Cập nhật: Thứ 2, 09/07/2012 | 12:43 GMT+7

Người trinh sát thầm lặng và 81 ngày đêm thức cùng Thành Cổ

(QT) - Trong dòng người về với Thành Cổ hôm ấy, không mấy ai biết rằng đó là một ngày đặc biệt với chốn linh thiêng này. Chỉ có một người đàn ông tóc đã điểm bạc, lặng lẽ mân mê tờ lịch ngày đầu tiên của 81 ngày đêm ác liệt giữ thành, được gắn tượng trưng ngoài vòng tròn cây thiên mệnh ở tượng đài Thành Cổ. Tờ lịch khắc ghi con số 28 tháng 6. Đối với những người lính đã từng tham gia bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị như ông Nguyễn Hữu Ý, nguyên Trưởng ban trinh sát Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, ngày tháng này hẳn sẽ in đậm trong tâm trí, mãi mãi không bao giờ quên. 46 năm 10 tháng, ông Nguyễn Hữu Ý vẫn nhớ chính xác đến từng ngày, từng tháng gắn bó đời mình với binh nghiệp, cũng như câu chuyện về những tháng năm đánh giặc, cho dù đã 83 tuổi. Gần nửa đời người trong quân ngũ, trong đó có đến 20 năm lăn lộn với nhiệm vụ của người lính trinh sát, nhưng quãng thời gian đáng nhớ nhất của ông Ý chính là những tháng ngày nhận nhiệm vụ tham gia bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị. Cũng có thể coi cuộc đời binh nghiệp của ông vắt qua hai cuộc kháng chiến ác liệt chống Pháp và chống Mỹ. Từ những năm 1950, ông được giao tổ trưởng Quân báo của Huyện đội Triệu Phong. Được cử đi đào tạo nghiệp vụ tại trường Trinh sát của Cục II (1959 – 1960), ông càng có điều kiện để phát huy năng khiếu của người lính trinh sát tiềm ẩn trong con người mình.

