Cập nhật:  GMT+7

Nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người

(QT) - Mua bán người được xếp vào loại tội ác chống lại loài người, bởi nó vi phạm nghiêm trọng tới quyền con người, trong đó có các quyền cơ bản như: quyền tự do đi lại, quyền được bảo vệ an toàn về sức khỏe, tính mạng, quyền lao động… Hậu quả của tội ác mua bán người không chỉ ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục; xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm con người, mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của mỗi quốc gia, gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình, xã hội.

Cán bộ Hội LHPN tỉnh phát tờ rơi tuyên truyền về hoạt động phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em cho các hội viên Chi hội phụ nữ bản Ka Tăng, huyện Hướng Hóa - Ảnh: PHÚ HẢI

Hiện nay, tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, trung bình mỗi năm thế giới có tới 1,2 triệu trẻ em bị mua bán, trên 20 triệu người bị cưỡng bức lao động và khoảng 17,8 triệu người là nạn nhân của hoạt động mua bán người. Ở Việt Nam, hoạt động tội phạm mua bán người tiếp tục gia tăng với tính chất, quy mô, thủ đoạn ngày càng tinh vi, có tổ chức chặt chẽ, xuyên quốc gia. Đặc biệt, lợi dụng đường biên giới mở, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh, việc cấp hộ chiếu công dân và giấy thông hành qua lại biên giới thuận lợi, nên bọn tội phạm tổ chức thành những đường dây dụ dỗ đưa người ra nước ngoài dưới dạng lao động thời vụ, du lịch, thăm thân; khi ra đến nước ngoài chúng bán, ép làm gái mại dâm, buộc cưỡng bức lao động, nếu muốn về nước phải bỏ một số tiền lớn để chuộc. Trên tuyến biên giới Việt- Lào, bên cạnh việc phát triển kinh tế- xã hội, các hoạt động phạm tội và tệ nạn xã hội, trong đó có hoạt động mua bán người tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Các đối tượng phạm tội lừa đưa nạn nhân sang Lào bán vào các động mại dâm, lao động cưỡng bức tại các mỏ khai thác quặng, lâm thổ sản hoặc bán sang nước thứ ba như Thái Lan, Malayxia… Từ năm 2011-2015, toàn quốc phát hiện 2.090 vụ với 3.131 đối tượng, lừa bán 4.226 nạn nhân. Các nạn nhân trong các vụ mua bán người chủ yếu được đưa ra nước ngoài bán, trong đó bị đưa sang Trung Quốc chiếm 70% số vụ, còn lại là sang các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Malayxia… Riêng 6 tháng đầu năm 2016, cả nước đã điều tra, khám phá 174 vụ với 232 đối tượng, 351 nạn nhân bị mua bán; số nạn nhân bị đưa ra nước ngoài là 148 vụ, trong đó 75% số vụ là đưa sang Trung Quốc. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng những người dân vùng sâu, vùng xa, không có việc làm ổn định để tổ chức đưa sang các nước Trung Quốc, Lào với lý do ban đầu là tìm việc làm có thu nhập cao. Tỉnh Quảng Trị được Bộ Công an xác định là địa bàn trực tiếp và địa bàn trung chuyển của bọn tội phạm mua bán người lợi dụng gây án, chúng đưa nạn nhân trong tỉnh và các tỉnh, thành phố khác bán sang Lào và các nước ASEAN để sử dụng vào các hoạt động mại dâm, lao động khổ sai và các mục đích khác. Qua các đợt tổng điều tra, khảo sát trong và ngoài nước đã phát hiện có 10 nhóm/19 đối tượng thực hiện hành vi mua người ra nước ngoài, trong đó có 3 nhóm/6 đối tượng có biểu hiện mua bán người sang Lào và các nước ASEAN. Tổng số nạn nhân bị lừa bán ra nước ngoài từ trước đến nay là 32 người, trong đó bị lừa bán sang Lào là 4 nạn nhân. Tuy nhiên, qua công tác nắm tình hình, công tác phối hợp giữa cơ quan Công an và Bộ đội Biên phòng tỉnh và quá trình phối hợp khảo sát liên quan đến mua bán người tại ba tỉnh Savannakhet, Salavan, Champasak (Lào) cho thấy có rất nhiều phụ nữ và trẻ em của tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh khác bị đưa sang Lào với nhiều mục đích khác nhau như: bán dâm, tiếp viên các nhà hàng, nhân viên khách sạn, cơ sở massage, cắt tóc gội đầu… có liên quan đến mại dâm, do đó không loại trừ xảy ra mua bán người. Bộ đội Biên phòng tỉnh thông qua công tác trinh sát và ngoại giao đã điều tra thụ lý nhiều vụ việc, tiếp nhận nhiều đối tượng và nạn nhân tại biên giới Việt Nam- Lào, nhưng chưa làm rõ về hành vi mua bán người mà chỉ khởi tố về các tội khác như tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép. Trên thực tế diễn ra các vụ mua bán người sang Lào và các nước ASEAN nhưng do khó khăn về mặt lãnh thổ, địa lý và pháp luật, cùng với phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm này hết sức tinh vi, xảo quyệt nên công tác thu thập tài liệu, chứng cứ cho các vụ án mua bán người sang Lào và các nước ASEAN gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mua bán người, trong đó có sự nhẹ dạ cả tin của một bộ phận người dân dễ tin vào những lời hứa hẹn dụ dỗ đi làm ăn xa có thu nhập cao hoặc kết hôn với người nước ngoài… Đau lòng hơn, nhiều nạn nhân bị mua bán bởi chính họ hàng, bạn bè và người thân của mình. Để ngăn chặn tội phạm mua bán người, từ năm 2011 đến 2015, lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng tỉnh xác minh điều tra trên 50 vụ việc nghi có liên quan đến tội phạm mua bán người; tiến hành điều tra quán bar, nhà hàng, khách sạn, karaoke… có điều kiện khả năng hoạt động mua bán người để quản lý; rà soát phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu ngày liên quan đến mua bán người, nắm thông tin phụ nữ đi lao động không rõ nguồn gốc liên quan đến mua bán người để phòng ngừa. Từ năm 2012 đến nay, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức một cuộc đối thoại chính sách quy mô cấp tỉnh về di cư an toàn và phòng ngừa mua bán người; ba hội thảo về phòng, chống mua bán người; một chiến dịch truyền thông phòng, chống mua bán người tuyến biên giới Việt Nam- Lào có sự tham gia của Hội LHPN tỉnh Savannakhet, Salavan (Lào) và Mukdahan (Thái Lan). Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh còn duy trì và phát triển các mô hình câu lạc bộ phòng ngừa mua bán người, vận động xây dựng “Nhà tạm lánh”, “Địa chỉ tin cậy” ở cộng đồng để hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho nạn nhân bị mua bán người, bạo lực gia đình về nơi tạm lánh tại cộng đồng… Theo dự báo, trong thời gian tới, tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới và khu vực vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp. Ở Việt Nam được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm không chỉ mua bán người ra nước ngoài, mà bọn tội phạm còn lợi dụng để đưa người di cư trái phép, môi giới lấy chồng nước ngoài, xuất khẩu lao động, cho nhận con nuôi, đẻ thuê, thăm thân, du lịch để đưa người ra nước ngoài bán, chủ yếu tập trung vào tuyến đường bộ biên giới với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Campuchia. Thực trạng đó đặt ra nhiệm vụ phòng, chống tội phạm mua bán người không chỉ đối với riêng mỗi quốc gia, mà đòi hỏi có sự liên kết chặt chẽ giữa các nước và sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là sự tham gia phòng, chống mua bán người của đối tượng dễ bị tổn thương, nhất là phụ nữ và trẻ em. KHÁNH NGỌC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hoa đu đủ đực, thức ăn nên thuốc

