
{title}
{publish}
{head}
QTO - Nghệ nhân Ưu tú Hồng Tuyết quê ở làng Văn Quỳ, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng, Quảng Trị nhưng lại được sinh ra tại rạp hát Thái Mộng Đài (thành phố Vinh) vào năm 1942 và sống những ngày thơ ấu cho đến lúc trưởng thành ở Huế.
![]() |
Nghệ nhân Ưu tú Hồng Tuyết -Ảnh: V.Q |
Xuất thân từ một gia đình nghệ thuật, Hồng Tuyết đã tiếp thu những giá trị nghệ thuật ca Huế từ người cha vốn là một nghệ nhân đàn nhị tài danh lúc bấy giờ. Khi còn là một cô bé 5 tuổi, Hồng Tuyết thường được thân sinh cho đi theo các buổi ca tri âm trong một số gia đình nhạc hữu hoặc những chương trình ca kịch Huế của các gánh hát biểu diễn trong thành phố Huế hay các vùng phụ cận. Từ những môi trường nghệ thuật đàn, ca Huế, ca kịch Huế cộng thêm sự dẫn dắt, truyền dạy các làn điệu ca Huế của thân sinh, Hồng Tuyết thấm nhuần, say mê rồi gắn bó một đời với bộ môn âm nhạc cổ truyền dân tộc này.
Năm 1957, Hồng Tuyết được tuyển vào Đoàn Ca kịch Trị Thiên, nay là Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế. Tại đoàn, bên cạnh sự dìu dắt của người cha đang phụ trách dàn nhạc của đoàn, Hồng Tuyết còn may mắn được sự dạy dỗ, đào tạo ca Huế, các vũ đạo, cách biểu diễn sân khấu ca kịch… của những nghệ sĩ: Ngọc Yến, Kim Oanh, Mộng Điệp, Kim Tha, Xuân Thiệu. Sau hơn một năm học tập, rèn luyện kỹ năng, Hồng Tuyết được đoàn phân một số vai chính như: Điêu Thuyền (vở Lữ Bố hí Điêu Thuyền), Phúc (vở Ánh sáng mùa thu của Ngọc Hùng), Mai (vở Người vợ miền Nam của Nguyễn Lượng), Bạch (vở Cây thanh trà của Lưu Trọng Lư), bà Thân (vở Con gà chân chì của Châu Thành - Văn Lang), Lệ (vở Sông Hương từ ấy của Lưu Trọng Lư), Xiêm (vở Viên đạn súng kíp, Văn Lang chuyển thể từ Dấu chân người lính của nhà văn Nguyễn Minh Châu)…
Theo Hồng Tuyết, khi đảm nhận các vai diễn trên, cô đã rất tâm huyết thể hiện, nhập vai và đã cố vận dụng các sở học để luôn sáng tạo trong quá trình biểu diễn. Chính sự kiên trì nỗ lực đó đã được các đạo diễn, nghệ sĩ trong đoàn và khán giả chấp nhận, quý mến. Bên cạnh những vai diễn chính, Hồng Tuyết còn tham gia bất cứ vai phụ nào mà đoàn phân công và cho dù là vai phụ nhưng Hồng Tuyết đều nghiêm túc tìm cho mình một phong cách biểu diễn riêng.
Thời gian công tác ở đoàn, ngoài việc biểu diễn, Hồng Tuyết còn tham gia dàn dựng một hoạt cảnh “Nón quê em” do Văn Lang soạn lời cho tốp ca nữ thể hiện. Tiết mục này đã được trình bày nhiều lần trong và ngoài nước với hiệu quả nghệ thuật cao. Hồng Tuyết cùng các ban văn nghệ nghiệp dư của một số cơ quan, đoàn thể dàn dựng các vở ca kịch phục vụ những cuộc hội diễn của tỉnh và thành phố; huấn luyện cho tốp diễn viên Đoàn B từ Quảng Trị ra xóm Cát, Vĩnh Linh học kịp trở vào phục vụ chiến trường (thời gian học 1 tháng, vào tháng 10/1966).
Từ sự gắn kết lâu năm với ca Huế và ca kịch Huế, Hồng Tuyết đã sáng tác, soạn lời nhiều bài ca, điệu lý, hò… được phát trên các đài phát thanh, truyền hình tỉnh, khu vực và trung ương. Từ tâm niệm “Nghệ thuật bao giờ cũng thanh xuân và chưa bao giờ tôi thỏa mãn với cái mình đã có, luôn say mê với nghề, tự rèn luyện bản thân, học hỏi bè bạn, cố gắng vươn lên với mong muốn phục vụ Nhân dân nhiều hơn nữa…
Khi mới vào nghề, tôi đã xác định cho mình con đường nghệ thuật là lẽ sống và thường nói với bạn bè rằng chỗ đứng của tôi là sân khấu, niềm vui của tôi là khán giả…” cho nên đến lúc nghỉ hưu (1982) và những năm về sau, Hồng Tuyết vẫn tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực ca Huế, ca kịch Huế. Hồng Tuyết được mời biểu diễn tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước như: Hải Phòng, Nam Hà, Hà Tây, Hà Bắc, Hòa Bình, Phan Thiết, Hồ Chí Minh…
Thời gian ở Hà Nội, Hồng Tuyết đã hợp đồng với Đài Tiếng nói Việt Nam phụ trách chuyên môn dựng một số tiết mục trích đoạn và kỹ thuật ca lý cho Tổ ca Huế, đoàn ca nhạc của đài. Cô còn được Ban liên lạc đồng hương Thừa Thiên Huế, nhiều phường, quận, huyện tại Hà Nội liên tục yêu cầu biểu diễn.
