Cập nhật:  GMT+7

Người dân miền núi bước vào vụ thu hái đót

Năm nay do thời tiết mưa rét kéo dài nên vụ thu hái đót trên địa bàn các huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông bị chậm hơn so với các năm trước. Bắt đầu từ khoảng một tuần nay, người dân tại các địa phương này mới bước vào vụ thu hái đót.

Người dân miền núi bước vào vụ thu hái đót

Phụ nữ ở xã Thuận, huyện Hướng Hóa phơi đót vừa mới thu hái - Ảnh: Đ.V

Cây đót thường trổ bông một lần trong năm, bắt đầu từ tháng Chạp năm trước kéo dài đến hết tháng 2 âm lịch năm sau. Dù thu hái đót chỉ mang tính chất mùa vụ nhưng công việc này mang lại nguồn thu nhập khá tốt cho người dân vùng cao có đời sống vốn còn nhiều khó khăn.

Cây đót có hầu hết ở các xã miền núi, trong đó tập trung nhiều nhất là các xã như: Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Lập và các xã vùng Lìa (huyện Hướng Hóa); Tà Long, Húc Nghì, A Vao, A Ngo (huyện Đakrông)...

Vào mùa, mỗi người dân đi hái đót có thể kiếm được từ 100.000 – 150.000 đồng/người/ngày. Theo tìm hiểu, được biết những năm gần đây diện tích cây đót ngày càng bị thu hẹp, ít dần do người dân phát rẫy trồng cây lâm nghiệp, cây sắn, chuối... Vì vậy, muốn hái được nhiều đót phải đi xa hơn, sâu hơn vào rừng hoặc ở một số xã giáp biên giới, người dân còn qua Lào để thu hái.

Một số thương lái thu mua đót cho biết, năm nay thời tiết không thuận lợi nên sản lượng đót giảm so với năm 2024. Đót tươi thời điểm này được thu mua với giá 7.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng; đót khô có giá dao động từ 18.000 - 20.000 đồng/kg.

Được biết, đót nguyên liệu ở huyện Hướng Hóa, Đakrông được các thương lái thu mua và cung cấp chủ yếu cho thị trường các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Đ.V

Tin liên quan:
  • Người dân miền núi bước vào vụ thu hái đót
    Học sinh miền núi giữ gìn nghề đan chổi đót truyền thống

    Đan chổi đót vốn được xem là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nghề truyền thống của người dân ở đây đang bị mai một. Trước thực tế đó, hai em Hồ Văn Sự và Hồ Thị Quyền, học sinh lớp 9A1, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Hướng Lộc có ý tưởng thành lập nhóm “Giữ gìn và phát triển nét đẹp đan chổi đót của đồng bào Vân Kiều ở Hướng Lộc” nhằm phục hồi, phát huy nghề truyền thống của cha ông để lại.

  • Người dân miền núi bước vào vụ thu hái đót
    Nông dân Hướng Hóa phấn khởi vào vụ thu hoạch gừng

    Những ngày này, không khí thu hoạch gừng ở huyện miền núi Hướng Hóa đang hết sức nhộn nhịp. Cây gừng với năng suất cao và giá bán ổn định đang mang lại niềm vui cho nông dân vùng cao, giúp họ có thêm thu nhập đáng kể để chuẩn bị đón một cái Tết no đủ, ấm áp.


Đ.V

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long