Cập nhật: Thứ 4, 10/09/2008 | 15:23 GMT+7

Những đứa con ngược Bắc tìm cha ( kỳ 1)

Họ là những giọt máu được hoài thai từ mối tình đẹp giữa các chiến sĩ giải phóng quân cùng cô gái làng nơi dừng chân trú quân trên đường tiến vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). 33 năm sau chiến tranh, trong dòng người xuôi, ngược đi kiếm tìm di hài các liệt sĩ là thân nhân của họ hy sinh trên chiến trường miền Nam vẫn còn đó những đứa con âm thầm ngược Bắc tìm cha. Kỳ I: Ngày hạnh ngộ Cách đây 36 năm (năm 1972) trên đường tiến quân vào giải phóng miền Nam, Tiểu đoàn 18 (thuộc Trung đoàn 275, Sư đoàn 367) đóng quân gần 2 năm (năm 1972-1973) tại làng Hà Tây (xã Triệu An, Triệu Phong). Chính trong quãng thời gian đó, ông Nguyễn Quốc Phái (là chiến sĩ của Tiểu đoàn 18) làm quen rồi yêu bà Nguyễn Thị Luyến. Kết quả của mối tình đẹp ấy, bà Luyến mang thai và âm thầm chờ đợi tin tức người yêu cho đến ngày bà lâm trọng bệnh qua đời tại quê nhà. 33 năm sau (năm 2006), người con trai Nguyễn Thanh Tâm nhờ người ra Bắc tìm cha. Biết con mình còn sống ở miền quê ông từng đóng quân, ông Phái vội vã cùng vợ vào nhận mặt con mình. Ngày gặp lại, cha- con chỉ biết nhìn nhau trong nghẹn ngào nước mắt...

