
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Luật Thủy sản 2017 với nhiều điểm mới được đánh giá là “bước ngoặt” đối với ngành thủy sản, nhằm chuyển hướng từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm, phát triển hiệu quả, bền vững. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để ngành thủy sản Việt Nam gỡ “thẻ vàng” của Liên minh châu Âu (EC). Để giúp ngư dân nắm vững và chấp hành tốt các quy định của luật, thời gian qua Ban quản lí Cảng cá Quảng Trị đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủy sản 2017 đến ngư dân các tàu cá cập cảng và bước đầu đã tạo được những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do mới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 nên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn cần tháo gỡ.
![]() |
Tàu cá của ngư dân cập Cảng cá Cửa Tùng |
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trong việc triển khai, thực hiện Luật Thủy sản 2017, thời gian qua Ban quản lí (BQL) Cảng cá đã chủ động tuyên truyền thực hiện các văn bản hướng dẫn Luật Thủy sản 2017 đến các ngư dân thông qua loa phát thanh, pa nô, biển hiệu; đầu tư trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa ICOM để thực hiện nhiệm vụ kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh, trú bão an toàn. Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định ghi, nộp báo cáo, nhật kí khai thác thuỷ sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản khai thác. BQL Cảng cá đã tổ chức cấp phát mẫu nhật kí, báo cáo thủy sản khai thác cho tổ chức, cá nhân có tàu cá; cử người trực 24/24 giờ để thu nhận nhật kí, báo cáo khai thác thủy sản; trang bị máy ảnh để ghi lại việc xác thực tàu cá có cập cảng và nộp nhật kí khai thác. In phóng cỡ lớn hải đồ phân vùng, tuyến khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam tại các điểm tiếp nhận nhật kí khai thác để thuận lợi cho cán bộ cảng cá và ngư dân trong việc xác định tọa độ đánh bắt. Tổ chức giám sát việc bốc dỡ thủy sản qua cảng để nắm bắt sản lượng, thành phần loài thủy sản. Khi phát hiện sản lượng sai lệch trên, dưới 20% so với sản lượng khai báo trước khi cập cảng thì lập biên bản, xử lí theo thẩm quyền, hoặc bàn giao cho cơ quan chức năng xử lí theo quy định. Bố trí phòng làm việc để tiện cho người dân trong việc xác nhận nguồn gốc thủy sản và nộp nhật kí khai thác. Ngoài ra, BQL Cảng cá còn thường xuyên phối hợp với các đồn, trạm kiểm soát biên phòng tại 2 cửa lạch để giải quyết những vướng mắc, bất cập khi triển khai một số nhiệm vụ mới của các bên liên quan.
Tuy nhiên, theo Giám đốc BQL Cảng cá Lê Văn Sơn, do mới chính thức có hiệu lực, các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Thủy sản 2017 chưa đầy đủ nên trong quá trình triển khai đã nảy sinh một số vướng mắc cần tháo gỡ. Đơn cử như về phân vùng khai thác thủy sản: Luật Thủy sản chia ra 3 vùng khai thác thủy sản gồm vùng ven bờ, vùng lộng, vùng khơi, tuy nhiên do chưa được cung cấp bản đồ cỡ lớn để xác định nên rất khó khăn cho ngư dân và cán bộ cảng cá khi xác nhận thủy sản khai thác từ các vùng nêu trên. Về thu nộp nhật kí, báo cáo khai thác, Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn quy định thuyền trưởng tàu cá từ 6 m - 12 m phải nộp báo cáo khai thác thủy sản cho tổ chức quản lí cảng cá 1 tuần/1 lần; tàu cá trên 12 m, tàu thu mua phải nộp nhật kí khai thác thủy sản, nhật kí thu mua, chuyển tải cho tổ chức quản lí cảng cá sau không quá 24 giờ. Tuy nhiên, việc thu nộp nhật kí, báo cáo khai thác rất khó khăn; tính đến giữa tháng 9/2019, lượng tàu cá cập cảng tại 2 Cảng cá Cửa Tùng và Cửa Việt là 954 lượt nhưng chỉ mới có 289 sổ nhật kí khai thác thủy sản, đạt 30,3% số tàu. Cá biệt với các tàu cá dưới 12 m không có tàu nào nộp báo cáo khai thác theo quy định.
Bên cạnh đó, theo Luật Thủy sản 2017 BQL Cảng cá có trách nhiệm giám sát sản lượng; cấp giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng và xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác. Mặc dù đơn vị đã tổ chức hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ có thẩm quyền về việc cấp giấy biên nhận nhưng do các tàu cá không nộp nhật kí, báo cáo khai thác, trình giấy phép khai thác theo quy định và chưa có yêu cầu từ các đối tác nên việc cấp giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng chưa thực hiện được; việc xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác cũng chưa có doanh nghiệp hoặc cá nhân nào yêu cầu.