Khi trở về sinh sống ở Huế, hoạt động ca Huế của Hồng Tuyết vẫn sôi nổi, phong phú. Hồng Tuyết được Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh mời giảng dạy dân ca, ca Huế, Nhà hát Ca kịch Huế mời tham gia cố vấn kỹ thuật ca lý cho các chương trình biểu diễn trong nước và Trung Quốc (2003).
Cô được nhiều thế hệ học trò theo học ca Huế và một số em đã thành danh. Về con cái, Hồng Tuyết có niềm vui lớn vì ba người con đã nối nghiệp nhà: Minh Tiến là một Nghệ sĩ ưu tú đàn bầu tài hoa, Hồng Thu, Hồng Thanh là những ca sĩ có những cống hiến nhất định vào việc bảo tồn và phát triển loại hình đàn, ca Huế.
Với một quá trình hoạt động sân khấu ca kịch, ca Huế, Hồng Tuyết đã nhận được huy chương Chiến sĩ văn hóa, Vì sự nghiệp văn hóa quần chúng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 3 huy chương vàng trong các liên hoan nghệ thuật (1986, 1990, 1992) cùng nhiều bằng khen của các ngành.
Hồng Tuyết xứng đáng với lời thơ tặng của một tri âm tại Hà Nội vì đã có cuộc đời nghệ thuật sinh động từ Huế đến Hà Nội và trên mọi miền đất nước: “Mừng nước non qua mấy dặm trường/Bạn hòa dòng Nhị quyện dòng Hương/Hồng tươi sắc thắm, hoa lộng lẫy/Tuyết diễm đầu xanh, đẹp tóc sương”.
Năm 2015, Hồng Tuyết được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong niềm vui của bà con ở Quảng Trị quê nhà, đồng nghiệp cũng như những người yêu quý tài hoa, tâm huyết của Hồng Tuyết.
Võ Quê
Nghệ sĩ ưu tú Tân Nhân với nhạc sĩ Đỗ Nhuận và nhà thơ Tố Hữu có rất nhiều duyên nợ trên bước đường cách mạng và bước đường nghệ thuật. Bởi thế, bà đã có hai ...
Nếu gõ Google cụm từ: nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết thì trong 0,3 giây sẽ có 2,7 triệu kết quả cho người tìm kiếm. Điều đó phần nào nói lên thương hiệu của bà.
Sau 8 năm kể từ ngày công diễn vở opera Lá đỏ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân trở lại ấn tượng với opera Vầng trăng Him Lam, tác phẩm tham gia cuộc vận động sáng tác các ...
Sáng nay 14/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ vinh danh các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước trên ...
Hồ Quang 8 là một ca sĩ nổi tiếng với dòng nhạc trữ tình bolero và phát triển sự nghiệp tại miền Bắc. Anh được nhiều người yêu mến với chất giọng mượt mà, sâu ...
Chính phủ ban hành Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định về ...
Theo một nghĩa nào đó, vùng quê Vĩnh Linh đã phần nào phản chiếu về mảnh đất Quảng Trị. Viết về Vĩnh Linh có khá nhiều bài thơ hay nhưng đặc biệt có hai bài ...
(ĐCSVN) - Diễn ra từ ngày 20/5 đến hết ngày 1/6, Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023 thu hút sự tham gia của 33 đơn vị nghệ ...
VOV.VN - Real Madrid có màn lội ngược dòng khó tin trước Real Sociedad ở trận bán kết lượt về Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha để giành vé vào chung kết.
VOV.VN - Kết quả vòng 30 Ngoại hạng Anh 2024/2025 hôm nay (2/4), MU nhận thất bại 0-1 trước Nottingham, trong khi Arsenal giành chiến thắng 2-1 trước Fulham.
QTO - Tuy không có lợi thế về thể hình nhưng tiền vệ Hoàng Văn Cường, sinh năm 1998, ở Khu phố 5, Phường 2, TP.Đông Hà lại sở hữu kỹ thuật tốt, nhất là...
NDO - Sáng 10/8, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ giới thiệu bộ sách điện tử tổng hợp “Việt Nam...
QTO - Vậy là Võ Xuân Hào đã ra đi (8/8/2022), khép lại một vòng đời của bạn. Hôm đó, trời miền Trung trời giông gió, mưa sụt sùi, ảnh hưởng của áp thấp...
QTO - Tôi dành trọn mấy ngày liền đọc tập du ký của nhà báo, nhà văn Phan Quang với 50 bài viết và phần Phụ lục trích cảm nhận của bạn đọc và đồng...
QTO - Huyện Vĩnh Linh được xem là một trong những “cái nôi” của bóng chuyền tỉnh Quảng Trị với nhiều đội bóng, vận động viên (VĐV) thi đấu xuất sắc cho...
QTO - Đại hội thể dục thể thao (TDTT) TP. Đông Hà lần thứ IX - năm 2022 vừa bế mạc tại Quảng trường Công viên Fidel, chính thức khép lại chuỗi các môn thi...