Cập nhật: Thứ 4, 10/07/2013 | 11:46 GMT+7

Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trong xây dựng nông thôn mới

(QT) - Công tác dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng gắn liền với việc thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Đây là một nhiệm vụ đa mục tiêu liên quan đến xây dựng nông thôn mới, vừa nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, giải quyết việc làm thường xuyên cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người nông dân, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, ổn định đời sống người dân nông thôn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Qua 3 năm triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mặc dù còn gặp một số khó khăn nhưng các cấp, các ngành đã nỗ lực triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đồng bộ, huy động được các nguồn lực của nhà nước và xã hội tham gia vào công tác đào tạo nghề và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn. Kết quả từ 2010-2012, toàn tỉnh đã tổ chức tuyển sinh và dạy nghề cho 17.018 người, trong đó dạy nghề nông nghiệp 14.486 người, dạy nghề phi nông nghiệp 2.352 người; tỷ lệ người có việc làm sau học nghề đạt trên 70%, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2012 đạt 36,4%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 27,3%, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 16,41% năm 2011 xuống còn 13,52% năm 2012. Thông qua học nghề, phần lớn lao động nông thôn đã áp dụng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp mới vào sản xuất, góp phần tự tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập. Một số địa phương đã xây dựng được các mô hình dạy nghề gắn với sản xuất đem lại hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ, công chức của các ngành, các địa phương có thêm kinh nghiệm và kỹ năng quản lý về dạy nghề, từng bước đáp ứng công việc được giao.

Đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị giao ban toàn quốc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại đầu cầu Quảng Trị

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Hiệu quả công tác đào tạo nghề chưa cao; ở một số địa phương, cấp ủy, chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức đối với công tác dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng; ở nhiều nơi công tác dạy nghề cho lao động nông thôn còn mang tính hình thức, chưa coi trọng chất lượng đào tạo; nhận thức của người dân về học nghề chưa cao, tham gia học nghề còn mang tính phong trào. Mặt khác, công tác điều tra, khảo sát và lập kế hoạch dạy nghề có nơi còn chưa sát thực; việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề ở các Trung tâm Dạy nghề tổng hợp cấp huyện còn lãng phí, chưa thực sự khai thác hết hiệu quả hoạt động của các thiết bị được đầu tư; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình quản lý dạy nghề còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ, do đó việc xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn cũng như xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn lúng túng. Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương phát huy hiệu quả cao trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau: Các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để người dân hiểu được ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của việc học nghề, từ đó tự giác tích cực tham gia học nghề để lập nghiệp, tự tạo việc làm, áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho năng suất, hiệu quả cao hơn, góp phần giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt công tác quy hoạch nông thôn mới, xây dựng đề án nông thôn mới cấp xã, trong đó cần chú trọng quy hoạch phát triển sản xuất, các giải pháp khôi phục và phát triển các làng nghề, các ngành nghề dịch vụ ở vùng nông thôn, công tác khuyến công, du nhập những ngành nghề mới ở các địa bàn nông thôn làm cơ sở dự báo chính xác thị trường lao động, nhu cầu học nghề của người dân để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm sát với thực tế từng địa phương và từng vùng miền. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh để xây dựng Đề án sáp nhập tổ chức bộ máy các trung tâm dạy nghề cấp huyện theo chủ trương của Chính phủ tại Thông báo số 162/TB-VPCP ngày 15/4/2013. Đồng thời có phương án điều chuyển những thiết bị dạy nghề chưa sử dụng đến hoặc sử dụng kém hiệu quả cho các trung tâm dạy nghề ở những nơi khác có nhu cầu theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số102/TB-UBND ngày 21/9/2012; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Tăng cường đội ngũ giáo viên cơ hữu tại ở các cơ sở đào tạo nghề, tiến tới mỗi nghề tối thiểu có 1 giáo viên cơ hữu; xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề bán chuyên trách và kiêm chức ở mỗi địa phương, mỗi ngành; huy động những người lao động có tay nghề cao, người sản xuất giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân tham gia dạy nghề; đồng thời tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề bán chuyên trách và kiêm chức. Tổ chức thẩm định giáo trình để xây dựng bộ giáo trình khung chuẩn phù hợp với điều kiện thực tế làm cơ sở cho các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện, đồng thời hàng năm cần có điều chỉnh, bổ sung nhằm đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học nghề; nghiên cứu phương pháp dạy nghề phù hợp với các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số. Bố trí thêm ngân sách của địa phương cho lĩnh vực đào tạo nghề và có các giải pháp đồng bộ trong việc lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình mục tiêu và các dự án khác; ưu tiên bố trí dạy nghề cho các xã thí điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh và huyện để các xã điểm sớm đạt tiêu chí 13, tiêu chí 14.3 vào năm 2015. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá các cơ sở dạy nghề theo các chỉ tiêu quy định tại Quyết định 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 2/12/2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp trên là tiền đề để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện để các địa phương thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Bài, ảnh: HOÀNG ĐỨC DƯỠNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đồng hành, góp sức xây dựng nông thôn mới

Đồng hành, góp sức xây dựng nông thôn mới
10:30 tối Thứ 5

QTO - Trong hành trình đổi thay mạnh mẽ tại các vùng nông thôn Quảng Trị có thể thấy rõ dấu ấn sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân. Trong đó,...

A Đăng khởi sắc nhờ cây thơm

A Đăng khởi sắc nhờ cây thơm
04:45 10/07/2013

(QT) - Từ bao đời nay, người dân thôn A Đăng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông (Quảng Trị) luôn cần mẫn, lam lũ với nương rẫy nhưng cái nghèo vẫn cứ đeo bám lấy họ. Thế nhưng những năm...

Làm giàu trên đất khó

Làm giàu trên đất khó
23:54 09/07/2013

(QT) - Tôi gặp lại Pỉ Thiết (thôn A Ho xã Thanh, Hướng Hoá, Quảng Trị) tại hội nghị biểu dương phụ nữ điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2012 của Hội LHPN tỉnh. Chị nắm chặt...

Xây dựng hợp tác xã kiểu mới ở Vĩnh Sơn

Xây dựng hợp tác xã kiểu mới ở Vĩnh Sơn
05:39 09/07/2013

(QT) - Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể địa phương, kinh tế tập thể ở Vĩnh Sơn (Vĩnh...

Đất mặn mồ hôi

Đất mặn mồ hôi
01:00 09/07/2013

(QT) - Anh Phạm Công Dũng, ở thôn Quyết Tâm, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) dẫn chúng tôi thăm vườn cà phê đang mùa đậu quả, phủ kín cả một vùng đất đỏ trù phú, giọng...

Thời tiết

26°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 25°C - 35°C
    Có mây, không mưa
  • 29°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long