
{title}
{publish}
{head}
(QT Xuân) - Đằng đẵng sau hàng chục năm chờ đợi, đến những ngày cuối năm 2018, 119 người dân di cư tự do và kết hôn không giá thú ở thôn A Dơi Đớ, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa đã được Chủ tịch nước quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Đối với họ, đây có lẽ là mùa xuân đầu tiên được hưởng trọn vẹn niềm vui trên quê hương xứ sở mới…
![]() |
Trao quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với người dân di cư tự do và kết hôn không giá thú ở thôn A Dơi Đớ, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa |
Niềm vui lớn sau 20 năm chờ đợi
Trung tuần tháng 12/2018, ngay từ sáng sớm, ở khoảnh sân của UBND xã A Dơi, huyện Hướng Hóa đã có mặt đông đủ người dân thôn A Dơi Đớ đến nhận quyết định trao quốc tịch Việt Nam. Họ là những người thuộc đối tượng di cư tự do và kết hôn không giá thú ở khu vực biên giới Việt- Lào thuộc địa bàn xã A Dơi. Đợt đầu tiên này có tất cả 119 cá nhân được Chủ tịch nước ký quyết định công nhận quốc tịch Việt Nam sau hàng chục năm chờ đợi. Ông Hồ Cu Sươi (87 tuổi) tỏ rõ niềm vui mừng khôn xiết khi nhận được quyết định công nhận quốc tịch đầy tính nhân văn này. Cụ Sươi nói trong niềm xúc động: “Vậy là mong ước bao lâu nay đã trở thành hiện thực rồi. Gần hết đời người, giờ bố mới chính thức được thừa nhận là người Việt Nam. Thật sự rất tự hào và vui sướng lắm”.
Chủ tịch UBND xã A Dơi Hồ Xa Cách cho biết, tình trạng di cư tự do và kết hôn không giá thú đã tồn tại khoảng 20 năm nay ở thôn A Dơi Đớ, thậm chí có nguyên một bản của người di dân tự do từ Lào sang sinh sống, gây khó khăn cho công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu cũng như bảo đảm nghĩa vụ, quyền lợi cho người dân. Theo ông Cách, phần lớn các hộ di cư tự do và kết hôn không giá thú hiện sinh sống hai bên biên giới Việt- Lào trên địa bàn xã đều rất khó khăn do không có hộ khẩu, thiếu đất sản xuất, việc học tập của con em gặp nhiều trở ngại do thiếu các giấy tờ cần thiết… Nguyên nhân di cư trong vùng biên giới tại xã A Dơi là do dân cư hai bên biên giới có quan hệ họ hàng, thân tộc và tập quán du canh du cư từ lâu đời; đời sống kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội ở vùng biên của nước bạn Lào còn khó khăn hơn so với vùng biên giới Việt Nam; trình độ nhận thức về quốc gia, quốc giới, chủ quyền lãnh thổ của người di cư tự do còn rất hạn chế… Bên cạnh đó, do thực hiện Hiệp định về hoạch định biên giới và Nghị định thư về phân giới cắm mốc giữa Việt Nam- Lào dẫn đến việc dịch chuyển dân cư giữa một số địa phương 2 nước, phần lớn người dân trước đây mà Việt Nam bàn giao cho Lào nay muốn quay lại Việt Nam cư trú ổn định, sum họp với dòng tộc và để hưởng các chế độ ưu đãi của Việt Nam. “Vì vậy nhiều gia đình bày tỏ mong muốn được nhập quốc tịch của nước mà mình đang sinh sống, được tạo điều kiện ổn định cuộc sống, cải thiện sinh kế… Khi biết Chủ tịch nước ký quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và được phép ở lại nơi cư trú tại thôn A Dơi Đớ đối với 119 cá nhân, bà con vui mừng vô cùng. Hôm nay bản làng vui như ngày hội”, ông Cách vui mừng nói.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo biên giới tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho rằng, việc các cá nhân được trao quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thể hiện tinh thần nhân đạo, qua đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người di cư tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho họ ổn định cuộc sống, hòa nhập vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; ngăn chặn tổ chức, cá nhân hoặc nhóm người xấu lợi dụng gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự vùng biên giới hai nước Việt- Lào.
Mùa xuân đầu tiên…
Hồ hởi, phấn chấn là tâm trạng của chị Hồ Thị Hiêng khi tự tay nâng niu hồ sơ quyết định được nhập quốc tịch Việt Nam. Chị nói rằng mùa xuân này chị cũng như nhiều gia đình trong thôn A Dơi Đớ sẽ vui hơn rất nhiều. “Lâu nay gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác do không có quốc tịch nên thiếu đất sản xuất, không được hưởng các chính sách hỗ trợ và nhiều thứ khác nên cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn. Có quốc tịch rồi mình sẽ có hộ khẩu, giấy CMND và nhiều giấy tờ quan trọng khác để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Vui sướng lắm, mong ước bấy lâu giờ đã được thỏa nguyện”, vừa làm thủ tục lăn dấu vân tay, chị Hiêng xúc động tâm sự. Chị Hiêng cũng như nhiều người được nhập quốc tịch Việt Nam lần này tâm sự rằng, sắp tới khi các thủ tục nhập tịch hoàn tất họ sẽ mạnh dạn vay vốn làm ăn để thoát nghèo, làm giàu trên quê hương chính thức đã được công nhận và đầu tư chăm lo cho con cái học hành đàng hoàng.
