
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Chỉ riêng đối với quê hương Quảng Trị thì từ khi có phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo đến nay có rất nhiều tấm gương liệt sĩ sống anh dũng, hi sinh vẻ vang vì dân vì nước. Nhưng có một trường hợp thật đặc biệt mà chúng tôi muốn nói tới, đó là nhà cách mạng-liệt sĩ Trần Công Ái. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và phân tích về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Vì nếu không sẽ khó lòng đánh giá đúng vai trò quan trọng của ông trong lịch sử cách mạng của quê hương đất nước.
![]() |
Đường làng qua trước cổng Trường THCS Trần Công Ái. Ảnh: P.X.D |
Xin nhắc đến một chi tiết ít người biết nhưng không thể bỏ qua. Tiến sĩ Võ Xuân Trang, lúc sinh thời, cách đây 1/3 thế kỉ, hồi còn tỉnh Bình Trị Thiên, khi đi điền dã sưu tầm chuyện Trạng Vĩnh Hoàng tại Vĩnh Linh cũng đã tỏ ra rất chú trọng đến nhân vật Trần Công Ái dù đây không phải là trọng tâm khảo sát của ông, một nhà nghiên cứu văn học dân gian. Như vậy phần nào thấy được tầm vóc của Trần Công Ái.
Trần Công Ái tên thật là Trần Văn Ái, sinh năm 1905, trong một gia đình rất có thế lực ở phủ Vĩnh Linh, là con chánh tổng Huỳnh Công Trần Công Nghi, nay thuộc xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh. Cha thì cam tâm làm tay sai cho giặc Pháp, con thì yêu nước đến tận cùng gan ruột. Ông còn có người anh là Trần Công Đại cùng chung chí hướng. Hai anh em giấu chánh tổng Trần Công Nghi rồi cùng nhau bí mật hăng hái tham gia phong trào cách mạng. Hai năm sau khi Chi bộ Huỳnh Công được thành lập, năm 1933 Trần Công Ái được đứng vào hàng ngũ của Đảng, khẳng định lí tưởng của mình là đấu tranh đến cùng vì lợi quyền của nhân dân và Tổ quốc. Ông hoạt động hết mình, mưu trí và dũng cảm nên chẳng bao lâu đã được đồng chí và tổ chức tin cậy bầu vào Phủ ủy Vĩnh Linh cũng như Tỉnh ủy Quảng Trị. Địch theo dõi biết ông là cán bộ cộng sản, định bắt giữ nhưng ông được mật báo nên thoát nạn rồi vào Triệu Phong tiếp tục hoạt động theo sự phân công của cấp trên.
![]() |
Cổng Trường THCS Trần Công Ái ở thôn Thủy Tú 2, Vĩnh Tú, Vĩnh Linh. Ảnh: P.X.D |
Địch vẫn dò la tung tích của người cộng sản tuổi tuy còn trẻ nhưng hoạt động xông xáo, trầm tĩnh và gan dạ, nhiều phen thoát hiểm là mối nguy không nhỏ cho nền cai trị của nước Pháp và chính quyền phong kiến tay sai. Sau một thời gian truy bắt ráo riết, ngày 10 tháng Chạp năm 1941 tại chợ Ngô Xá (huyện Triệu Phong), ông bị bọn mật thám Pháp ập đến bắt giữ. Kẻ địch hí hửng vì biết ông là một đầu mối rất quan trọng để từ đó lần ra đường dây giao liên cũng như bắt gọn Tỉnh ủy Quảng Trị, Phủ ủy Vĩnh Linh nếu ông chịu hé răng. Bởi vậy chúng đã tra tấn ông hết sức dã man trong suốt hai mươi ngày trời. Vừa dùng cực hình, kẻ địch vừa dùng những lời đường mật dụ dỗ, hứa hẹn, vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng nếu ông chịu khai báo. Nhưng vô hiệu, ông vẫn không nói nửa lời. Cuộc chiến đấu hết sức gay go vẫn chưa thể kết thúc, trong khi đó không bên nào có dấu hiệu rút lui. Tình thế căng như sợi dây đàn. Đêm giao thừa lại đến.
Bỗng nhiên, sáng mồng một tết, ông Trần Công Ái bảo với lính canh ngục báo với cấp trên, mình sẽ đồng ý đi chỉ điểm cơ quan tỉnh ủy. Bọn chúng báo tin cho nhau mừng rơn như bắt được vàng. Địch cho dọn một mâm cơm thịnh soạn cho ông trước lúc lên đường. Ông cũng ăn uống lấy sức để đi hết con đường mình đã chọn. Xe chở đầy lính áp tải Trần Công Ái chạy theo đường cái quan theo hướng dẫn của người tù. Đến cầu Lai Phước (Đông Hà), ông bảo dừng lại, xuống đi bộ kẻo đến gần quá sẽ bị lộ. Bọn giặc nghe theo. Tên chỉ huy đi theo ông, bất thình lình đến giữa cầu, ông định xô nó ngã xuống sông nhưng sức yếu nên ý định không thành, ông bèn tự gieo mình xuống dòng nước quê hương. Điên cuồng, bọn giặc xả súng không ngớt, máu nhuộm ngày nguyên đán. Nhân dân và đồng chí biết tin ai nấy sững sờ. Tấm gương hi sinh lẫm liệt của ông vào đúng ngày mồng một tết, ngày đầu năm mới, để bảo vệ tổ chức và lí tưởng đã vang vọng nhiều nơi khiến mọi người tiếc thương, cảm phục vô vàn, kể cả kẻ thù cũng phải nghiêng mình trước cái chết của một người cộng sản đích thực.
