
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Theo Quốc lộ 9 đến ngã ba Tượng đài Chiến thắng Khe Sanh, đi thêm 70 cây số đường đèo dốc, tôi tìm đến nhà chị Hồ Thị Hoa ở thôn Xa Đưng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa. Với ánh mắt lanh lợi, giọng nói mộc mạc của người Vân Kiều, chị Hoa kể về những ngày tháng gian khổ của mình.
![]() |
Chị Hoa chăm sóc rừng cây của gia đình |
Sinh năm 1960 trong một gia đình nông dân nghèo ở một bản làng sát vùng biên giới Việt - Lào, vừa 18 tuổi, chị Hoa lập gia đình và lần lượt 6 đứa con ra đời. Những năm đầu, kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn bởi con đông, cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào mảnh ruộng, nương ngô cằn cỗi. Vợ chồng chị phải vào rừng lấy củi đốt than, đào, hái rau củ rừng đem ra chợ bán, thế nhưng vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Vì thế chị luôn trăn trở suy nghĩ phải làm thế nào để phát triển kinh tế cải thiện cuộc sống gia đình, tạo điều kiện cho các con được đến trường.
Nghĩ là làm, chị vay 1,8 triệu đồng để mua 5 con lợn giống về nuôi, sau 5 tháng chị thu lãi được 5 triệu đồng. Không dừng lại ở việc chăn nuôi nhỏ lẻ, chị nghĩ cách mua hàng hóa nông sản từ người dân trong bản ra đổi cho người Kinh lấy hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm về phục vụ lại bà con. Với cách làm đó dần dần chị mở được 1 tiệm tạp hóa và trở thành điểm đến trao đổi hàng hóa của người dân trong bản. Năm 1996, sau khi được Hội phụ nữ xã tổ chức đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh phía Bắc trở về, chị bàn với chồng mạnh dạn vay vốn mua thêm đất để khai hoang trồng lúa nước, nuôi lợn, nấu rượu… Sau 3 năm, chị đã trả được khoản vay ngân hàng và còn dư ra một số vốn để tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, chị mở rộng chăn nuôi giống lợn bản, mỗi năm xuất bán 30 con, đầu tư khai hoang đất để trồng trọt. Nhờ vậy, kinh tế gia đình chị từng bước ổn định, các con được ăn học đến nơi đến chốn.
Nhưng điều không may ập đến với chị. Chồng chị bị bệnh ung thư và mất. Năm 2011 một lần nữa gia đình chị lâm vào hoàn cảnh khó khăn. 2 con chị đang theo học năm cuối đại học và cao đẳng thấy hoàn cảnh khó khăn đã thuyết phục mẹ cho nghỉ học để ở nhà phụ mẹ nhưng chị cương quyết không đồng ý. Chị đã vay mượn khắp nơi, rồi bán ngôi nhà đang ở để trả nợ tiền chữa bệnh cho chồng và lấy tiền đóng học phí cho con. Với số tiền còn lại 30 triệu đồng chị tiếp tục mở rộng quầy tạp hoá, chăn nuôi bò và trồng cây bời lời. Đến nay, thu nhập cây bời lời đạt 100 triệu đồng/vụ, hơn 70 triệu đồng từ quầy tạp hóa, chị nuôi thêm 11 con bò giống, lúa nước thu 1 tấn/năm, thu nhập từ chăn nuôi theo mô hình vườn- ao- chuồng đạt 10 triệu đồng/năm... cuộc sống của gia đình chị đã vươn lên khá giả.
Với những nỗ lực đó chị Hồ Thị Hoa đã được các cấp, ngành từ xã đến huyện tặng giấy khen, được công nhận đạt danh hiệu gia đình văn hóa, gia đình hiếu học tiêu biểu giai đoạn 2006 -2010; Hội Nông dân xã công nhận danh hiệu “Hộ gia đình sản xuất và kinh doanh giỏi” năm 2015...
Phan Ngân
Đến thôn Nguồn Rào Pin, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, nhiều người thường dừng lại trước một căn nhà khang trang, nổi bật ở thôn và không khỏi ...
Chị Đoàn Thị Thu Sương (sinh năm 1977), ở thôn Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng được nhiều người yêu mến, tín nhiệm bởi ngoài là một chi hội trưởng phụ ...
Những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn ...
Nhờ “thuận vợ thuận chồng”, không ngại khó, ngại khổ, sau 5 năm khởi nghiệp, vợ chồng anh Phan Chí Dũng (sinh năm 1991) và chị Hoàng Thị Phương Liên (sinh năm ...
Nhắc đến chị Trịnh Thị Mỹ Liên ở Khối 5, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa người dân địa phương luôn ngưỡng mộ nghị lực vượt khó vươn lên để phát triển kinh ...
“Không chỉ nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tích cực đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương, anh Hồ Văn May, Phó Chủ tịch HĐND xã ...
Năng động, nhiệt tình, luôn dốc sức mình vì sự đổi mới của quê hương là những gì người dân thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nói về ...
Từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nơi ở, người phụ nữ không vượt ra khỏi mái nhà sàn, nương rẫy, hôm nay phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô nơi miền Tây Quảng Trị đã có ...
QTO - Ước mơ vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương đã thôi thúc anh Hoàng Minh Tòng, thôn Nại Cửu, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa tìm tòi, học...
QTO - Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận...
(QT) - Với phương châm “Mỗi thanh niên một việc tốt, mỗi cơ sở đoàn một hành động thiết thực tham gia xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, đoàn viên thanh niên xã Cam...
(QT) - Gắn bó với biển cả, hầu hết ngư dân Quảng Trị đều hiểu công việc vất vả mà mình đang làm không dành cho những người thiếu tinh thần đoàn kết. Vì vậy, chẳng ai bảo ai, họ...
(QT) - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phù hợp với từng vùng và theo quy hoạch phát triển của tỉnh, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã chú trọng hỗ trợ...
(QT) - Nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của xã hội, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng- an ninh trên địa bàn, Công...
(QT) - Điện lực Cam Lộ hiện đang quản lý 23,201 km đường dây 35kV, 138,309 km đường dây 22kV và 243,462 km đường dây hạ áp. Đứng chân trên địa bàn có nền kinh tế chủ yếu là sản...
(QT) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và xoá nghèo bền vững....