![]() |
Ông Hồ Cu Sươi tỏ rõ niềm vui sướng khi đón nhận quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam |
Dự buổi công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với người dân thôn A Dơi Đớ, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch- Quốc tịch và Chứng thực, Bộ Tư pháp cũng rất xúc động. Ông Khanh cho biết, toàn tỉnh Quảng Trị có 855 người di cư tự do và kết hôn không giá thú ở vùng biên giới Việt- Lào thì riêng xã A Dơi có đến 281 người. Trong số 281 người này thì riêng thôn A Dơi Đớ đợt này có đến 119 người được Chủ tịch nước ký quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. “Việc có rất nhiều người dân thôn A Dơi Đớ chính thức trở thành công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ý nghĩa rất đặc biệt. Điều đó thể hiện tính nhân văn và sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với người di cư tự do ở vùng biên giới. Đối với những người chưa được nhập quốc tịch thì sắp tới đây cũng sẽ được làm các thủ tục cần thiết, hoàn thiện hồ sơ để chuyển Bộ Tư pháp và trình Chủ tịch nước xem xét trong thời gian sớm nhất. Nhân dịp này tôi cũng chúc bà con đón năm mới đầu tiên với tư cách là công dân Việt Nam thật vui vẻ, đầm ấm cùng gia đình và cộng đồng”, ông Khanh gửi gắm.
Trong niềm bồi hồi xúc động, thay mặt toàn thể người dân thôn A Dơi Đớ, anh Hồ Văn Ven nói: “Bà con rất biết ơn Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ để được nhập quốc tịch Việt Nam. Chúng tôi hứa sẽ sinh sống, làm ăn ổn định, ra sức đoàn kết trong cộng đồng và luôn tuân thủ mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời nỗ lực hết sức vươn lên trong cuộc sống, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”. Cũng như bao mùa xuân đến hoa trẩu lại nở trắng ở bản làng, người dân hân hoan hòa vào ngày hội. Nhưng có lẽ cái Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 này sẽ là dấu mốc đáng nhớ đối với dân bản A Dơi Đớ và xã A Dơi. Niềm vui sẽ được nhân lên nhiều lần bởi từ thời khắc này, nhiều cư dân “không biên giới” ở bản nghèo này đã chính thức trở thành công dân của đất nước Việt Nam…
Lê Đức Việt
Vào lúc 17 giờ 30 phút hôm qua 10/3, do bất cẩn trong sinh hoạt, căn nhà của anh Hồ A Liên, ở thôn A Dơi Đớ, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa đã bốc cháy dữ dội.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, phòng, ban các huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch, hộ khẩu ...
Nhằm giúp phụ nữ người Lào lấy chồng người Việt được học tiếng Việt, thời gian qua Đồn Biên phòng Ba Tầng phối hợp với hai xã A Dơi và Ba Tầng (huyện Hướng ...
Thấu cảm trước sự thiếu thốn, khó khăn của học sinh và người dân nơi vùng khó, cô giáo Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non A Dơi, xã A Dơi, ...
Hôm nay 11/1, nhân dịp đón tết Nguyên đán Quý Mão – 2023, Hội LHPN tỉnh phối hợp Đồn Biên phòng Thanh tổ chức Chương trình “Xuân biên cương – Tết yêu thương” ...
Thời gian qua, nhiều lớp học xóa mù chữ được cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng Ba Tầng, Thanh (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với hội phụ nữ địa ...
Hôm nay 25/4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đi khảo sát thực địa để đề xuất nâng cấp cặp cửa khẩu phụ Cóc-A Xóc thành cửa khẩu chính.
Hàng trăm phụ nữ dân tộc Vân Kiều, Pa Kô lớn tuổi ở 2 xã biên giới Ba Tầng và A Dơi, huyện Hướng Hóa đều gọi anh là thầy. Những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở ...
QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...
QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...
(QT Xuân) - Chỉ cần xuống vài chục mét, cảnh “núi non” dưới lòng đại dương quanh đảo Cồn Cỏ đã hiện ra hùng vĩ, trùng điệp tựa dãy Trường Sơn. Chỉ khác, ở đó ngoài núi…còn có...
(QT Xuân) - Khi bình minh thức giấc, đàn cò trắng hàng nghìn con từ rừng bần chua ở cù lao Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong cùng tung cánh trắng xóa, bay lượn quanh...
(QT Xuân) - Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô xem loài hoa trẩu với sắc trắng tinh khôi, bung nở bừng sáng khắp khoảnh đồi, sườn núi khô cằn, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt...
(QT) - Năm nay, không khí Tết Nguyên đán đến sớm với làng hoa An Lạc. Nơi đây, anh Hoàng Hữu Khiêm, trú tại khu phố 1, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà cùng những người dân...
(QT) - Xuân Kỷ Hợi 2019 đã đến bên thềm. Trên khắp mọi nẻo đường Quảng Trị rộn ràng, nhộn nhịp không khí đón Xuân với bạt ngàn các loại hoa cùng khoe sắc. Trong không gian lộng...
(QT) - Từ bao đời nay, trưởng bản của nhiều bản làng đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện miền núi Đakrông thường là nam giới. Thế nhưng, điều khác lạ đã xảy ra khi 2 năm...