Cập nhật: Thứ 6, 05/07/2013 | 11:39 GMT+7

Những người góp phần “xanh hóa” A Dơi

(QT) - Sống trên mảnh đất A Dơi (Hướng Hóa, Quảng Trị) còn nhiều gian khó, song với ý chí không khuất phục trước đói nghèo, lạc hậu, họ vươn lên bằng nghị lực của chính mình, làm giàu chính đáng trên đất quê hương. Những kết quả đạt được của họ đã góp phần giúp bà con vùng khó có thêm động lực để suy nghĩ, tìm tòi cách thức thoát nghèo. Nói được, làm được Đó là phương châm sống của cựu chiến binh Hồ Văn Cờn (tức Côn Nghĩa) ở thôn Prin C. Trong mỗi việc làm, lời nói của ông luôn chứa đựng những ý nghĩa thiết thực nhằm giáo dục con cháu sống phải tự lực, biết tìm những việc làm thích hợp với bản thân; đóng góp công sức xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; đoàn kết với bà con trong thôn bản xây dựng đời sống văn hóa mới cũng như giữ gìn an ninh trật tự địa phương.

Cán bộ xã và sĩ quan biên phòng thăm mô hình kinh tế của gia đình ông Cờn

Khi các con trưởng thành, ông Cờn cho các con tách hộ ở riêng, chia đất cho mỗi người để tự làm ăn. Đi trước nêu gương, ông bắt tay vào khai hoang, vỡ đất trồng trọt, đào ao thả cá. Ông nghiên cứu xem đất đai, khí hậu của A Dơi phù hợp với cây gì và phù hợp với khả năng sức lao động của một người tuổi trên 75 như mình. Tham khảo một số mô hình ở xã Thanh, A Túc, Xy..., ông quyết định đầu tư trồng 1 ha cây bời lời, đào 2 ao cá, mỗi ao rộng hơn 128 m 2 . Bên cạnh đó, ông tập trung trồng thêm một số cây lương thực như ngô, sắn, khoai và hoa màu phục vụ gia đình. Số cây bời lời của ông trồng nay đã 5 năm tuổi, bình quân mỗi tháng ông thu về hơn 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông nuôi các loại cá truyền thống để cải thiện chất lượng bữa ăn cho gia đình. Anh Hồ Văn Thăng, Phó Chủ tịch UBND xã A Dơi đánh giá: “Ông Hồ Văn Cờn là một trong số ít người cao tuổi ở xã có sức khỏe, dám nghĩ, dám làm trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần làm phong phú các mô hình kinh tế ở xã. Bên cạnh đó, ông là đội trưởng đội cồng chiêng của xã, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội của địa phương. Noi gương ông, nhiều người trẻ tuổi ở xã đến học tập kinh nghiệm làm ăn, đầu tư trồng bời lời, sắn, cao su… Mỗi lúc họp mặt con cháu đông đúc, ngồi trên nhà sàn ông Cờn thường kể về những năm tháng mình tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Rồi ông hướng các con, cháu cần chăm chỉ học hành không chỉ để biết chữ mà phải học đến nơi đến chốn, không như ông vì điều kiện, thời thế mà học hành dở dang. Cần phải thường xuyên theo dõi sách, báo, ti vi để biết các thông tin, thời sự trong nước và quốc tế, đặc biệt là các hướng dẫn khoa học kỹ thuật về nuôi trồng để áp dụng vào thực tế... Nghe lời cha, các con ông ai cũng mạnh dạn đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo. Tham quan ngôi nhà sàn giản dị của Hồ Văn Cờn, ai cũng phải nể phục bởi những thành tích của ông được thể hiện trên từng bằng khen, giấy khen trên tường nhà. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Ba. Trong thời bình, với sự mẫu mực, tích cực dựng xây quê hương ngày càng đổi mới, ông vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có nhiều thành tích trong công tác mặt trận ở thôn Prin C năm 2012; được Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh tỉnh tặng chữ vàng danh dự “Trọn nghĩa nước non, thắm tình đồng đội”; Ban tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng “Bản hùng ca Khe Sanh” của huyện nhân kỷ niệm 45 năm ngày chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa khen thưởng diễn viên xuất sắc… Giàu lên từ “vàng trắng” Lên A Dơi lập nghiệp theo diện kinh tế mới hơn 10 năm nay, gia đình anh chị Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Thị Nguyệt ở thôn Tân Hải rất nhanh nhạy trong việc tìm kiếm mô hình phát triển kinh tế hiệu quả cao. Được dự án đa dạng hoá nông nghiệp cho vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật, anh chị đầu tư trồng 3 ha cao su. Nhận thấy cây cao su ở đồng bằng đã giúp nhiều nhà thoát nghèo, giàu có, anh chị quyết tâm gắn bó với loại cây này và tin tưởng vào một tương lai no ấm, đủ đầy.

