
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Những năm qua, nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm làm ăn từ những mô hình kinh tế hiệu quả, chị Hồ Thị Hương ở thôn Thanh 1, xã Thanh, huyện Hướng Hóa đã thoát nghèo, trở thành hộ khá giả ở thôn. Chị được nhiều người ở địa phương biết đến là một trong những gương hội viên phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số đi đầu trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.
![]() |
Mô hình kinh tế của chị Hương được đánh giá cao ở địa phương |
Trước đây, chị Hương cũng như nhiều phụ nữ ở vùng khó, quanh năm quanh quẩn ở bản làng, sáng sớm lên rẫy làm lụng, chiều trở về nhà chăm sóc chồng, con. Vất vả là thế nhưng do phương thức sản xuất lạc hậu nên cuộc sống của gia đình chị vẫn thiếu trước hụt sau. Từ ngày được Hội LHPN huyện, xã tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; tham gia nhiều lớp tập huấn kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi cũng như được giới thiệu những mô hình kinh tế giỏi do phụ nữ làm chủ, chị Hương mới vỡ vạc ra nhiều điều. Nhận thấy gia đình mình có nhiều đất bỏ trống, trồng lúa rẫy đôi lúc không đủ ăn, trong khi đó quỹ thời gian và sức khỏe của bản thân có thể làm được nhiều việc hơn thế để có điều kiện thoát nghèo, chị Hương thuyết phục và được chồng ủng hộ đổi mới cách thức làm ăn, tiến hành vay vốn qua kênh hội phụ nữ xã để đầu tư sản xuất, chăn nuôi.
Sau khi khai hoang, làm đất, vợ chồng chị Hương trồng 3 ha sắn, 1 ha tràm, 600 gốc chuối mật mốc. Để lấy ngắn nuôi dài, chị nuôi thêm gà, dê. Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, chị tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình kinh tế hiệu quả trong vùng và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Hơn 3 năm nay, nhờ thu hoạch từ sắn, chuối và bán gà, dê, trừ chi phí gia đình chị thu về hơn 100 triệu đồng/năm. Nhờ vào nguồn này, gia đình chị có điều kiện trả nợ, xin ra khỏi danh sách hộ nghèo, nuôi các con ăn học đầy đủ hơn. Chị Hương chia sẻ: “Tôi rất vui vì mình đã thoát ra được suy nghĩ, cách sản xuất lạc hậu bấy lâu để chuyển đổi đầu tư trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả. Thời gian tới, tôi tiếp tục lựa chọn những giống cây trồng mới để mở rộng sản xuất; tích cực tham gia cùng hội phụ nữ huyện, xã tuyên truyền, vận động chị em vùng đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng thôn bản ngày càng giàu đẹp”.
Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thanh Hồ Thị Tê cho biết: “Từ tay trắng, chị Hương đã góp sức cùng gia đình xây dựng và phát triển mô hình kinh tế mà nhiều người dân ở địa phương mơ ước. Không chỉ giỏi làm ăn, chị Hương rất nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho những chị em trong thôn có nhu cầu học cách thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Tấm gương của chị góp phần làm đẹp hình ảnh của người phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời đại mới”.
Ngọc Trang
Đến thôn Nguồn Rào Pin, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, nhiều người thường dừng lại trước một căn nhà khang trang, nổi bật ở thôn và không khỏi ...
Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, chị Hồ Thị Rổ (sinh năm 1987) luôn mang trong mình nhiệt huyết vươn lên thoát nghèo, xây dựng quê hương giàu đẹp. ...
Những năm qua, phong trào phụ nữ làm kinh tế được chị em hội viên trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình mang lại hiệu ...
“Trước đây, chị Hồ Thị Nga ở khóm Khe Đá thuộc hộ nghèo. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp hội phụ nữ trong hỗ trợ vốn vay ưu đãi, học tập ...
“Trong mỗi lần tuyên truyền, vận động hội viên ở địa phương khắc phục khó khăn, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu chính đáng, chúng tôi ...
Nhiều lần đến xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, chúng tôi nghe chị em phụ nữ xã kể về chị Hoàng Thị Tình ở thôn Minh Phước, một tấm gương phụ nữ tiêu biểu ở địa ...
Nhiều năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã phủ đến tất cả các vùng quê trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện vùng cao Đakrông. Thông ...
Xác định sinh kế là vấn đề cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính bền vững của công tác giảm nghèo và giải quyết những vấn đề xã hội bức thiết, ...
QTO - Thời gian gần đây, xã Thuận, huyện Hướng Hóa đã tranh thủ được nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo giống vật...
QTO - Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển...
(QT) - Một trong những giải pháp quan trọng để đạt được những thành tích tốt trong sản xuất kinh doanh của Viễn thông Quảng Trị (VNPT Quảng Trị) là đã phát động có hiệu quả...
(QT) - Từ năm 2018 đến nay, huyện Hướng Hóa thực hiện hình thức liên kết, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng mô hình trồng cây chanh leo trên địa bàn. Hiện cây chanh leo đang...
(QT) - Nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi và vận dụng kinh nghiệm được tích lũy mà trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao của chị Nguyễn Thị Anh Đào, trú tại khóm Hải...
(QT) - Tại một diễn đàn quan trọng bàn về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khi nhắc đến tình trạng tồn kho trên 1.000 tấn thủy sản, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn...
(QT) - Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Trị về triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018- 2020, mới đây, UBND huyện Triệu Phong xây dựng Kế hoạch triển...
(QT) - Đi giữa vườn hồ tiêu xanh mướt đẫm ướt bởi từng “cơn mưa nhân tạo” từ hệ thống cột tưới tự động, anh Nguyễn Văn Thành không dấu niềm tự hào nói với tôi rằng, ước mơ về...