
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Họ là những người con Quảng Trị, vì cuộc sống mưu sinh mà phải rời xa quê hương đi làm ăn nơi xứ người. Tuy khác nhau về giới tính, tuổi tác, công việc và những dự định trong tương lai… nhưng sâu thẳm trong trái tim của những người con xa xứ là ước mơ một ngày về có cuộc sống đủ đầy hơn, để gia đình được trọn vẹn trong niềm vui đoàn tụ, để được đưa khối óc và những đôi bàn tay từng bôn ba nơi đất khách trở về xây dựng quê hương.
![]() |
Ngắm hoa anh đào nở là một trong những kỷ niệm đẹp của những lao động Việt Nam khi sang Nhật Bản làm việc |
Nhọc nhằn mưu sinh
Tôi và Hải Thảo quen nhau trong một chuyến tình nguyện lên xã vùng cao Ba Tầng, huyện Hướng Hóa cách đây hơn 5 năm về trước. Cô gái nhỏ nhắn với nụ cười luôn thường trực trên môi, xông xáo trong các hoạt động thiện nguyện đã lưu lại trong tôi rất nhiều thiện cảm. Bẵng đi một thời gian dài, tôi tình cờ gặp lại em trong một lần đưa tiễn người thân vào sân bay Huế. Vẫn vẹn nguyện nụ cười tươi tắn ấy, Thảo vui mừng nói với tôi: “Em mới từ Hà Nội bay về đây chị ạ! Em đi xuất khẩu lao động ở bên Nhật Bản được gần 2 năm rồi. Đợt này công ty cho nghỉ vài tuần nên em tranh thủ về thăm nhà”. Ánh mắt không giấu được niềm vui, Thảo hồ hởi khoe với tôi rằng, em vừa hoàn tất các thủ tục để đăng ký cho em gái của mình đi xuất khẩu lao động. Hai chị em hứa với nhau sẽ cố gắng làm việc thật chăm chỉ để phụ giúp gia đình, mở ra cho mình một con đường thoát nghèo, dù con đường ấy phải bắt đầu từ một đất nước xa lạ. Thảo còn ấp ủ riêng cho mình một ước mơ nho nhỏ là dành dụm số tiền vừa đủ để mua một mảnh đất dành ngày trở về làm kế sinh nhai.
Là chị cả trong gia đình có 4 chị em, từ nhỏ Hải Thảo đã sớm tự lập vì biết hoàn cảnh gia đình mình còn nhiều khó khăn, vất vả. Năm 2013, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng, Thảo về quê một thời gian rồi quyết định đăng ký đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản để thay đổi cuộc sống của cả gia đình. “Chi phí phải nộp cho Trung tâm môi giới xuất khẩu lao động để hoàn thành các thủ tục lên đến 10.000 USD. Bố mẹ em đã phải cầm cố nhà cửa, chạy vạy khắp nơi mới đủ tiền cho em đăng ký. Sau 8 tháng học tiếng Nhật ở Hà Nội và trải qua vòng phỏng vấn gắt gao, cuối cùng em cũng được đặt chân đến đất nước mặt trời mọc”, Thảo tâm sự với tôi.
![]() |
Hải Thảo (thứ 3 từ trái sang) cùng những lao động Việt Nam chuẩn bị lên máy bay sang Nhật Bản |
Công ty mà Thảo đang làm việc thuộc tỉnh Iwate, Nhật Bản, chuyên chế biến thịt gà đông lạnh để xuất khẩu. Thảo cho biết, môi trường làm việc ở Nhật Bản luôn hướng đến sự hoàn mỹ, vì vậy họ đòi hỏi mọi thứ phải đảm bảo chất lượng, tác phong làm việc phải có tính chuyên nghiệp cao. Nhiều lao động khi mới qua đây chưa quen việc, đi làm muộn đã bị mất tiền chuyên cần, giảm lương, thậm chí sa thải. Thời gian làm việc bình quân mỗi ngày của các lao động ở đây khoảng từ 8-10 tiếng/ngày, mức lương trung bình 20 triệu đồng/tháng, với thời hạn hợp đồng lao động là 3 năm. Hiện, Thảo đang thuê nhà sống với 3 người bạn làm cùng công ty, cũng đều là người Việt Nam đi lao động xuất khẩu. Thảo tâm sự với tôi rằng, mỗi người Việt Nam khi sang đây đều mang trên mình một trọng trách, một hoàn cảnh khác nhau, thế nhưng tất cả đều có chung một ước mơ, đó là thoát nghèo. “Mỗi lần đi chợ hay siêu thị, khi chuẩn bị chọn mua món đồ gì là em và các bạn lại quy ra tiền Việt Nam, cân nhắc kĩ rồi mới quyết định mua. Bởi, mục tiêu của chúng em khi sang đến đây là phải tiết kiệm hết sức có thể để trả hết khoản nợ ngân hàng đã vay trước đó và dành dụm một ít gửi về nhà phụ giúp bố mẹ lo cho các em ăn học. Thời gian sống và làm việc ở đây dường như trôi qua rất nhanh, bởi chúng em rất sợ hết hạn hợp đồng mà bản thân chưa trả hết nợ, chưa có gì trong tay. Nhiều lúc, một tuần em chỉ dám ăn một bữa cơm có thịt, còn lại toàn ăn uống qua loa cho xong bữa”, Thảo trải lòng với tôi.