Hoa đu đủ đực, thức ăn nên thuốc
2016-08-05 07:48:03

TTO - Hoa đực của cây đu đủ có giá trị dinh dưỡng rất cao. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng nó để chữa bệnh. Vị của nó rất đắng nhưng vẫn có thể dùng nấu canh ăn hoặc làm rau...

Hỏi đáp về tác dụng của cây mật gấu

Hỏi đáp về tác dụng của cây mật gấu
2016-08-05 07:47:39

TTO - * Gần đây tôi thấy nhiều người xem cây mật gấu như loại thuốc trị bá bệnh, nên nhiều người trồng và dùng loại cây này hằng ngày. Sống khỏe có thể cho tôi biết chính xác...

Trả lại các em mùa hè trọn vẹn

Trả lại các em mùa hè trọn vẹn
2016-08-05 07:43:30

TTO - Sau hai bài viết “Học sớm quá để làm gì?” (tác giả Tùng Sơn) và “Xin đừng tái diễn cảnh này...” (tác giả Trần Thị Chi Lan), Câu chuyện giáo dục đã nhận được nhiều phản...

TP.HCM cấm dạy thêm trong trường, cho dạy bên ngoài

TP.HCM cấm dạy thêm trong trường, cho dạy bên ngoài
2016-08-05 07:43:12

TTO - Từ năm học này, TP.HCM sẽ chấm dứt dạy thêm trong trường. Giáo viên chỉ được phép dạy bên ngoài, ở các trung tâm do người khác đứng ra tổ chức, giáo viên được trả lương.

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết