do bố mẹ quá trẻ, nghèo khó và không biết cách chăm sóc con… Để hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô không phải là chuyện “một sớm, một chiều”. Nhiều trường hợp các em chưa đủ tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân gia đình, khi đến xã xin đăng kí kết hôn, cán bộ xã phải tuyên truyền, vận động, khuyên can, giải thích đủ điều… Nghe vẫn cứ nghe, nhưng khoảng vài tuần, vài tháng sau đã lặng lẽ về ở với nhau, thành vợ thành chồng. Hỏi ra mới biết, cha mẹ những trường hợp này không cần đợi chính quyền địa phương kí giấy đăng kí kết hôn đã mổ bò, lợn, gà… mời dân bản đến ăn cưới. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nghèo khổ, nên muốn xử phạt cũng khó mà thực hiện… “Sinh ra và lớn lên ở miền núi, chứng kiến nhiều trường hợp các em lấy chồng, lấy vợ khi mới 15, 16 tuổi, nhìn các em gầy gò, nhỏ thó, xanh xao bồng ẳm đứa con ốm yếu… mà lòng tôi buồn day dứt. Vậy là, ngoài các buổi họp dân, tôi tìm đến từng nhà, gặp từng người để vận động, tuyên truyền về hệ lụy của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Tôi còn trẻ tuổi, nhiều khi bậc cha chú trong bản có những việc làm không đúng, để khuyên được họ không phải là chuyện dễ… Phải vận động, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân, gia đình cho đồng bào dân tộc thiểu số theo kiểu “mưa dầm, thấm đất” từng ngày, từng tháng để bà con nhận thức dần dần mới hiệu quả. Gần 7 năm đảm nhiệm chức trưởng bản, đến bây giờ tôi có thể khẳng định là bản Cóc không có trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống xảy ra. Ngoài việc chấm dứt được nạn tảo hôn, hôn nhận cận huyết thống ở bản Cóc, thời gian gần đây khi sóng wifi phủ khắp bản làng của xã Ba Nang, cứ rảnh rỗi là tôi lên internet mày mò học hỏi các mô hình, các giống cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao để truyền đạt lại với dân bản. Hiện tại, bản Cóc có 40 hộ (100% đồng bào dân tộc Vân Kiều) không có hộ thiếu đói trong mùa giáp hạt như trước đây. Nhiều gia đình trong bản có thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/ năm từ việc trồng sắn, lúa nước, chăn nuôi, trồng rừng như hộ các ông: Hồ Văn Phương, Hồ Văn Mứt, Hồ Văn Măn, Hồ Văn Dưa…”, Trưởng bản Cóc Hồ Văn Mắt cho biết thêm.
Rời bản Cóc, tôi tìm đến bản Trầm (xã Ba Nang). Trong căn nhà sàn nằm ở đầu bản, Trưởng bản Trầm Hồ Văn Bảy (sinh năm 1988) đang chỉ vào chiếc điện thoại thông minh đang cầm trên tay rồi trao đổi gì đó với nhóm thanh niên trong bản. Thấy khách lạ, nhóm thanh niên trong bản đứng dậy chào chủ nhà và khách để ra về. Hỏi Trưởng bản Trầm Hồ Văn Bảy mới biết, nhóm thanh niên trong bản Trầm tìm đến nhà trưởng bản để trao đổi cách nâng cao năng suất, chất lượng cây sắn KM94 trong vụ sắn tới. “Đến bây giờ, gần 20 ha đất của bản Trầm sau thời gian dài trồng sắn đã bắt đầu thoái hóa đi nhiều nên năng suất, chất lượng sắn không còn cao như trước đây. Để cải tạo đất, tôi cùng với thanh niên trong bản lên internet tìm tài liệu hướng dẫn về cải tạo đất trồng sắn. Muốn cải tạo đất trồng sắn hiệu quả thì sau khi cày xới đất cần bón lót phân chuồng ủ hoai mục và bón thúc phân N.P.K hợp lí; bình quân 1 ha sắn, bón thúc từ 80 kg đạm, 40 kg lân, 80 kg kali trở lên kết hợp với làm cỏ xáo xới đất; tiến hành luân canh, xen canh, rải vụ, trồng sắn theo đường đồng mức (đất dốc) và cây trồng luân canh, xen canh là các loại cây họ đậu, cây che phủ đất nhằm giữ ẩm, hạn chế xói mòn và bổ sung chất hữu cơ cho đất… Trong vụ sắn tới, gia đình tôi cùng với một số hộ gia đình trong bản sẽ tiến hành thử nghiệm kiến thức học hỏi được trên internet ở một số diện tích đất trồng sắn của gia đình. Nếu đạt kết quả tốt, tôi sẽ truyền đạt lại kinh nghiệm cho 54 hộ dân trong bản làm theo. Với đồng bào dân tộc Vân Kiều, muốn nói cho đồng bào nghe, đồng bào hiểu thì bản thân gia đình mình phải làm trước để đồng bào nhìn vào, học tập, làm theo”, Hồ Văn Bảy cho biết.
