Cập nhật:  GMT+7

Những Bí thư Thành ủy Huế quê Quảng Trị

(QT) - Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhiều chiến sĩ cộng sản quê quán ở Quảng Trị đã hoạt động hầu khắp các thành phố lớn dọc miền Trung từ Thanh Hóa, Vinh vào đến Bình Thuận và giữ những chức vụ Bí thư Tỉnh ủy hay Thành ủy. Đồng chí Đoàn Bá Thừa đã từng giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa từ năm 1936, rồi Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận và một số tỉnh Nam Trung Bộ (từ năm 1931, đồng chí Đoàn Bá Thừa là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị). Đồng chí Hồ Tri Tân (tức Hồ Tỵ) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam từ năm 1930 – 1931. Đồng chí Trần Công Xứng giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế từ năm 1937. Đồng chí Hồ Xuân Lưu (Trần Quốc Thảo) giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Sài Gòn vào giai đoạn khó khăn nhất sau khi đồng chí Lê Duẩn được Bác Hồ và Bộ Chính trị điều ra miền Bắc năm 1937.

Làng quê ngày mới -Ảnh:HỒ CẦU

Riêng thành phố Huế là đô thị lớn và cũng là trung tâm chính trị thời bấy giờ. Đây là nơi đầu não bộ máy cai trị của vương triều cuối cùng nhà nước phong kiến Việt Nam. Huế lại gần tỉnh Quảng Trị, vừa thuận lợi giao thông về đường bộ, đường sắt, đường thủy, vừa có nhiều trường Trung học nổi tiếng, nên thanh niên Quảng Trị vào học rất đông và tiếp thu nền văn hóa tiến bộ do sách báo từ Pháp chuyển về. Và tất nhiên chủ nghĩa Mác – Lênin cũng du nhập đến với Huế sớm hơn nhiều tỉnh thành ở Trung Bộ. Ngoài các trường Trung học danh tiếng, Huế có Trường Bán công, nay là Trường Cao đẳng Công nghiệp, cũng thu hút một lực lượng thanh niên đến học. Lớp thanh niên này đã tốt nghiệp Cao Đẳng Tiểu học, nhưng vì gia cảnh không theo học các Trường Trung học nên vào học Trường Bán công để kiếm việc làm. Ở Quảng Trị, một số người theo học Trường Bán công, sau này trở thành tướng lĩnh hay Bộ trưởng như các đồng chí Trần Sậm người xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng, là Thượng tướng rồi Bộ trưởng Bộ Vật tư. Đồng chí Nguyễn Hữu Mai, ở thị trấn Diên Sanh, Hải Lăng là Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp. Từ năm 1930 đến khi thực dân Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam năm 1947, nhiều chiến sĩ cộng sản gốc Quảng Trị đã hoạt động ở thành phố Huế và được phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Huế. Đồng chí giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Huế sớm nhất là đồng chí Lê Chưởng. Đồng chí Lê Chưởng hoạt động cách mạng từ rất sớm ở quê nhà Triệu Phong, Quảng Trị, sau được phân công hoạt động tại thành phố Huế và giữ chức vụ Bí thư Thành ủy. Năm 1936, Lê Chưởng là Bí thư Xứ ủy Trung kỳ (trước đồng chí Lê Chưởng là đồng chí Lê Duẩn). Đồng chí giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Huế sau đồng chí Lê Chưởng là Hồ Xuân Lưu. Đồng chí Hồ Xuân Lưu quê ở xã Triệu Thành, Triệu Phong cùng với anh ruột là Hồ Chơn Nhơn vào Đảng và hoạt động rất sớm tại Quảng Trị và Huế, cùng thời kỳ với đồng chí Lê Duẩn. Năm 1937, đồng chí Hồ Chơn Nhơn bị Pháp đày lên nhà tù Buôn Ma Thuột và hy sinh trong nhà tù. Riêng đồng chí Hồ Xuân Lưu cùng với đồng chí Lê Duẩn hoạt động ở Sài Gòn và Nam Bộ. Hoạt động ở nội thành Sài Gòn với cương vị là Bí thư Thành ủy, mặc dù được cơ sở bảo vệ rất bí mật, nhưng mật thám Mỹ - Diệm vẫn dò ra và đồng chí đã bị bắt, bị thủ tiêu tại một ngôi nhà ở đường Lý Chính Thắng, Quận 3. Sau năm 1975, thành phố Hồ Chí Minh có tên đường để