Cập nhật:  GMT+7

Nhận biết chứng thiếu máu ở trẻ

(SK&ĐS) - Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh thường không có triệu chứng nào rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh vẫn ó các dấu hiệu thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.

Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng bất thường của hồng huyết cầu (hay còn gọi là hồng cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu). Hồng cầu đóng vai trò như “chiếc xe tải”, dùng để chở oxy trong máu. Khi ta thở vào, không khí có chứa oxy đi vào phổi, oxy được khuyếch tán từ phổi vào trong máu, tại đây oxy được gắn lên bề mặt của hồng cầu và hồng cầu chở oxy đến các cơ quan khắp nơi trong cơ thể. Các dấu hiệu thiếu máu mà cha mẹ bé khó nhận thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác. Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn, hay được hiểu như là tăng tốc độ của “xe” chuyên chở oxy lên để chở đủ oxy giao cho mô.

Cho trẻ khám bệnh khi có biểu hiện da xanh, hay mệt...
Tại sao trẻ bị thiếu máu?

Hồng cầu được sinh ra từ tủy xương. Đời sống hồng cầu trung bình 120 ngày. Do đó, tủy xương liên tục sinh ra hồng cầu để bù đắp số hồng cầu già bị chết. Vì vậy, các nguyên nhân gây thiếu máu bao gồm:

Hồng cầu sinh ra không đủ: có nhiều lý do tạo không đủ hồng cầu nhưng thường gặp nhất là do thiếu sắt. Khi không có sắt, cơ thể không tạo được hemoglobin, nên cũng không tạo được hồng cầu. Acid folic và vitamin B12 cũng là nguyên liệu cần thiết để tạo hồng cầu. Có thể bổ sung vitamin B12 từ trong thức ăn (thịt, sữa, trứng) và acid folic có nhiều trong các loại thịt cá, rau đậu, ngũ cốc. Những người ăn chay (không ăn thịt) sẽ bị thiếu vitamin B12, bởi loại vitamin này không có trong rau xanh. Thiếu máu có thể do tủy xương sản sinh hồng cầu không phù hợp. Những trẻ thường bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, có bệnh lý mãn tính tủy xương sản sinh hồng cầu ít hơn bình thường. Những trường hợp rất hiếm gặp, tủy xương không có khả năng sản sinh hồng cầu. Một số thuốc như: thuốc chống ung thư, cũng ức chế tủy xương tạo hồng cầu.

Hồng cầu chết quá nhiều: một trong những lý do đó là bệnh lý làm thay đổi hình dạng hồng cầu. Nếu chúng ta nhìn qua kính hiển vi, hồng cầu bình thường có hình tròn và dẹt. Đó là hình dạng tốt nhất để hồng cầu có thể di chuyển qua những nơi hẹp như là các mạch máu nhỏ để đi khắp cơ thể.

Một bệnh lý di truyền làm biến đổi hình dạng hồng cầu thường gặp là bệnh hồng cầu hình liềm. Hồng cầu hình liềm khi đi qua những mạch máu nhỏ, hẹp sẽ bị vỡ gây thiếu máu. Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong những bệnh lý thay đổi hình dạng hồng cầu.

Mất máu do chảy máu: khi chúng ta bị mất một ít máu như bị đứt tay, chảy máu mũi thì tủy xương có thể tạo máu để bù lại. Nhưng nếu chúng ta mất nhiều máu như ói ra máu, bị tai nạn nặng thì tủy xương không thể tạo ra đủ hồng cầu để bù lượng máu mất một cách nhanh chóng. Nếu một người nào đó bị chảy máu kéo dài, cũng dẫn đến thiếu máu. Một số trường hợp thường gặp là kinh nguyệt nhiều ở nữ, bị giun sán hút máu trong ruột, các bệnh lý viêm nhiễm mạn tính đường tiêu hóa.

Điều trị thiếu máu như thế nào?

Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau màu xanh đậm. Một số trẻ cần phải bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu. Trẻ bị thiếu máu có thể dễ dàng lấy lại sức khỏe nếu điều trị đúng. Khi hồng cầu được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại.

BS. NGỌC HUÊ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vitamin C thiên nhiên và viên thuốc vitamin C

Vitamin C thiên nhiên và viên thuốc vitamin C
2009-12-08 02:34:34

(SK&ĐS) - Vitamin C có rất phổ biến trong thế giới thực vật, có nhiều trong rau, quả tươi. Thông thường các loại rau quả trồng ở nơi có đầy đủ ánh sáng thì có hàm lượng...

Ghi nhận về hoạt động DS-KHHGĐ ở cơ sở

Ghi nhận về hoạt động DS-KHHGĐ ở cơ sở
2009-12-07 10:45:28

(QT) - Bằng tâm huyết của mình, đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ ở cơ sở đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức của thực tiễn cuộc sống, từng bước khẳng định mình trong việc tuyên truyền,...

Hiệu quả từ một cuộc vận động

Hiệu quả từ một cuộc vận động
2009-12-07 10:40:44

(QT) - Làng Như Lệ, xã Hải Lệ (thị xã Quảng Trị), vùng quê thuần nông nằm bên dòng Thạch Hãn. Được thành lập cách đây 500 năm, trải qua bao biến cố, thăng trầm lịch sử, vùng...

Hết mình vì dân bản

Hết mình vì dân bản
2009-12-07 10:28:14

(QT) - Nói đến vai trò của cán bộ Mặt trận trong việc tuyên truyền để đưa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân ở huyện miền núi Đakrông...

Đừng xem thường kiến thức trong trường học

Đừng xem thường kiến thức trong trường học
2009-12-07 04:51:44

(TTO) - Tôi thật sự ấn tượng vì những bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong tám năm qua. Bạn thấy đấy, nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển và đất nước đang mở cửa đón chào...

Mất ngủ - Dùng thuốc gì?

Mất ngủ - Dùng thuốc gì?
2009-12-07 04:49:28

(SK&ĐS) - Tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi, thường hay bị mất ngủ. 10 ngày nay tôi cứ thức trắng đêm, người rất mệt mỏi. Tôi hay dùng rotunda nhưng xem ra không hiệu quả. Xin...

Sốt cao co giật

Sốt cao co giật
2009-12-07 04:49:05

(SK&ĐS) - Mỗi lần con tôi sốt cao là cháu bị co giật. Đi khám bệnh bác sĩ nói cháu có biểu hiện động kinh. Bị động kinh khi sốt có nguy hiểm đến tính mạng không, thưa bác sĩ?

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết