Cập nhật: Thứ 7, 03/05/2014 | 05:35 GMT+7

Người mở "cánh cửa ánh sáng" ở Khe Ngài

(BPO) - Dẫu không phải là người đầu tiên đặt nét bút vỡ hoang trên cánh đồng chữ nghĩa, nhưng với người Vân Kiều ở bản Khe Ngài (xã Đakrông, huyện Đakrông, Quảng Trị), cô giáo Phan Thị Pháp là người bền bỉ nhất làm nhiệm vụ mở cánh cửa ánh sáng, khép lại phía bóng tối cho bao thế hệ học trò của bản làng giữa núi rừng heo hút. Đúng như lời già làng Hồ Man nói, khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng bao mùa rẫy đi qua, cô giáo Pháp vẫn ở lại nơi đây, bởi cô đã là con của Khe Ngài rồi... Tâm tư người phố ở rừng Dù chỉ cách quốc lộ có một khúc sông chưa đầy 100m, nhưng Khe Ngài tách biệt như một ốc đảo và chúng tôi phải đi nhờ thuyền của một người dân bản địa. Một lối mòn nham nhở bùn đất vắt dọc theo dòng suối báo hiệu một hành trình đến với Khe Ngài gian khổ. Chúng tôi đều tự hỏi: "Trong thời đại này, mấy ai từ chối những tiện nghi hiện đại, tình nguyện đến với nơi hoang sơ thiếu thốn đủ thứ này?". Với người Vân Kiều ở bản Khe Ngài, câu trả lời là có. Đó là cô giáo Phan Thị Pháp, 48 tuổi, giáo viên trường Tiểu học Khe Ngài.

Cô giáo Pháp và học sinh của mình.

Tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm Bình Trị Thiên năm 1983, cô được bố trí công việc hợp sở trường và gần gia đình như nhiều người mơ ước. Nhưng, với nhiệt huyết của tuổi trẻ, "đâu cần thanh niên có" trong những năm tháng đất nước vừa bước ra khỏi khói lửa chiến tranh, cô đã tình nguyện "đầu quân" lên miền núi, đến với học trò vùng cao. Dẫu đã hình dung được khó khăn khi về chốn "nhiều không" này nhận công tác, nhưng những ngày đầu lên Khe Ngài, không ít lần cô có ý định rút lui. Bởi Khe Ngài không lãng mạn và nên thơ như cô từng tưởng tượng, nhìn đâu cũng thấy núi rừng âm u, bà con lại nói không sõi tiếng phổ thông, đường sá đi lại không có, bệnh viện cách xa gần trăm cây số. Nói dại lỡ đêm hôm đau ốm thì không biết kêu ai? Quả thật, cô thấy chơi vơi. Kênh thông tin duy nhất của thế giới bên ngoài là dăm bữa, nửa tháng, có một đoàn bộ đội nào đấy làm nhiệm vụ đi ngang qua. Muốn đến thôn bản gần nhất cũng phải mất vài giờ đi bộ. Đêm, tiếng gió rít qua vách ngôi nhà sàn làm bằng tre nứa làm tăng thêm nỗi nhớ nhà... Tất cả như thôi thúc cô quay về lại thị xã Đồng Hới - quê hương cô. "Nhưng rồi nhận thấy trẻ em ở đây thiệt thòi quá nhiều. Bao nhiêu giáo viên đến rồi đi. Mình mà đi nữa thì thương cho tương lai các em, nên quyết định dù cực khổ chi cũng gắng ở lại" - Cô Pháp bộc bạch - "Hình ảnh những thanh niên, thậm chí những già làng chân đi không còn vững vẫn nằng nặc xin học chữ, trìu mến gọi mình là "cô giáo bản". Từ đó, tôi nhận ra rằng, họ cần mình và mình có ích cho họ". Cô Pháp đã thực sự gắn chặt với Khe Ngài khi cô cưới chàng trai bản làm chồng. Gần 30 năm rồi, mỗi lần về thăm quê, kỉ niệm ấy cứ ùa về nguyên vẹn trong cô như ngày đầu. Khai sáng bản làng Mang tiếng về bản dạy học, nhưng khi đặt chân đến với vùng đất này, cô mới thấm thía hết nỗi nhọc nhằn. Bản làng không có trường học, không nhà tập thể. Để có trường học, cô đến tận từng nhà vận động bà con lên rừng đốn cây, mua tấm lợp về dựng trường cho các em học chữ. Ai cũng hiểu rõ, muốn thay đổi tương lai một vùng đất thì cái căn cơ nhất vẫn là đầu tư cho giáo dục. Song bằng cách nào đó lại là câu hỏi khó, nhất là đối với người dân chưa hề tiếp xúc với sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến. Bằng chứng là trước cô, những giáo viên đến đây đều ra đi. Sự khắc nghiệt của môi trường sống như muốn tiếp tục thử thách quyết tâm của cô giáo trẻ. Nói bà con không hiểu thì cô bắt tay vào hành động! Cô nghĩ thế và cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp, học sinh, họ cùng nhau cắt lá làm tấm lợp, chặt cây dựng trường. Thấy sự nhiệt tình của cô, bà con dần thuận lòng. Họ bàn nhau bán 3 con trâu cùng cô dựng trường học. Hai tháng sau đó, trung tâm bản Khe Ngài mọc lên một mái trường. Sau khi học trò đến lớp ổn định, cô giáo Pháp lại nhận nhiệm vụ đi "khai sáng" cho những bản làng heo hút giữa rừng sâu thuộc huyện Đắkrông. Hoàn thành nhiệm vụ, năm 1997, cô lại quay về bản Khe Ngài tiếp tục dạy học. Từ một bản nghèo ban đầu chỉ có 3 học sinh học chữ, nay con số ấy đã đạt 100% số trẻ trong độ tuổi đến trường. Những học trò đầu tiên qua lớp học của cô giáo Pháp nay hầu hết quay về phục vụ chính quyền xã, dạy học cho con em bản làng. Không chỉ dạy cái chữ, cô giáo Pháp còn bày cách cho đồng bào sinh hoạt hợp vệ sinh môi trường. Đối với người dân miền núi, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của bà con là lấy từ khe suối. Thời gian gần đây, do tình trạng đào đãi vàng trái phép nên làm nguồn nước suối bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình trạng đó, cô vận động bà con đào giếng khơi để sử dụng. Năm 2002, một lần xem ti vi, thấy bà con vùng khác dùng máy thủy điện nhỏ để tạo ra điện thắp sáng, cô lặn lội về tận thị xã Đông Hà tìm mua về sản xuất điện phục vụ bà con. Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Pháp nói: "Để có thời gian dạy dỗ các em và giúp dân bản sản xuất, vợ chồng tôi đành gửi con về ngoại. Có vợ, có chồng mà con vẫn phải xa cha mẹ, thiệt thòi cho cả người lớn lẫn con nhỏ, nhưng nếu được lựa chọn làm lại, tôi vẫn chọn Khe Ngài. Bởi ở đây, tôi có được tình yêu và tôi có ích cho nhiều người. Đó là hạnh phúc mà không phải ai cũng có". Trúc Hà - Vĩnh Yên