Ông Nguyễn Hữu Ý ( giữa) thắp hương cho đồng đội

Trong thời kỳ chiến đấu giải phóng Quảng Trị và bảo vệ Thành Cổ, ông được giao nhiệm vụ là Trưởng ban Trinh sát Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị (còn gọi là Ban II), chỉ huy một đại đội trinh sát gồm 160 người, gồm 4 trung đội, trong đó có ba trung đội trinh sát bộ binh, một trung đội trinh sát kỹ thuật. Với tình hình lúc bấy giờ, ba trung đội trinh sát bộ binh được giao nhiệm vụ chuẩn bị chiến trường, nắm và truyền thông tin tình hình địch trên khu vực tác chiến, kịp thời thông tin cho bộ đội vào chiến đấu ở Thành Cổ Quảng Trị. Một trung đội chốt tại mặt trận Thành Cổ, có nhiệm vụ quan sát địch, tham vấn tình hình của không quân, pháo biển, lực lượng bộ binh địch. Hai trung đội còn lại được giao bám hai sư đoàn địch, trong đó một bám sư đoàn dù, một bám sư đoàn thủy quân lục chiến. Riêng trung đội kỹ thuật thì bố trí theo dõi ba mạng tin, một mạng của sư đoàn dù, một mạng của sư đoàn thủy quân lục chiến và một bám mạng thông tin của hạm đội 7. Được trang bị đến 25 máy thu phát PR C25 nên các trung đội lính trinh sát có thuận lợi nắm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nghe phát tin tức của địch, sử dụng mật mã dịch thông tin, nắm bắt kịp thời kế hoạch tác chiến của địch. Cũng nhờ theo dõi sát sao động tĩnh của quân địch nên mỗi ngày, ông và các đồng đội liên tục nhận 5-7 nguồn tin báo về. Cộng với các nguồn tin từ Bộ chỉ huy, từ Quân khu 4, Quân khu Trị Thiên, nhiệm vụ còn lại của trưởng ban trinh sát là cực kỳ quan trọng. Bằng kỹ năng phán đoán độ chính xác của các nguồn thông tin, tình hình thực tế từng ngày tại chiến trường, ông Ý thực hiện việc chỉnh lý, kiểm tra chính xác thông tin, rồi tác nghiệp lên bản đồ tình huống của ta, của địch. Công việc này ông đều đặn thực hiện hàng ngày, theo quy luật bắn pháo của địch từ 6 giờ tối đến ba giờ sáng, địch bắn, ông cùng đồng đội thức nắm tình hình, vạch phương án. Ngày nào cũng tác chiến đến 3 giờ sáng, để kịp 5 giờ đi giao ban báo cáo với mặt trận, sau đó ông lại vội vàng đạp xe từ Đông Hà vào bờ bắc Thành Cổ truyền đạt cho tiểu đoàn 3, tiểu đoàn 48 để đồng đội có phương án vượt sông. Ông giải thích với chúng tôi: “ Việc theo dõi nắm quy luật bắn pháo của địch, quy luật khoảng cách bắn pháo của địch đối với lính trinh sát là rất quan trọng. Chỉ cần thiếu sự chính xác thì sẽ dẫn đến thương vong rất lớn khi bộ đội vượt sông vào Thành Cổ. Thông tin về giờ bắn, khoảng cách bắn pháo của địch càng chính xác bao nhiêu thì sẽ giảm bớt thương vong cho bộ đội bấy nhiêu khi vượt sông Thạch Hãn vào thành, cũng như đưa thương binh ra tuyến sau an toàn.” Có một câu chuyện được ông kể lại như một minh chứng về sự nhạy bén, mưu trí của người lính trinh sát: “Có lần anh em đang ngồi bàn kế hoạch tác chiến thì nhận được tin báo địch sắp đánh ở tọa độ xy, trong khi mọi người đang tính toán xem tọa độ đó rơi vào điểm nào, vị trí nào, tôi nhanh chóng nghĩ ngay đến vị trí chúng tôi đang ngồi họp, liền hô lớn: Mọi người xuống hầm trú ẩn mau. Anh trung đoàn phó thắc mắc, sao đang yên thế này lại bảo xuống hầm, một anh khác nhắc ngay: Bác Ý mà lệnh thì chính xác không chệch múi nào đâu. Quả nhiên, chúng tôi xuống hầm trú ẩn được một lúc thì đã nghe pháo nổ cấp tập trên đầu. Thoát chết trong gang tấc là vậy đó.” Đó cũng là những ngày “căng tai, căng mắt, căng cả khối óc và sự nhạy cảm của con tim”, như lời ông nói, để tập trung cao độ cho việc xử lý các nguồn thông tin, đưa ra thông tin cuối cùng chính xác nhất để hoàn thành nhiệm vụ chỉ huy tác chiến cho bộ đội. Mỗi đêm hầu như chỉ có một giờ để ngủ, sự thương vong của bộ đội càng nhiều càng làm nhức nhối thêm những người trinh sát dẫn đường “đi trước về sau” như ông. Ông Ý kể, mỗi ngày, hễ đạp xe ra khỏi địa phận Đông Hà để vào Thành Cổ là như ông cùng đồng đội cận kề cái chết. “ Có khi mình vừa đi qua thì nghe pháo ùm sau lưng, có khi chưa đến thì nghe đoàng trước mặt. Anh em cứ đùa chắc tại mình cao số nên không chết vì mưa bom bão đạn khốc liệt của chiến trường Thành Cổ”. Cái ác liệt của trận địa Thành Cổ mãi như một màn sương ký ức đau buồn giăng trong tâm trí người lính trinh sát Nguyễn Hữu Ý. Bao đồng đội của ông đã mãi mãi nằm lại nơi này. Bom đạn nhiều, không thể đo đếm, mà mãi ấn tượng trong ông là câu chuyện của một ngày sau chiến tranh không xa. Ấy là sau giải phóng, ông lúc bấy giờ là Trưởng ban Ngoại vụ của tỉnh, dẫn một đoàn thanh niên dân chủ thế giới tham quan Quảng Trị, trong đó có sân bay Ái Tử. Mảnh đạn sót lại nhiều đến nỗi, một cô gái Cu ba đã mượn của người dân một cái sàng, sàng thử đất của một mét vuông trên sân bay, nhận lại đến mấy cân mảnh đạn và kinh ngạc không thốt nên lời. Ròng rã 81 ngày đêm thức cùng trận chiến bảo vệ Thành Cổ, dù không trực tiếp cầm súng đánh quân thù, nhưng công việc thầm lặng của những người lính trinh sát như ông Nguyễn Hữu Ý cũng đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Thành Cổ. Kinh qua nhiều vị trí công tác, ở cương vị nào, ông cũng luôn cố gắng cống hiến hết tâm sức của mình với nhiệm vụ được giao. Giờ đây, tuổi già của ông là những tháng ngày bình yên bên con cháu, ở thôn Bích La Thượng, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong. Tự hào là một người lính trinh sát với trí nhớ cực kỳ minh mẫn và một tư duy nhạy bén sắc sảo dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, mỗi khi nhắc lại câu chuyện chiến đấu của mình, ông khiến người khác phải khâm phục bởi những câu chuyện tươi mới như vừa ngày hôm qua, cho dù chiến tranh đã lùi xa 40 năm. Và cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị vẫn như một dấu son lấp lánh trong cuộc đời binh nghiệp mà ông muốn tự hào kể lại. Bài, ảnh: LÊ THANH TRÚC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Linh thiêng Thành cổ Quảng Trị
02:25 01/05/2023