Cây cao su mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình anh Dũng

Thời gian vừa trồng cao su từ 1-7 năm tuổi, anh Dũng tìm về những hộ trồng cao su ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ học tập kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc, khai thác cao su. Bên cạnh đó, anh được cán bộ nông nghiệp huyện động viên, hỗ trợ kỹ thuật. Chị Nguyệt nhanh nhạy trong buôn bán, làm ăn, bàn bạc với chồng mở dịch vụ phân bón phục vụ cho bà con vùng khó. Trong khi chờ cao su cho khai thác, anh chị đầu tư trồng thêm 0,5 ha cà phê, làm vườn, nuôi gà… Năm 2012, vườn cao su của anh Dũng và chị Nguyệt được đưa vào khai thác lứa mủ đầu tiên, lúc cao điểm, mỗi ngày anh chị thu nhập trên 850 nghìn đồng, có tháng trên 20 triệu đồng từ tiền bán mủ cao su. Cộng với nguồn lãi từ dịch vụ phân bón, cà phê, làm vườn và chăn nuôi mỗi năm anh chị lãi từ 150- 200 triệu đồng. Từ nguồn thu được, ngoài dành cho con cái ăn học, hai năm nay, anh chị đầu tư trồng thêm 1 ha cao su, xen canh gần 1 ha sắn KM 94. Là người năng nổ, nhiệt tình, có năng lực trong các hoạt động địa phương, năm 2003, anh Dũng đảm trách cương vị Phó Công an xã, từ năm 2004-2011 được bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã, từ năm 2011 đến nay là Chủ tịch UBMT xã A Dơi. Anh Hồ Văn Thăng, Phó Chủ tịch UBND xã A Dơi cho biết: “Các loại cây công nghiệp dài ngày và cây lâm nghiệp đang dần chiếm ưu thế và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở vùng Lìa. Do đó, xã A Dơi chú trọng vận động nhân dân trồng cây cao su và cây bời lời. Bên cạnh đó, lấy nguồn thu cây sắn để đầu tư trồng những cây có giá trị kinh tế cao theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. Riêng với anh Nguyễn Văn Dũng, những năm qua anh đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên của xã. Là người làm công tác mặt trận, anh đã xây dựng mô hình kinh tế gia đình hiệu quả để có cơ sở vận động bà con làm theo, thoát nghèo bền vững”. Cách đây 10 năm, diện tích các loại cây cao su ở Hướng Hóa còn ít, nhưng đến nay, tổng diện tích cây cao su toàn huyện lên đến 672 ha, trong đó có 520 ha cao su tiểu điền, từ năm 2012 đến nay có hơn 200 ha đã đưa vào khai thác. Riêng xã A Dơi có khoảng 170 hộ người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trồng cao su. Hiện toàn xã có khoảng 100 hộ có cuộc sống tốt hơn nhờ thu hoạch mủ cao su, đặc biệt có những gia đình thu nhập từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng/ngày. Gia đình anh Nguyễn Văn Dũng là một trong những hộ đã tạo động lực để nhiều người trong xã A Dơi nói riêng, huyện Hướng Hóa nói chung phấn đấu giàu lên từ loại cây “vàng trắng” này. Bài, ảnh: KÔ KĂN SƯƠNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thôn Prin Thành giữ lấy rừng xanh
22:10 20/02/2023

Hàng chục năm nay, người dân thôn Prin Thành, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa cùng nhau gìn giữ, bảo vệ những cánh rừng trên địa bàn. Từ cánh rừng tự nhiên sản xuất ...