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Trồng người” nơi vùng khó
03:40 16/11/2022

Vượt qua bao gian nan vất vả, nhiều giáo viên công tác ở những địa bàn vùng khó đang dốc bầu nhiệt huyết thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Họ chính là thầy, cô ...

Vượt khó dạy chữ ở Ba Lòng
22:56 18/11/2022

Mấy mươi năm qua, thầy cô giáo Trường Tiểu học &THCS Ba Lòng, xã Ba Lòng, huyện Đakrông đã không quản gian khổ, cách trở, bền bỉ dạy chữ, dạy người cho ...

Người mang mùa xuân về với bản làng
23:10 04/07/2024

Việc già làng, trưởng bản, cán bộ người dân tộc thiểu số gương mẫu đi đầu xây dựng bản làng trở thành “điểm sáng” văn hóa cộng đồng dân cư trong cả nước những ...

Tận tụy với bản làng
22:32 16/11/2024

Họ có điểm chung là sẵn sàng lặn lội đến từng bản, làng heo hút để “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô dần xóa ...

Đưa ánh sáng về với bản làng
22:35 01/05/2023

Trên những bản, làng ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa của Quảng Trị, việc phát triển mạng lưới điện chiếu sáng gặp rất nhiều khó khăn vì địa hình hiểm ...

9x Pa Kô tình nguyện xuyên biên giới
22:00 27/09/2024

Không ngại đường sá xa xôi, nguy hiểm để giúp đỡ những bản làng nghèo của nước bạn Lào, dành thời gian để xóa mù chữ cho người dân trong thôn, cô gái Pa Kô Hồ ...

Lắng nghe những điều trẻ em vùng khó nói

Lắng nghe những điều trẻ em vùng khó nói
10:35 tối qua

QTO - Lắng nghe, thấu hiểu để đi đến quan tâm, chia sẻ với những điều trẻ em cần là những việc làm được Thường trực HĐND huyện Đakrông thường xuyên thực...

Sức sống làng hầm

Sức sống làng hầm
23:11 01/05/2014

(QT) - “Làng hầm” là một tổ chức hành chính thời chiến độc nhất vô nhị trong lịch sử quân sự thế giới mang đậm chất Vĩnh Linh, là hình ảnh thu nhỏ của làng quê được kiến tạo...

Đua thuyền trên sông Bến Hải

Đua thuyền trên sông Bến Hải
23:10 01/05/2014

(QT) - Giải đua thuyền truyền thống hàng năm trên sông Bến Hải là một sự kiện thể thao thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong tỉnh không chỉ đơn thuần về tính hấp dẫn...

Sinh viên phải đến nhà thầy thi trong dịp lễ

Sinh viên phải đến nhà thầy thi trong dịp lễ
23:09 01/05/2014

(TNO) - Chiều 30.4, thầy Trương Quang Thuận - Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Khánh Hòa - cho biết nhà trường đã hủy kết quả thi của các sinh viên thi tại nhà thầy Đoàn Vũ Xuân Phúc...

Trở lại để hàn gắn

Trở lại để hàn gắn
23:08 01/05/2014

TT - 46 năm trời mang trong mình nỗi ray rứt cùng câu hỏi “tại sao” về cuộc chiến. Cuối cùng hai người lính thủy quân lục chiến của quân đội Mỹ thời điểm năm 1968 cũng đã quyết...

Hải Dương tuyển giáo viên

Hải Dương tuyển giáo viên
22:46 30/04/2014

(GD&TĐ) - Sở GD&ĐT Hải Dương thông báo tuyển 101 viên chức làm việc tại các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp -...

POWERED BY
Việt Long