Đại gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm ngày gặp lại nhau
Ngồi trong căn nhà khang trang nằm sát đoạn sông hợp lưu giữa hai con sông Hiếu, Thạch Hãn trước khi đổ ra biển Cửa Việt của mình, anh Nguyễn Thanh Tâm cứ ngân ngấn nước mắt khi kể cho tôi nghe câu chuyện gặp lại cha mình sau quãng thời gian 35 năm đằng đẵng không biết cha mình còn sống hay đã hy sinh trên đường tiền quân vào giải phóng miền Nam. Anh ngậm ngùi kể: Năm 1985, lúc ấy anh khoảng 11 tuổi (anh sinh năm 1974) sau thời gian dài làm lụng vất vả nuôi anh, mẹ anh mắc phải căn bệnh ung thư rồi qua đời. Phút hấp hối, mẹ anh chỉ kịp trăn trối với anh là cha anh tên Phái, hình như quê ở tỉnh Hà Bắc (cũ), trước đây là chiến sĩ của một đơn vị về đóng quân tại làng. Rồi dặn anh rằng phải cố gắng nương tựa hàng xóm láng giềng để sống chờ ngày cha quay lại tìm con. Chỉ chừng đó thông tin về người cha mà anh chưa từng gặp mặt. Thời gian trôi qua nhanh mà bóng dáng người cha vẫn “bặt vô âm tín”. Nhiều lúc, anh tự an ủi mình có thể cha anh đã hy sinh tại chiến trường miền Nam thì làm sao mà về tìm anh được. Mãi đến năm 2005, từ bức thư của ông Bùi Văn Long ở thôn Mục (xã Trường Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) nguyên trước đây là chiến sĩ Đại đội 6 (Tiểu đoàn 18, Trung đoàn 275, Sư đoàn 367) gửi con gái tên Nguyễn Thị Bé (có hoàn cảnh giống như Nguyễn Thanh Tâm sẽ được đề cập đến trong bài sau), anh nhờ Bé gửi thư ra hỏi ông Long tin tức của cha mình. Ngày 25/6/2005, ông Long trực tiếp gửi thư vào cho anh và cho anh biết cha anh hiện đang sống ở thôn Dùm (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang). Tháng 8/2005, trong lần về quê của bạn anh tên là Sâm (quê ở Bắc Giang), anh nhờ bạn tìm về tận thôn Dùm để biết thêm hoàn cảnh của cha anh hiện tại. Qua lời kể của cha anh với người bạn, anh được biết cha anh tên họ đầy đủ là Nguyễn Quốc Phái hiện đã có gia đình và có 4 con là Nguyễn Quốc Đoàn, Nguyễn Quốc Viên, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Thị Nam; cuối năm 1972 là chiến sĩ Tiểu đoàn 18 đóng quân gần 2 năm (năm 1972-1973) tại thôn Hà Tây sau đó Tiểu đoàn 18 chuyển quân lên đóng tại Cam Lộ. Đến năm 1974, khi mẹ anh sinh anh thì cha anh theo Tiểu đoàn 18 vào đóng quân tại vùng rừng núi A Sầu-A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế) một thời gian rồi nhận lệnh tiến vào giải phóng miền Nam. Năm 1976, cha anh xuất ngũ về quê lấy vợ tên là Nguyễn Thị Cầu (người cùng quê với cha anh). Trước đó, trong thời gian Tiểu đoàn 18 đóng quân tại vùng rừng núi A Sầu - A Lưới, cha anh nhiều lần gửi thư cho mẹ anh nhưng không thấy hồi âm. Cha anh cứ tưởng mẹ anh đã đi lấy chồng, nên khi xuất ngũ về quê, cha anh lập gia đình mà không quay lại để tìm mẹ anh nữa vì sợ sẽ anh hưởng đến hạnh phúc riêng tư của người yêu. Thư gửi con trai của chồng
Anh Tâm cùng con trai đọc lại lá thư bà Nguyễn Thị Cầu gởi cho anh
Sau phút trầm ngâm khi kể cho tôi nghe câu chuyện về hành trình tìm cha của mình, anh lục tủ lấy ra bức thư đã nhàu đưa cho tôi rồi bảo đó là bức thư của người bây giờ trở thành người mẹ thứ hai của anh trong sự kính trọng của anh trước những tình cảm mà bà dành cho anh, đứa con riêng của chồng bà. “Thôn Dùm, ngày 25/9/2005, Hai con cùng cháu yêu thương của mẹ. Qua trang giấy mỏng này, cho mẹ được giãi bày đôi dòng tâm sự cùng hai con nhé. Các con biết không?! Ngày mẹ lấy bố con, mẹ không hề biết rằng bố con đã có đứa con tại Quảng Trị, mãi cho đến khi sinh em Nguyễn Quốc Đoàn, bố con mới cho mẹ biết sự thật. Có thể, bố con giấu mẹ vì sợ mẹ buồn. Khi biết được tin ấy, mẹ nhiều lần giục bố con gửi thư vào cho mẹ con nhưng mấy lần gửi thư vẫn không thấy hồi âm trở lại của mẹ con. Bấy giờ, do điều kiện đi lại khó khăn nên bố, mẹ không thể vào Quảng Trị để tìm con được. Từ đó, bố, mẹ bặt tin về con và mẹ con cho đến tận bây giờ. Vừa rồi có anh Sâm, người Bắc Giang là bạn con có ghé qua nhà báo tin cho bố, mẹ biết là con hiện sống ở thôn Hà Tây và vẫn khoẻ mạnh, điều đó khiến bố, mẹ mừng đến rơi nước mắt. Cũng qua lời anh Sâm kể lại thì mẹ con sau thời gian dài tần tảo nuôi con đã lâm trọng bệnh qua đời. Biết được chuyện đó, lòng mẹ càng xót xa, đớn đau nhiều. Đêm đêm cứ nghĩ đến mẹ con là mẹ lại rơi nước mắt. Cùng là phận đàn bà với nhau nên mẹ phần nào hiểu được sự cô đơn vò võ nuôi con một mình của mẹ con. Sự cô đơn, thiếu vắng, đau đớn càng nhân lên gấp bội khi mẹ con phải chiến đấu với bệnh tật mà không có sự chăm sóc của bố con, trong khi mẹ có được hạnh phúc là sống cạnh bố con, được bố con yêu thương, chăm sóc, mẹ càng kính trọng mẹ con cũng như càng thương con hơn. Con hãy thông cảm, tha thứ cho cha con, cho mẹ cùng các em con. Tất cả cũng chỉ tại hoàn cảnh chiến tranh...” Nước mắt ngày gặp lại 11 giờ đêm 25/9/2006, sau nhiều lần cha -con gặp nhau qua điện thoại, ông Phái cùng vợ vào đến thị xã Đông Hà trên chuyến xe tốc hành xuôi vào Nam. Từ chiều, anh Tâm lên đón ông Phái tại bến xe. Xuống xe, cha con ôm chầm lấy nhau khóc oà. Ông Phái nghẹn ngào nói với con trong nước mắt rằng hãy tha thứ cho ông. Anh Tâm vừa khóc vừa gật đầu mà chẳng nói nên lời. Bà Cầu (vợ ông Phái) đứng cạnh chồng cùng đứa con riêng của chồng chậm rãi đưa tay lau giọt nước mắt lăn xuống má. Đêm đó, mặc trời đổ mưa như trút nước, hai cha con cứ đứng ở bến xe để nói với nhau bao điều giấu kín trong lòng bây giờ mới vỡ oà như những giọt mưa. (Còn nữa) Bài ảnh: Hoàng Tiến Sỹ-Minh Đức * Kỳ sau: 30 năm mới tìm được quê cha


