
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Sau gần 4 năm đưa vào hoạt động, Khu du lịch cộng đồng Klu, xã Đakrông, huyện Đakrông đã thu hút hàng ngàn lượt khách trong nước đến tham quan, tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng Vân Kiều, Pa Kô ở địa phương. Tuy nhiên để khu du lịch cộng đồng Klu thực sự trở thành một điểm thu hút ngày càng nhiều du khách trong, ngoài nước đến tham quan, lưu trú cần có những giải pháp hiệu quả, lâu dài.
![]() |
Cơ sở hạ tầng của Khu du lịch cộng đồng Klu được đầu tư khá đồng bộ |
Khu du lịch cộng đồng Klu được Dự án phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Kông đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 2014. Đây là khu du lịch có vị trí đắc địa khi nằm ở ngã 3 Hành lang kinh tế Đông – Tây và đường Hồ Chí Minh (nhánh tây), gần với cầu treo Đakrông và chỉ cách Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hóa) chưa đầy 30 km, cách Cửa khẩu quốc tế La Lay (huyện Đakrông) khoảng 80 km. Đây được kỳ vọng là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trong, ngoài nước.
Thời gian qua, cơ sở vật chất của khu du lịch đã được đầu tư khá đồng bộ với 1 khu nhà trung tâm trưng bày giới thiệu các sản phẩm truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô; 1 khu nhà nghỉ, các bể tắm nước nóng và hệ thống các công trình phụ trợ gồm sân chơi, bãi đỗ xe, điện chiếu sáng, cây xanh, đường nội bộ…Hiện nay Khu du lịch cộng đồng Klu được giao cho chính quyền địa phương và cộng đồng quản lý, điều hành và khai thác.
Ngoài vị trí thuận lợi, điều tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách khi đến với khu du lịch cộng đồng này chính là khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và những nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô được người dân lưu giữ, bảo tồn khá nguyên vẹn. Đến với Khu du lịch cộng đồng Klu, du khách sẽ được thỏa sức khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Trường Sơn, được tắm trên dòng suối nước nóng Klu, món quà mà thiên nhiên hào phóng ban tặng cho người dân nơi đây. Đến đây, du khách còn được thưởng thức những sản vật đặc trưng của địa phương như mít, dứa, bơ, măng rừng…
Không chỉ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên, đến với Klu, du khách còn được trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng dân cư bản địa, khám phá những nét đẹp văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc Vân Kiều, Pa Kô địa phương. Một điểm nhấn của khu du lịch chính là hệ thống 15 ngôi nhà sàn bản cổ của người Vân Kiều, Pa Kô được phục hồi nguyên trạng, đến đây du khách sẽ được các già làng giới thiệu những nét riêng biệt, độc đáo trong cách dựng nhà, sử dụng các vật liệu truyền thống của đồng bào vùng cao, được nếm thử các món ăn truyền thống, thưởng thức những điệu múa, câu hát dân ca và được nghệ nhân bản KLu nhiệt tình giới thiệu các ngành nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan lát, nấu rượu…
Dù hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, tuy nhiên cho đến nay hoạt động của khu du lịch Klu vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả như mục tiêu đặt ra ban đầu. Các dịch vụ đi kèm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách vẫn còn thô sơ, chưa đảm bảo tiện nghi, an toàn cho du khách nên không thu hút và giữ chân được du khách. Ngoài ra, khu du lịch vẫn chưa tạo ra các sản phẩm du lịch quà tặng mang nét đặc trưng của Đakrông, các quầy bán hàng và giới thiệu các sản phẩm lưu niệm vẫn chưa được đầu tư xây dựng, quy chế khai thác 15 nhà bản cổ vẫn chưa có dẫn đến khó khăn trong quản lý, vận hành và năng lực của đội ngũ làm du lịch cộng đồng vẫn còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu.
Đây chính là những trở ngại lớn trong quá trình xây dựng Klu trở thành địa điểm du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan, tìm hiểu nét văn hóa bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô địa phương. Ông Hồ Văn Hiếu, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đakrông cho biết, du lịch cộng đồng là mô hình khá mới mẻ đối với người dân địa phương, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô. Việc cộng đồng cư dân bản địa thiếu kinh nghiệm làm du lịch là trở ngại lớn nhất đối với hoạt động của khu du lịch Klu.
Để nâng cao năng lực cho đội ngũ này, thời gian tới chúng tôi sẽ tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng làm du lịch cộng đồng dân cư địa phương. Ngoài ra, huyện cũng đang tiến hành xây dựng phương án kinh doanh cho khu du lịch Klu để hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới, tăng cường công tác quảng bá thông qua các kênh thông tin khác nhau để thu hút du khách đến với khu du lịch. Cùng với đó là nâng cao nhận thức bảo đảm vệ sinh môi trường đối với người dân, chú trọng công tác giữ gìn an ninh trật tự để đảm bảo an toàn cho du khách.
Công Điền
Hai huyện Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt du lịch cộng đồng; du lịch homestay, farmstay và du lịch sự ...
Vùng miền núi phía Tây Quảng Trị có hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan phong phú, đa dạng, là vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Vân Kiều, Pa ...
Không gian du lịch được hiểu là khu vực có tài nguyên, quang cảnh đẹp, có thể là vùng núi hoang sơ hay vùng biển cát trắng, hang động kỳ thú... được đầu tư ...
Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô luôn được quan tâm và đạt được những kết quả tích ...
Du lịch cộng đồng là hình thức kinh doanh du lịch dựa trên tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm văn hóa địa phương, trong đó người dân bản địa đóng vai trò quan ...
“Chị Hồ Thị Thiết, người dân tộc Vân Kiều là một trong những người trẻ tiêu biểu ở bản Chênh Vênh, xã Hướng Phùng nắm bắt được xu thế phát triển của du lịch ...
Nhằm góp phần bảo tồn văn hóa, khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương, thời gian qua, các huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa ...
Nhằm khai thác thế mạnh của rừng trong phát triển du lịch sinh thái, trong những năm qua, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đakrông đã thực hiện hiệu ...
QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...
QTO - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa...
(QT) - Nghề trồng nấm được hình thành và phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ lâu nhưng những năm gần đây mới phát triển mạnh nhờ sức tiêu thụ của người tiêu dùng tăng...
(QT) - Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng lao động nông thôn trước yêu cầu đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống cho người dân ở...
(QT) - Thời gian qua, huyện Hải Lăng là địa phương đầu tiên trong tỉnh sản xuất rau, quả sạch theo phương thức thủy canh hồi lưu kết hợp hữu cơ trong nhà kính, đảm bảo chất...
(QT) - Ba tháng qua, nhiều người trồng bơ ở Hướng Hóa phấn khởi vì năm nay cây trong vườn nhà rất sai quả. Đặc biệt, nhiều hộ nhờ thu hoạch bơ mà có thêm nguồn thu nhập khá...
(QT) - Hiện nay ở nước ta đang tồn tại hai phương thức mua sắm tài sản nhà nước là mua sắm phân tán và mua sắm tập trung. Trong đó, mua sắm phân tán là phương thức truyền thống...
(QT) - Cựu chiến binh Nguyễn Đình Độ, năm nay 40 tuổi, ở làng Nhĩ Thượng, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh phát triển kinh tế hiệu quả cao từ mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp cá-...