Cập nhật: Thứ 5, 04/12/2014 | 06:12 GMT+7

Nhìn bằng... trái tim

(QT) - Học sinh lớp 5 – khiếm thị, Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh đều yêu quý cô giáo trẻ Trần Thị Hoàng Hà (sinh năm 1992, trú tại phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, Quảng Trị). Tuy mới về trường giảng dạy nhưng cô đã để lại ấn tượng đẹp bởi sự thông minh, thân thiện và một trái tim luôn rộng mở. Đặc biệt, câu chuyện về con đường bước lên bục giảng của Hoàng Hà đã thắp lửa trong lòng nhiều cô cậu học trò khiếm thị.

Hoàng Hà giúp một học sinh khiếm thị tiếp cận với chữ Braille
Chúng tôi đến thăm cô trò lớp 5 - khiếm thị đúng vào hôm mọi người đang quây quần tổ chức sinh nhật cho em Lê Thị Hằng. Trong vòng tay của cô giáo và các bạn, Hằng đã bật khóc vì cảm động. Đây là lần đầu tiên cô bé khiếm thị được tổ chức sinh nhật và nhận rất nhiều lời chúc từ bạn bè. “Hầu hết các em nhỏ ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn, sống xa nhà, bản thân lại không có đôi mắt sáng… Thế nên, một hành động quan tâm, sẻ chia dù là nhỏ cũng khiến các em xúc động. Hiểu điều ấy nên ngoài giảng dạy, em luôn nhắc nhủ mình cần phải gần gũi, động viên và khuyến khích học trò” – Hà chia sẻ. Hoàng Hà tự nhận mình may mắn hơn so với nhiều người khiếm thị. Ít nhất cô còn có một quãng thời gian được nhìn thấy những sắc màu sinh động của cuộc sống. Căn bệnh thoái hóa võng mạc đã khiến đôi mắt Hà mờ dần rồi tối hẳn theo từng ngày lớn khôn. Một thời, nỗi mất mát khiến Hoàng Hà gần như thu mình lại. Thế nhưng, cô không đầu hàng số phận. Hà tập nhìn nhận mọi việc một cách tích cực hơn. Cô nhắc nhủ bản thân: “Không còn đôi mắt sáng nhưng mình có thể nhìn, cảm nhận cuộc sống bằng trái tim”. Cô gái nhỏ bé bắt đầu học chữ Braille, làm quen với phần mềm hỗ trợ tiếng nói, tự sắp xếp công việc hàng ngày… Đặc biệt, Hoàng Hà mở lòng với tất cả mọi người. Thấy Hà nhiệt tình tham gia những hoạt động chung, thi đua học tập với các bạn bình thường, ít ai ngờ tỉ lệ sáng của đôi mắt cô chỉ dưới 1/10. Tốt nghiệp THPT, Hoàng Hà quyết định bước ra từ vòng tay chở che của bố mẹ để đeo đuổi ước mơ đèn sách. Cô vào học tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (chuyên ngành Khiếm thị, khoa Giáo dục đặc biệt). Sống và học tập chung với các bạn sáng, Hà luôn nỗ lực 200%. Cô tự nhận, căn bệnh thoái hóa võng mạc lấy đi đôi mắt sáng nhưng tạo hóa lại “đền bù” cho mình khả năng tiếp nhận thông tin, nhìn nhận vấn đề tốt hơn và cả một trái tim giàu cảm xúc. Đối với Hà, trở ngại duy nhất là không thể tự băng qua đường phố lúc nào cũng nhộn nhịp người, xe cộ. Chính sự nỗ lực và tinh thần lạc quan đã giúp Hoàng Hà bứt phá. Cô luôn là một trong những học sinh nằm trong tốp đầu của lớp. Đặc biệt, Hà khiến không ít người trầm trồ thán phục khi tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi. Mặc dù yêu thành phố mình đã theo học 4 năm song Hoàng Hà lại quyết định trở về Quảng Trị sau ngày tốt nghiệp đại học. Hơn lúc nào hết, cô mong muốn thắp lên ngọn lửa trong tim những em nhỏ đồng cảnh ngộ ở quê hương mình. Thế rồi, niềm vui như vỡ òa khi Hà được nhận vào giảng dạy tại Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh. Nói về công việc, cô chia sẻ: “Hiện tại, em đang giảng dạy cho các bạn nhỏ lớp 5 – khiếm thị và phụ đạo một cậu học trò lớp 1. Em dạy học trò môn Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Kỹ năng sống, Tin học… và hướng dẫn những bài nhảy vui nhộn nữa”. Hầu hết học trò khiếm thị đều thông minh, ham học nhưng lại dễ xúc động, tủi thân. Đôi khi, chỉ một câu nói không đúng lúc cũng có thể để lại vết xước trong tâm hồn các em. Nếu không hiểu và đồng cảm với học sinh khiếm thị, chắc chắn mọi phương pháp giáo dục sẽ “đổ xuống sông, xuống biển”. Vì thế, Hà luôn gần gũi học sinh, động viên các em chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình. Cô ít dùng những từ ngữ mang tính mệnh lệnh như: “phải”, “cấm”, “ngừng”… thay vào đó là “nên”, “có thể”, “tạm dừng”… Dần dần, các em nhỏ khiếm thị xem Hà như là một người thân. Em Võ Thị Linh Nhi, lớp trưởng lớp 5 – khiếm thị chia sẻ: “Lớp em ai cũng quý cô Hà. Không chỉ dạy văn hóa, cô còn tổ chức sinh nhật, hướng dẫn các động tác nhảy, động viên chúng em hàng ngày… Em ước mơ sau này được vào đại học và trở thành giáo viên như cô Hà”. Đối với Trần Thị Hoàng Hà, được đứng trên bục giảng cũng giống như việc đã chạm tay đến giấc mơ. Thế nhưng, cô không cho phép mình tự hài lòng với thành quả gặt hái được. Hiện tại, ước vọng của Hà là được học lên thạc sĩ để trau dồi thêm chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó có thể giúp đỡ học sinh khiếm thị nhiều hơn. Từ đáy lòng, cô giáo trẻ mong muốn tìm ra con đường ngắn nhất để giúp học trò mình nhìn, cảm nhận và sống bằng cả trái tim… Bài, ảnh: TÂY LONG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Ánh sáng của người khiếm thị
22:10 30/08/2024