Sau khi ông hi sinh ít lâu, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10-19/5 do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì. Hội nghị đã bàn nhiều vấn đề đại sự của cách mạng. Đặc biệt, khi nhấn mạnh những tấm gương xả thân vì lí tưởng cách mạng, nghị quyết ghi rõ: “Phải nêu cao những tấm gương hi sinh phấn đấu của Bắc Sơn, Nam Kì, Đô Lương và những bậc tiền bối hi sinh vì Tổ quốc như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Công Ái, Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập. Phải nêu cao hơn nữa cho toàn thể quốc dân noi theo”.
![]() |
Cô trò Trường THCS Trần Công Ái ở Thủy Tú 2. Ảnh: PXD |
Như vậy tấm gương hi sinh oanh liệt của một người cộng sản Quảng Trị đã chính thức đi vào Nghị quyết Trung ương Đảng trong những tháng năm dầu sôi lửa bỏng. Một sự tôn vinh xứng đáng và một niềm tự hào không dễ gì có được. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói vì có những con người như thế mà đất nước Việt Nam mới “nở hoa độc lập, kết trái tự do”.
Sau khi Trần Công Ái hi sinh, Trương Am, một bạn tù của ông đã viết những vần thơ ca ngợi:
“Da dù nát, thịt dù tan anh vẫn
Nghiến răng thà chết không khai
Còn một chút tàn hơi
Anh gắng sống với niềm tin mãnh liệt
Điện đốt, dây treo, đòn roi kìm kẹp
Dạ vẫn trung thành không một chút đổi thay”…
Chúng tôi đã nhiều lần về Vĩnh Tú, ghé thăm Trường THCS Trần Công Ái; đã nghe thầy trò và người dân quê hương kể về cuộc đời và sự nghiệp của một người tận hiến. Như thế cũng đã mãn nguyện phần nào.
Phạm Xuân Dũng
Sinh thời, Đại tướng Đoàn Khuê, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ít khi kể về truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình mình. ...
NDO - Trưa 6/12, các nghệ sĩ của chương trình “Anh trai say hi” đã đến thăm Báo Nhân Dân, tìm hiểu về báo chí cách mạng Việt Nam và giao lưu với bạn đọc trẻ ...
Tự hào với truyền thống cách mạng, huyện Vĩnh Linh đang nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Đã 78 năm trôi qua, những sự kiện lịch sử trong Cách ...
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đặc biệt là từ cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào mùa thu Tháng Tám năm 1945, xã Gio Mai, huyện Gio Linh ...
Lịch sử chiến đấu giải phóng Hải Lăng vùng đất cuối cùng của quê hương Quảng Trị khắc ghi muôn vàn chiến công oanh liệt. Trong những ngày âm vang lịch sử vọng ...
Đại tướng Đoàn Khuê sinh trưởng trong một gia đình yêu nước, giàu truyền thống cách mạng tại Thôn 1, xã Triệu Lăng (trước đây là thôn Gia Đẳng, xã Triệu Tân), ...
Đồng chí Lê Duẩn - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, người học trò lỗi lạc, kế tục xuất sắc sự nghiệp cách ...
Sáng 19.7 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Liên Chi hội Nhà báo Bộ VHTTDL phối hợp cùng Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức chương trình ...
QTO - [Trực tiếp] Tọa đàm khoa học: “Báo chí đồng hành với quê hương, đất nước”
VOV.VN - Tổng Bí thư nhắc lại Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng với mục tiêu: Đến năm 2030, 100% người có công và gia đình người có công sẽ có mức sống trung bình khá trở lên,...
(QT) - Nơi miền biên giới Việt - Lào, tình cảm keo sơn của cư dân đôi bờ sông Sê Pôn luôn nồng thắm. Ở đó, bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ và người dân đã cùng nhau vun đắp tình...
(QT) - Năm 2019, Công an huyện Cam Lộ vinh dự được Bộ Công an tặng Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”. Đó là sự ghi nhận quá trình nỗ lực, phấn...
(QT) - Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” và “Càng khó khăn, càng phải đẩy mạnh thi đua”, thời gian qua các phong trào thi đua yêu...
(QT) - Để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, công nhân lao động (ĐV, CNLĐ) trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp...
(QT) - Đại diện cho người lao động (NLĐ), chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ là chức năng cơ bản, cốt lõi của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Thời gian...
* Phan Ngọc Tư, TUV, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Linh