ghi nhận công lao của một đồng chí Bí thư đã hy sinh vì thành phố thân yêu. Đó là đường Trần Quốc Thảo ở ngay quận 3 (Ở Quảng Trị có đường Hồ Xuân Lưu tại thành phố Đông Hà). Sau đồng chí Hồ Xuân Lưu là đồng chí Đặng Thí. Đồng chí Đặng Thí quê làng An Tiêm, xã Triệu Thành, Triệu Phong, hoạt động cách mạng ở Huế từ khi đang học Trường Quốc học. Năm 1942, đồng chí được giữ trọng trách Bí thư Thành ủy Huế, cho đến khi bị giặc Pháp bắt đày lên Buôn Ma Thuột. Đặng Thí là đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Trị từ khóa I, sau này là Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Sau Đặng Thí là đồng chí Trần Hồng Chương, quê quán làng Phương Sơn, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong. Thời gian giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Huế của Hồng Chương không dài, vì được Xứ ủy điều đi hoạt động nơi khác, chủ yếu là hoạt động báo chí cách mạng bí mật. Sau này Trần Hông Chương gữ chức vụ Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Sau đồng chí Trần Hồng Chương là Vĩnh Mai. Vĩnh Mai là bí danh của đồng chí Nguyễn Hoàng, quê làng An Tiêm, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong. Cùng với người bạn cùng học ở trường Triệu Phong là Trần Quỳnh, làng Nại Cửu, xã Triệu Đông, hai học sinh này học giỏi từ bậc tiểu học, khi vào học ở Huế cũng nổi tiếng thông minh. Năm 1936, Trần Quỳnh và Vĩnh Mai đậu tú tài Tây. Trần Quỳnh đậu thủ khoa, Vĩnh Mai á khoa. Cả hai đã bí mật hoạt động cách mạng trong nhà trường. Năm 1939, cả hai gia nhập Đảng Cộng sản. Năm 1940, Vĩnh Mai bị bắt đi đày ở Buôn Ma Thuột, còn Trần Quỳnh bị bắt ở Phan Thiết, bị đày ra Côn Đảo. Năm 1945, Vĩnh Mai trốn tù về hoạt động tại Tuy Hòa, Phú Yên. Năm 1946, theo chỉ thị của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Vĩnh Mai hoạt động văn hóa báo chí ở cơ quan Trung Bộ đóng tại Huế, vừa làm cán bộ giảng dạy huấn luyện cán bộ, kiêm Chủ nhiệm Báo Quyết Chiến. Theo nhà nghiên cứu Dương Phước Thu, Vĩnh Mai vừa là Chủ nhiệm, vừa là cây bút chủ lực của Báo Quyết Chiến. Gần 300 số báo Quyết Chiến in thời ấy, thì bài của Vĩnh Mai chiếm một tỉ lệ khá lớn, chủ yếu là những bài bình luận quốc tế. Vĩnh Mai giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Huế từ nửa năm 1946 đến nửa năm 1947 thì tăng cường ra Quảng Trị (theo chỉ thị của đồng chí Nguyễn Chí Thanh). Tại tỉnh Quảng Trị, Vĩnh Mai vừa là Uỷ viên Thường vụ, vừa là Trưởng ban Tuyên huấn, Trưởng ty Văn hóa thông tin tuyên truyền. Năm 1950, Vĩnh Mai được điều ra khu 4 phụ trách văn nghệ và Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Vĩnh Mai là nhà thơ, nhà báo xuất sắc, viết báo bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp. Tờ báo “Giết giặc” in hai thứ tiếng Việt và Pháp do Vĩnh Mai phụ trách đã có tác dụng rất lớn với binh lính Pháp trong giai đoạn kháng chiến 9 năm. NHẤT LÂM



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khúc tráng ca Bộ đội Trường Sơn

Khúc tráng ca Bộ đội Trường Sơn
2024-05-17 06:19:00

QTO - Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn là lực lượng hiệp đồng quy mô lớn bao gồm nhiều binh chủng làm nhiệm vụ chiến đấu mở đường, đảm bảo tuyến giao thông...

Công tác xây dựng Đảng ở một xã vùng khó

Công tác xây dựng Đảng ở một xã vùng khó
2014-03-14 09:17:22

(QT) - Những năm qua, tình hình kinh tế-xã hội ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông (Quảng Trị) có nhiều chuyển biến tích cực, quốc phòng-an ninh đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết