Cập nhật: Thứ 3, 14/07/2015 | 00:24 GMT+7

Năng suất các yếu tố tổng hợp ở Quảng Trị, thực trạng và giải pháp

* NGUYỄN VĂN HÙNG, Phó Giám đốc Sở KH&CN Quảng Trị Năng suất và chất lượng đã thực sự trở thành nhân tố quan trọng trong định hướng phát triển KT-XH, là nền tảng giúp cho các doanh nghiệp (DN) nâng cao khả năng cạnh tranh. Mục tiêu đến năm 2020 tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ đã đề ra chỉ tiêu thông qua yếu tố năng suất tổng hợp hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 35%; Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa XV cũng đã ban hành chương trình hành động số 64-CTHĐ/TU, ngày 13/5/2013 về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của BCH TƯ về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã xác định: “Phát triển và ứng dụng KH&CN phải hướng vào việc tạo ra sự chuyển biến rõ nét về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020, KH&CN đóng góp trên 30% tăng trưởng kinh tế; tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt khoảng 20%/năm”. Năng suất các yếu tố tổng hợp mà nghị quyết đã đề ra là cách đo lường năng suất của cả vốn và lao động cùng lúc trong nền kinh tế. Việc đo lường năng suất trước đây thường chỉ thực hiện đo các chỉ số năng suất bộ phận như năng suất lao động, vốn, máy, nguyên liệu..., tức là các yếu tố hữu hình, mà chưa tính đến đóng góp của phần vô hình là tri thức con người tác động lên lực lượng sản xuất. Phần vô hình này trực tiếp tạo ra một đầu vào mới cho sản xuất hàng hóa như thể chế, giáo dục và đào tạo, KHCN... Năng suất của phần vô hình này được gọi lànăng suất các yếu tố tổng hợp (TFP- Total Factor Productivity ).

Ứng dụng công nghệ ấp trứng tiên tiến cho hiệu quả cao - Ảnh: HVA

Mối quan hệ giữa phần hữu hình và vô hình này cũng tương tự như quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để hợp thành phương thức sản xuất. Thực chất của mối quan hệ này là tác động của hoạt động quản lý của con người thông qua tri thức của mình (phần vô hình) vào đối tượng quản lý (tức phần hữu hình) để tạo ra sản phẩm, hàng hóa. Bằng cách thức tác động đó, tri thức của con người đã đóng góp ngày càng quan trọng và quyết định đến trình độ của phương thức sản xuất, từ đó quyết định đến sự phát triển KT-XH. Hiện nay, tỷ trọng đóng góp của tốc độ tăng TFP vào tăng trưởng GDP của nhiều nền kinh tế được đánh giá trên cơ sở hàm lượng KH&CN là đại lượng đặc trưng cho mức độ đóng góp của TFP vào GDP. Ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, hàm lượng KH&CN trong giá trị của sản phẩm có những thay đổi. Xu hướng chung là hàm lượng KH&CN tăng lên, giá trị đóng góp của nguyên vật liệu và năng lượng, lao động giảm dần. TFP được quyết định chủ yếu bởi KH&CN, từ đó đóng góp ngày càng quan trọng vào GDP. Mặt khác, TFP có quan hệ chặt chẽ với các tiêu chí như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), hiệu quả đầu tư (ICOR), chất lượng nhân lực, cơ cấu vốn, tiến bộ kỹ thuật. TFP bắt nguồn từ tri thức, muốn đạt được TFP cao cần nâng cao đóng góp của các yếu tố vô hình như thể chế, giáo dục và đào tạo, KH&CN... Muốn vậy, việc làm cho trình độ quản lý luôn phù hợp với các yếu tố hữu hình (vốn không ngừng biến đổi) là yếu tố đầu tiên và thường xuyên phải coi trọng. Tại Quảng Trị chưa có số liệu chính thống đánh giá về chỉ tiêu TFP của Cục Thống kê. Tuy nhiên một số nghiên cứu của Hội Khoa học kinh tế Quảng Trị cho thấy: Giai đoạn 1996- 2000 của Quảng Trị, TFP làm GDP tăng 0,34%, chiếm 4,15% trong tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2001- 2005 TFP lại giảm xuống còn 0,15%, tỉ trọng trong tăng trưởng GDP là 1,67%, xu hướng giảm của TFP thể hiện trình độ công nghệ và quản lý thay đổi chậm. Theo tính toán ban đầu về tốc độ tăng năng suất các yếu tố tổng hợp TFP của Sở KH&CN Quảng Trị giai đoạn 2009- 2012 bình quân hàng năm bằng 2,56%, giai đoạn 2010- 2012 tốc độ tăng TFP bằng 2,15%, thấp so với trung bình cả nước. Nguyên nhân của vấn đề này là do việc cải tiến và đổi mới công nghệ của các DN chưa mạnh mẽ dẫn đến năng suất lao động xã hội thấp. Hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư chưa cao. Công tác cải cách hành chính còn nhiều bất cập. Lao động còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Lực lượng lao động tuy đông về số lượng nhưng yếu về chất lượng. Các ngành, DN chưa có các biện pháp tích cực trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm tiết giảm các lãng phí, cải tiến năng lực sản xuất; chưa quan tâm đến hoạt động áp dụng và đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hóa dẫn đến chất lượng sản phẩm hạn chế khả năng cạnh tranh. Để đến năm 2020, thông qua TFP, hoạt động KH&CN đóng góp trên 30% tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đề ra của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV, các ngành, DN ngoài các giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng vốn và lao động nên chú trọng một số giải pháp về KH&CN. Cụ thể là thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng phải dựa trên nền tảng coi trọng năng suất chất lượng, tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ, do đó tăng cường đầu tư cho KHCN nhằm nâng cao trình độ KHCN, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Cần đầu tư có trọng tâm để tạo sự bứt phá của một số công nghệ cao có tác động tích cực đến sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học tham gia trao đổi sản phẩm công nghệ trên thị trường. Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho DN đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chọn hình thức tổ chức thích hợp cho việc đổi mới công nghệ của DN, hỗ trợ chuyên gia cố vấn am hiểu công nghệ để tư vấn cho DN nhằm tránh việc đầu tư công nghệ không hiệu quả. Ngoài việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài, cần quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước, coi đây là nhân tố chính quyết định tốc độ và chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Cần có chính sách hình thành và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của các loại thị trường cơ bản như thị trường hàng hoá-dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn và thị trường KHCN. Bên cạnh đó, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách hành chính thông qua việc xây dụng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong lĩnh vực hành chính để các cơ quan hành chính nhà nước phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của người dân và DN. DN phải hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu và tạo dựng thương hiệu từ chất lượng sản phẩm hàng hoá. Chỉ khi thực sự cạnh tranh bằng chất lượng, tạo dựng từ những đặc tính ưu việt có thực, thương hiệu mới giữ vững và tăng thêm sức sống. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành một măt tiếp tục tăng cường đầu tư tiềm lực để vừa phục vụ quản lý, vừa hỗ trợ cho DN nghiên cứu sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Mặt khác, tỉnh đầu tư kinh phí để thực hiện Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của DN Việt Nam đến năm 2020” và Chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của DN tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020”. Năng suất là yếu tố then chốt cho sự phát triển và quyết định cho sự tồn tại của DN. Trong xu thế hội nhập và phát triển, các nước đều nỗ lực cải tiến và tăng trưởng năng suất. Vì vậy các DN cùng các ngành, địa phương phải có bước đi và biện pháp thích hợp để đến năm 2020 thông qua yếu tố TFP, hoạt động KH&CN đóng góp trên 30% trong tăng trưởng kinh tế như Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV đã đề ra.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Những “hạt vàng” trên đồng cát Hà Tây

Những “hạt vàng” trên đồng cát Hà Tây
9 giờ trước

QTO - Dù không đạt năng suất, sản lượng cao như ở vùng thuần nông nhưng hàng chục năm qua, cây lúa canh tác trên đồng cát ở một số vùng ven biển bãi ngang...

Cùa, vùng đất của những đặc sản danh tiếng

Cùa, vùng đất của những đặc sản danh tiếng
17:23 13/07/2015

(QT) -Từ thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), theo hướng tây nam qua khỏi đèo Cùa khoảng 7 km, du khách sẽ đặt chân tới vùng Cùa (gồm hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa). Sau...

Làm giàu từ vỏ trấu

Làm giàu từ vỏ trấu
21:45 08/07/2015

(QT) - Đến khu phố 4, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh (Quảng Trị), hỏi người dân ở đây ai cũng biết anh Hoàng Xuân Nho, người chuyên thu mua vỏ trấu và là chủ một cơ sở sản...

Nông dân tích cực xây dựng nông thôn mới

Nông dân tích cực xây dựng nông thôn mới
21:45 08/07/2015

(QT) - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm làm thay đổi bộ mặt của nông thôn phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để thực...

Thời tiết

27°C - 37°C
Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 26°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long