Những ngày cuối tháng tư, về dự Hội thảo Báo Đảng các tỉnh miền Trung và Tây nguyên do Báo Quảng Trị đăng cai tổ chức, chúng tôi có dịp viếng và dâng hương tại ...

Tên các anh hóa thành tên đất, tên làng
23:26 26/04/2024

Hằng năm, đến ngày 8/2 âm lịch, người dân Xóm Cháy, làng Cu Hoan, xã Hải Định, huyện Hải Lăng, lại thức dậy từ sáng sớm nấu các món ngon nhất đưa ra Miếu thờ ...

Tri ân Thành Cổ
00:50 29/04/2025

Mỗi độ tháng Tư về, khi cả nước nô nức kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Quảng Trị, vùng đất từng bị chiến tranh tàn phá khốc liệt lại trở ...

Âm vang hào khí trên đất thiêng Thành Cổ
22:20 15/09/2024

Hơn 50 năm sau ngày tỉnh Quảng Trị được giải phóng, thị xã Quảng Trị là nơi trở về của đồng bào, đồng chí và du khách thập phương, thị xã Quảng Trị trở thành ...

“Đất thiêng” Quảng Trị
10:00 29/04/2023

BHG - Cho tôi hôm nay vào Thành cổ/ Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ/ Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ/ Xin chớ vô tình với người hy sinh/ Trên mảnh ...

Vĩnh Linh phát huy hiệu quả quỹ khuyến học

Vĩnh Linh phát huy hiệu quả quỹ khuyến học
11 giờ trước

QTO - Xác định phát triển quỹ khuyến học góp phần quan trọng vào thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, vì vậy các cấp hội...

Tiếp nối nghĩa tình tháng 7

Tiếp nối nghĩa tình tháng 7
4:55 sáng qua

QTO - Nghĩa tình tháng 7 là hành trình tri ân của Báo Kinh tế & Đô thị, Báo Quảng Trị để nhân lên tình cảm, sự ghi nhớ công lao của các gia đình chính...

Thí sinh được hỗ trợ tối đa

Thí sinh được hỗ trợ tối đa
05:10 07/07/2012

(TNO) - Kết thúc đợt 1 kỳ thi tuyển sinh, ở nhiều điểm thi trên cả nước, nhiều đơn vị, tổ chức tôn giáo, cá nhân đã phục vụ cơm và nước uống miễn phí cho thí sinh (TS).

Cải thiện sức khỏe với diệp lục tố

Cải thiện sức khỏe với diệp lục tố
05:06 07/07/2012

(TNO) - Chúng ta nhận biết diệp lục tố qua màu xanh của rau lá, nhưng lại ít biết đây là thành phần chống lão hóa và mang ô xy đến cho biểu bì rất hiệu quả.

Thời tiết

28°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long