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tìm lại thông tin cho liệt sĩ Sư đoàn 308
22:00 20/09/2024

Dưới cái nắng của một ngày cuối hạ, 3 cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 308 miệt mài đi từng hàng mộ chí ở Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) quốc gia Đường 9 để tìm kiếm ...

Cha, con và cuộc đoàn tụ sau hơn 30 năm
22:55 05/04/2024

Cuộc sống mưu sinh khó nhọc khiến đôi khi ông Lê Đức Minh quên đi giọt máu mà mình đã để lại nơi chiến trường Campuchia năm xưa. Nhưng ở độ tuổi xế chiều, sự ...

Giải mã những di vật liệt sĩ
23:36 26/04/2024

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng đâu đó trên khắp mọi miền đất nước, những người vợ, người mẹ, người con vẫn đau đáu nỗi mong mỏi tìm được các thông ...

50 năm ngày ký Hiệp định Paris
23:07 25/01/2023

(QĐND) - Thắng lợi của Hiệp định Paris là đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975). Đây là văn kiện pháp lý quốc ...

Giữ cốt cách người Quảng Trị

Giữ cốt cách người Quảng Trị
0:20 sáng nay

QTO - Đó là khẳng định của anh Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất gỗ Hoàng Minh Đức và ông Nguyễn Đặng Hiến, Chủ tịch Công ty TNHH Sản xuất và...

Nghĩa tình ở một vùng biên giới

Nghĩa tình ở một vùng biên giới
08:02 08/09/2008

Bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo là bản trong diện tái định cư Khu kinh tế- thương mại đặc biệt Lao Bảo, có 151 hộ gia đình với hơn 750 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc anh em sinh sống...

Hiệu quả từ công tác truyền thông

Hiệu quả từ công tác truyền thông
09:23 07/09/2008

Năm 2008 là năm quan trọng đối với công tác DS-KHHGĐ của tỉnh Quảng Trị, là năm thứ 3 tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, là năm thực hiện...

Triệu Lăng được mùa... đại học

Triệu Lăng được mùa... đại học
03:44 06/09/2008

Ông Đặng Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Triệu Lăng (Triệu Phong) phấn khởi cho biết: “Tính đến thời điểm hiện tại (ngày 29/8/2008) đã có 30/70 học sinh Triệu Lăng vừa tốt nghiệp...

Thời tiết

23°C - 30°C
Có mây, không mưa
  • 25°C - 31°C
    Có mây, không mưa
  • 24°C - 32°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long