Về công tác kiểm tra tàu cá cập, rời cảng cá theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 7 của Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT thì thuộc quyền hạn của Sở Nông nghiệp và PTNT, trách nhiệm của BQL Cảng cá là chuẩn bị địa điểm cho văn phòng thực hiện việc kiểm tra tàu cá cập, rời cảng cá nhưng do Sở Nông nghiệp và PTNT chưa triển khai nên công tác kiểm tra tàu cá cập, rời cảng cá vẫn chưa thực hiện được. Về việc thuyền trưởng phải thông báo cho cảng cá trước lúc cập cảng hoặc rời cảng 1 giờ do chưa có chế tài hoặc cơ quan xử lí nên thuyền trưởng các tàu cá vẫn không thực hiện. Về công tác xác nhận trong sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo quy định tại khoản 3, Điều 27, Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018, giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy sản hoặc tổ chức quản lí cảng cá xác nhận vào sổ danh bạ thuyền viên tàu cá. Thời gian qua, có rất nhiều tàu cá yêu cầu xác nhận song do chưa có phân cấp chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT và đang còn chồng chéo trong quản lí giữa lực lượng Biên phòng và BQL Cảng cá nên cán bộ cảng cá rất khó khăn để giải thích cho ngư dân.
Về kế hoạch trong thời gian tới, theo ông Lê Văn Sơn, BQL Cảng cá sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai phổ biến Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn đến các ngư dân một cách thiết thực và hiệu quả. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng trong tuyên truyền, triển khai xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; không gia hạn giấy phép khai thác thủy sản; không xét hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước nếu tàu cá vi phạm các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); trong đó có việc không chấp hành ghi chép và nộp nhật kí, báo cáo khai thác do hiện nay đa số ngư dân không tuân thủ nộp nhật kí, báo cáo khai thác vì cho rằng không ảnh hưởng đến việc cấp gia hạn giấy phép khai thác thủy sản hoặc được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
“Chúng tôi đã có công văn đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các cơ quan chức năng tuyên truyền và xử phạt các tàu cá không xếp gông càng khi nhập luồng, khu nước neo đậu và vào cảng cá. Đồng thời cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các đồn biên phòng ven biển cùng với BQL Cảng cá triển khai quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thủy sản và Bộ Tư lệnh Biên phòng; quy chế phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành khác”, ông Sơn cho biết thêm.
Lê An
Đợt làm việc với Đoàn Thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 4 vào tháng 10/2023 là cơ hội để Việt Nam gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đối với xuất khẩu thủy sản. Tuy ...
Thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, luồng lạch vào cảng cá Cửa Tùng đã bị bồi lấp nghiêm trọng dẫn đến các tàu cá có chiều dài trên 15 m không ...
Truy xuất nguồn gốc thủy sản là yêu cầu bắt buộc trong quá trình xem xét việc rút “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với hàng thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, ...
Tàu cá được đóng mới, cải hoán tại các cơ sở đóng tàu đang hoạt động nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu ...
Gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhằm xây dựng ngành thủy sản phát triển ...
Triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật thủy sản; tập trung khắc phục các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) về ...
Tranh thủ điều kiện thời tiết, ngư trường và mùa vụ đánh bắt, trong tháng 1/2023, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã khai thác được gần 1.050 tấn thủy sản. Trong ...
Thời gian gần đây, tình trạng bồi lấp luồng lạch ra, vào cảng cá Cửa Tùng và khu neo đậu tránh trú bão Cửa Tùng, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh ngày càng ...
QTO - Ước mơ vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương đã thôi thúc anh Hoàng Minh Tòng, thôn Nại Cửu, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa tìm tòi, học...
QTO - Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận...
(QT) - Nước là một dạng tài nguyên thiết yếu để phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó tài nguyên nước dưới đất là nguồn nước có chất lượng cao. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh...
(QT) - Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ an toàn với diện tích 18 ha với sự tham gia của 8 hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Hải Lăng đã triển khai qua...
(QT) - Ngân hàng Phát triển châu Á hiện đang thực hiện việc nghiên cứu về phát triển hệ thống logistics cho các tỉnh, thành phố gồm tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam,...
(QT) - Việc xã hội hóa hoạt động công chứng đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhất là từng bước luật hóa giao dịch dân sự của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn...
(QT) - Nhiều năm nay, ngoài chợ Khe Sanh thì ở Hướng Hóa có chợ Tân Phước (Lao Bảo) quy tụ nhiều mặt hàng nông sản đặc trưng của người dân từ đồng bằng và đồng bào dân tộc...
(QT) - Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), từ một huyện thuần nông còn nhiều khó khăn, Hải Lăng đã có nhiều đổi mới, kết cấu hạ tầng và đời sống người dân vùng nông thôn...