
{title}
{publish}
{head}
QTO - Hướng Hóa hiện có hơn 94.000 dân, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm gần 50%. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện hơn 115.000 ha, đất có khả năng sản xuất nông, lâm nghiệp khá lớn. Những năm qua, huyện Hướng Hóa đã tập trung xây dựng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai và lợi thế của địa phương, đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao giá trị thu nhập cho người dân.
![]() |
Phát triển cây thanh long ở Hướng Hóa - Ảnh: N.Đ.P |
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hướng Hóa Hoàng Đình Bình cho biết: Từ năm 2016 đến nay, huyện đã triển khai thực hiện khoảng 20 mô hình sản xuất mới trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Nổi bật là các mô hình trồng lúa nước sử dụng công cụ sạ hàng thực hiện vụ đông xuân 2016 - 2017 tại thôn Hà Lệt, xã Tân Thành; thôn Cheng, Bụt Việt, xã Hướng Phùng; thôn Coóc, xã Hướng Linh, năng suất trung bình đạt 52 - 55 tạ/ha, cao hơn ruộng đại trà 8 - 10 tạ/ha, lại vừa giảm chi phí sản xuất, giảm công lao động. Mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô triển khai trong vụ hè thu năm 2017, toàn huyện chuyển đổi 71,1 ha đất trồng lúa thiếu nước, kém hiệu quả sang trồng ngô, đem lại nguồn thu nhập khoảng trên 50 triệu đồng/ ha/vụ, ngoài ra phụ thu từ thân ngô tươi để chế biến thức ăn cho gia súc.
Mô hình trồng sắn xen lạc vụ đông xuân 2016 - 2017 triển khai tại các xã Hướng Tân, Tân Lập, Hướng Sơn, Hướng Việt, có 20 hộ tham gia với diện tích 4 ha, đã đưa lại nguồn thu nhập 62 triệu đồng/ha. Mô hình trồng và chăm sóc cây chuối mật mốc theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các xã Tân Long, Thanh của 25 hộ, với diện tích 20 ha. Hiệu quả đưa lại là chuối phát triển xanh tốt, quả chuối to, ít sâu bệnh, màu sắc đẹp, năng suất năm đầu lợi nhuận thu được 21 triệu đồng/ha, các năm tiếp theo trên 35 triệu đồng/ha.
Từ năm 2017 đến năm 2020, với kinh phí hỗ trợ gần 1,6 tỉ đồng, nông dân các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Hướng Sơn, thị trấn Khe Sanh đã thực hiện mô hình tái canh trồng mới cây cà phê với hơn 600 ha, cho năng suất tăng từ 1,2 - 1,5 lần so với các vườn cà phê kinh doanh từ năm thứ 10 trở lên.
Mô hình trồng cây chanh leo liên kết với Công ty Nafoods Tây Bắc được triển khai từ năm 2018 ở các xã Tân Lập, Tân Liên, Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, đến nay hiện có 24 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 200 tấn, bình quân mỗi héc ta cho thu nhập hơn 250 triệu đồng.
Mô hình ứng dụng công nghệ Obi-Ong biển, cải tạo vườn cà phê già cỗi liên kết theo chuỗi giá trị được triển khai thực hiện tại các xã Hướng Tân, Hướng Phùng với 9 ha, có 13 hộ tham gia, trên diện tích cà phê từ 8 - 10 năm tuổi. Kết quả vườn cây cà phê phát triển tốt, số lá mới ra nhiều hơn, lá xanh đậm, dày, chồi non ra nhiều, rễ tơ phát triển, năng suất tương đương với các vườn cà phê không già cỗi.
Mô hình trồng gừng áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) triển khai ở các xã Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Lập, năng suất bình quân đạt từ 18 - 20 tấn/ha, cao hơn các vườn gừng trồng bình thường từ 2 - 4 tấn/ha.
Mô hình nuôi cá truyền thống triển khai ở thôn Tân Thuận, xã Tân Lập; thôn Tân Hào, xã Tân Liên; thôn A Cha, xã A Xing; thôn Húc Thượng, xã Húc; thôn Xa Bai, xã Hướng Linh; thôn Mã Lai, xã Hướng Phùng, với diện tích 1,15 ha, gồm 18 hộ tham gia. Thông qua mô hình trình diễn, người dân đã tiếp thu kỹ thuật quản lý ao, phòng trừ dịch bệnh, chăm sóc, năng suất đạt từ 7 - 9 tấn/ ha.
Mô hình nuôi bò sinh sản bán thâm canh, vỗ béo triển khai ở các xã Tân Thành, Tân Lập, Tân Liên, Tân Hợp với kinh phí 300 triệu đồng, trong đó hỗ trợ 16 con bò nái lai sind/08MH, đến nay đã sinh sản 8 con bê. Số bê này sẽ chuyển giao cho các hộ trên địa bàn để nhân rộng mô hình.
Mô hình nuôi hươu khai thác nhung của bà Hồ Thị Thanh ở thôn Đại Độ, xã Hướng Phùng với số lượng 20 con. Mô hình trồng cây sa nhân tím làm dược liệu dưới tán rừng phục hồi với vốn đầu tư hơn 200 triệu đồng cho 11 hộ ở thôn Ruộng, xã Hướng Tân; thôn Tân Pun, xã Hướng Phùng.