Ngoài giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị, nhiều năm nay, cô Phan Thị Hạnh (sinh năm 1970) còn miệt mài đến các lớp học không bảng đen, phấn trắng để ...

Gieo những con chữ yêu thương
22:45 18/08/2023

Từng hai lần định rời bục giảng nhưng bảng đen, phấn trắng như một cái duyên, giúp cô Nguyễn Thị Thuyết, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở ...

Chùm thơ của cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch
22:50 22/11/2024

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tháng 10/1954, khi mới 10 tuổi, cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc học theo tiêu chuẩn ...

Cháy hết mình với khiêu vũ thể thao
23:15 02/08/2024

Từ cơ duyên tình cờ, Hoàng Ngọc Tú Nhi (sinh năm 1987), ở Khu phố 1, phường Đông Lễ, TP. Đông Hà, tiếp xúc và gắn bó với bộ môn khiêu vũ thể thao (dancesport). ...

Tự hào là người giáo viên nhân dân
23:31 18/11/2022

Với những thành tích ấn tượng, cô giáo TRẦN THỊ NGỌC HÀ, giáo viên, Tổng phụ trách Đội Trường THCS Nguyễn Du, TP. Đông Hà vừa được Trung ương Đoàn lựa chọn ...

Giúp người đồng cảnh
22:20 24/04/2023

Không có đôi mắt sáng, Trần Thị Quỳnh Ly và Huỳnh Công Khoa hiểu sâu sắc nỗi đau cũng như sự khó khăn mà người khiếm thị phải đối diện. Với trái tim đồng cảm, ...

Gieo nụ cười bằng trái tim yêu thương
22:50 01/12/2023

Là người làm kinh tế, guồng quay của cuộc sống, công việc luôn tất bật đối với chị Phạm Hồng Quỳnh Ny (sinh năm 1987), trú tại Khu phố 3, Phường 5, TP. Đông ...

Làm tốt công tác dân số ở Vĩnh Thuỷ

Làm tốt công tác dân số ở Vĩnh Thuỷ
11 giờ trước

QTO - “Với sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) ở xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh đạt được nhiều...

Mức thông thạo Anh ngữ của người VN còn thấp

Mức thông thạo Anh ngữ của người VN còn thấp
23:54 02/12/2014

(TN) - Tại Hà Nội, Tổ chức Giáo dục quốc tế EF Education Fist (EF) vừa tổ chức buổi lễ công bố và thuyết trình về ấn bản thứ tư - báo cáo mức độ thông thạo Anh ngữ EF EPI.

Thời tiết

23°C - 28°C
Có mây, có mưa rào
  • 23°C - 27°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 22°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long