Các trưởng bản trẻ tuổi của các bản, làng ở huyện miền núi Đakrông hiện là “chiếc cầu nối” dân bản với cộng đồng và là “kênh” tiếp nhận, trau dồi kiến thức khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm phát triển kinh tế từ internet để giúp dân bản từng bước giảm nghèo bền vững.
An Phong
Khi được hỏi về những đóng góp của mình cho sự phát triển của địa phương, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số mà chúng tôi có dịp gặp gỡ đều ...
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ ...
Thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025), Dự án 8 về “Thực hiện ...
Xác định hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu là một trong những nguyên nhân tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT-XH và đời sống của Nhân dân vùng ...
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2023, từ ngày 1-23/8, Ban ...
Người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô thuộc các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh có nhiều phong tục, tập quán tốt nhằm gắn kết cộng đồng dân cư, hướng con người đến ...
Từ ngày 5-16/6, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức tập huấn giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong ...
Năm 2022, nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam và Quyền Giám đốc quốc gia của Plan International đã đến với các em ...
QTO - Đó là khẳng định của anh Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất gỗ Hoàng Minh Đức và ông Nguyễn Đặng Hiến, Chủ tịch Công ty TNHH Sản xuất và...
QTO - May mắn sinh ra vào thời điểm nước nhà thống nhất nên các nhân vật sinh năm 1975 mà chúng tôi gặp gỡ đã chứng kiến bao đổi thay của quê hương. Biết...
(QT) - Bận rộn với việc buôn bán nhưng anh vẫn luôn dành thời gian và tâm huyết để giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn. Nhiều năm nay, anh đã nhân lên những điều tốt đẹp bằng...
(QT) - Dù tuổi đã cao, sức khỏe không còn tốt nhưng nhiều năm qua với tâm niệm giúp đỡ người khác chính là mang lại niềm vui cho mình, vợ chồng ông Hoàng Công Quang (92 tuổi) -...
(QT) - Đồng bào Vân Kiều có những bí quyết chữa bệnh rất giản đơn nhưng hiệu nghiệm lạ lùng. Nhất là những bệnh gân, cơ, xương, khớp. Chuyện này bấy lâu nay cứ lan truyền trong...
(QT) - Học ngành hóa, làm cảnh sát và “say” hương bồ kết, là những mảnh ghép tưởng như chẳng mấy liên quan đến nhau của cuộc đời Thượng úy Trần Thị Mỹ Dung (35 tuổi), công tác...
(QT) - Ông là già làng Hồ Đơ (65 tuổi), ở bản 4, xã Thuận, huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị. Suốt hơn 30 năm làm công việc xã và sau nghỉ hưu cho đến bây giờ, ông luôn hết...
(QT) - Với mong muốn giúp các em nhỏ bị sứt môi, hở hàm ếch có nụ cười tươi sáng, hồn nhiên như bao bạn bè đồng trang lứa, Tổ chức Project Vietnam Foundation (PVNF) thuộc Viện...