Mô hình trồng rừng sản xuất tập trung và phân tán bằng cây keo lai ở các xã Hướng Linh, Hướng Lộc, Ba Tầng, Húc, Tân Long, Tân Thành, Tân Liên, Tân Lập, Xy, A Dơi, A Xing, với kinh phí 1.086 triệu đồng, đã thực hiện trồng 267 ha rừng...
Với kết quả đạt được, việc xây dựng các mô hình sản xuất mới đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân, nhất là nông dân người đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở các xã vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện.
Ông Hoàng Đình Bình cho biết thêm, để tiếp tục thực hiện hiệu quả phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025, thúc đẩy công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững ở địa phương, thời gian tới, huyện Hướng Hóa triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa; tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; huy động các nguồn lực, phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả; đẩy mạnh xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ giữa kinh tế hộ với doanh nghiệp, với thị trường để đưa nông nghiệp lên sản xuất quy mô lớn hơn, có giá trị cao hơn; tiếp tục thực hiện và quản lý tốt đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê chè; xây dựng mô hình sản xuất cà phê được cấp giấy chứng nhận 4C, triển khai xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam với diện tích khoảng 160 ha tại xã Hướng Phùng; thực hiện chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao tại các xã Hướng Phùng, Tân Hợp, Hướng Tân, Hướng Linh, Tân Liên, Tân Lập…
Tiếp tục thực hiện đề án chuyển đổi một số diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác như cao su, cây ăn quả đối với các xã vùng Lìa, với diện tích 300 ha; nhân rộng mô hình trồng cây chanh leo gắn với liên doanh, liên kết tại các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập với diện tích 30 ha/năm; đầu tư trồng các loại hoa cây cảnh, rau an toàn, xây dựng mô hình trồng rau, hoa nhà màng, nhà lưới ứng dụng công nghệ cao, sử dụng hệ thống tưới nước tại các xã Tân Hợp, Hướng Tân, Tân Lập, thị trấn Khe Sanh và Lao Bảo với quy mô 5.000 m2 ; nhân rộng mô hình trồng cỏ nuôi bò bán thâm canh, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, chăn nuôi lợn an toàn sinh học; tập trung phát triển kinh tế rừng, kinh tế vườn, đồi, kinh tế nông hộ.
Tăng cường công tác quản lý giống, tích cực hướng dẫn Nhân dân lựa chọn cây, con giống bảo đảm chất lượng hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với đặc thù của địa phương; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khảo nghiệm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến vào sản xuất; khuyến khích các loại hình hợp tác xã sản xuất, chế biến, phát huy được những lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp thế mạnh của địa phương. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để nâng cao hiệu quả công tác phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa, góp phần xây dựng Hướng Hóa phát triển nhanh và bền vững.
Nguyễn Đình Phục
Từ nguồn vốn các chương trình, dự án và sự đóng góp của người dân, huyện Hướng Hóa đã tập trung triển khai một số mô hình nông, lâm nghiệp hiệu quả. Qua đó, ...
Thời gian qua, cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, khu vực nông thôn của trung ương và của tỉnh, huyện Hướng Hóa đã ban hành các cơ chế, ...
Những năm qua, các cấp hội nông dân huyện Hướng Hóa luôn đồng hành triển khai hiệu quả các chương trình, hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, chuyển ...
Xác định sản xuất nông nghiệp là một trong những thế mạnh của địa phương, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ...
Nhờ có lợi thế về đất đỏ ba dan màu mỡ và khí hậu ôn hòa nên huyện Hướng Hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng chủ lực. Vì thế, huyện đã ...
Hướng Hóa là huyện miền núi biên giới có nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu thuận lợi phát triển các loại cây trồng chủ lực như: cà phê, sắn, chuối, ...
Những năm qua, huyện Hướng Hóa luôn chú trọng đến việc hỗ trợ, tuyên truyền, vận động người dân tăng cường đưa máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất nông ...
2 năm qua, tuy gặp những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức, chỉ đạo sản xuất trên tất cả các ...
QTO - Chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP hướng đến các đối tượng có thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức chưa có nhà ở...
QTO - Thời gian gần đây, xã Thuận, huyện Hướng Hóa đã tranh thủ được nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo giống vật...
QTO - Quỹ hỗ trợ nông dân là một trong những nguồn tín dụng giúp nông dân phát triển sản xuất với lãi suất ưu đãi. Nhiều năm qua, nông dân trên địa bàn...
QTO - Có thể thấy giai đoạn 2017 - 2020, ngành chăn nuôi của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Đó là giá sản phẩm chăn nuôi trong các năm này giảm...
QTO - Phát huy phẩm chất cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, cựu chiến binh Nguyễn Thành Đức ở thôn An Lộng, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong luôn là...
QTO - Giữa cái nắng gay gắt trong mùa khô hạn tháng 8, đến các Hợp tác xã Vĩnh Hiền, xã Hiền Thành và Hợp tác xã Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh,...
QTO - Những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU (Nghị quyết số 04) ngày 20/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về đẩy mạnh cơ cấu lại nông...
QTO - Nhằm từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Đakrông, năm 2019 UBND tỉnh...