Lạc vào “lãnh địa” giáng hương cổ thụ
22:10 31/05/2024

Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào những cánh ...

Bước chuyển mình ở một vùng quê cách mạng
1:10 sáng Thứ 3

Xã Lìa, huyện Hướng Hóa có phần lớn đồng bào dân tộc Pa Kô sinh sống. Đây là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng của những người con mang họ Bác Hồ một ...

Những cảm xúc tháng Tư bên dòng Bến Hải...

Những cảm xúc tháng Tư bên dòng Bến Hải...
11:40 tối Thứ 3

QTO - Mấy tuần trước, Báo Tiền Phong vừa tổ chức giải Marathon truyền thống lần thứ 66 của tờ báo này ở Quảng Trị mang tên “Khúc khải hoàn” nhân dịp 50 năm...

“Rau ráng” rứa thôi…!

“Rau ráng” rứa thôi…!
08:23 29/06/2013

(QT) - Rau xanh là nguyên liệu không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt, dẫu đó có là món “nem công chả phượng” hay “dưa cà mắm muối”. Riêng với Quảng Trị, có người...

Thạc sĩ mê mắm ruốc và duyên nợ với quê nhà

Thạc sĩ mê mắm ruốc và duyên nợ với quê nhà
07:26 22/06/2013

(QT) - Tuổi thơ được nuôi lớn từ chiếc thuyền nan lam lũ của người cha ngày ngày cần mẫn với nghề chài lưới trên sông Thạch Hãn, Đào Thị Hằng (thị trấn Ái Tử, Triệu Phong,...

Khát vọng của một Hiệp sĩ giao thông

Khát vọng của một Hiệp sĩ giao thông
05:49 18/06/2013

(QT) - Nhiều người đi biển thường không dám cứu người đuối nước bởi như một lời nguyền, việc cứu người bị đuối nước rồi sẽ phải đền mạng giữa trùng khơi. Thế nhưng gần 17 năm...

Phóng sự ảnh: Cùng hướng về cộng đồng

Phóng sự ảnh: Cùng hướng về cộng đồng
06:56 17/06/2013

(QT) - Ngày hội thanh niên hành động làm theo lời Bác trong tuổi trẻ toàn tỉnh Quảng Trị với nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi, ý nghĩa. Đây thực sự là một đợt thi đua cao điểm...

Đánh thức A Po Ly Hong

Đánh thức A Po Ly Hong
06:36 15/06/2013

(QT) - Với vẻ đẹp tự nhiên lộng lẫy, hang động A Po Ly Hong là niềm tự hào của đồng bào Pa Kô ở xã Tà Rụt cũng như huyện Đakrông. Tuy nhiên, đến nay nhiều du khách khi đặt chân...

“Tôi là người nhạc sĩ của Quảng Trị”

“Tôi là người nhạc sĩ của Quảng Trị”
06:30 08/06/2013

(QT) - Lâu lắm rồi, nhạc sĩ Huy Thục mới trở lại Quảng Trị, thăm các địa danh đã gắn bó với ông một thời ở Khe Sanh, Cam Lộ... Mảnh đất này đã gợi cho ông nhiều cảm hứng để...

Thời tiết

24°C - 32°C
Có mây, không mưa
  • 25°C - 32°C
    Có mây, không mưa
  • 25°C - 32°C
    Có mây, có mưa rào
POWERED BY
Việt Long