Mặc dù công việc khá vất vả khi phải thường xuyên làm việc trong môi trường đông lạnh, thức khuya dậy sớm để tăng ca nhưng may mắn là Thảo vẫn nhận được sự quan tâm của đơn vị môi giới có uy tín và được công ty trả lương, đóng bảo hiểm đúng theo quy định. Bởi có rất nhiều lao động Việt phải “tự bơi” hoặc bỏ việc, tìm cách ra làm ngoài dù biết là vi phạm quy định vì công việc và mức lương không đúng như thỏa thuận ban đầu. Cũng không ít người phải dầm mình giữa trời tuyết trắng hàng giờ đồng hồ trong mùa đông rét mướt ở xứ người để làm những công việc ngoài trời như sửa chữa đường sá, xây dựng công trình, bốc vác…
Lập nghiệp ở xứ người
Không phải đi theo diện xuất khẩu lao động, nhưng anh Nguyễn Hoàng Sơn, ở xã Triệu An, huyện Triệu Phong cũng quyết tâm lập nghiệp ở xứ người. Năm 2012, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Quốc gia Lào, anh xin vào làm việc ở công ty Hoàng Anh Gia Lai thuộc tỉnh Attapeu, Lào. Vì đã từng có 6 năm học tập và sinh sống trên đất nước này nên anh Sơn khá tường tận về phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân bản địa nơi đây, công việc của anh nhờ vậy cũng thuận lợi và suôn sẻ hơn những lao động khác rất nhiều.
![]() |
Gặp mặt đồng hương là lao động người Việt Nam tại Nhật Bản |
Anh Sơn cho biết: “Người Việt Nam sang Lào làm ăn chia làm hai giới: giới doanh nghiệp nhận làm các công trình xây dựng, buôn bán cá biển, gỗ, hàng gia dụng, kim hoàn... và giới bình dân, đông nhất là lao động phổ thông. Họ qua Lào làm đủ thứ nghề, từ thợ hồ, thợ nề đến làm móng tay, thợ uốn tóc... Nhiều người năm trước chỉ “buôn thúng, bán mẹt” mà năm sau đã thành chủ đại lý, chủ quán ăn lớn khá nổi tiếng”. Công việc hiện tại của anh Sơn là nhân viên văn phòng, phụ trách phiên dịch và làm các thủ tục, giấy tờ xuất nhập hàng cho công ty. Mặc dù được phân công đảm nhận vị trí làm việc khá quan trọng, đúng với chuyên môn, thế nhưng công việc của anh Sơn cũng chịu rất nhiều áp lực, đòi hỏi phải có sự khéo léo trong giao tiếp, am hiểu chuyên sâu về ngôn ngữ Lào để có thể phiên dịch chính xác hợp đồng và các tài liệu liên quan. Tuy làm việc xa nhà, xa quê hương, nhưng anh Sơn vẫn quyết tâm bám trụ ở đây bởi thu nhập hàng tháng của anh khá ổn định ở mức trên dưới 20 triệu đồng/tháng sau khi đã trừ tất cả các khoản chi phi ăn ở, sinh hoạt. Hơn nữa, công ty còn tạo điều kiện cho anh được về thăm nhà vài tháng một lần. Anh Sơn tin rằng, chỉ cần mình chịu khó dành dụm và chăm chỉ làm việc thì sẽ tích lũy được một ít vốn liếng để sau này trở về quê hương làm ăn, sinh sống.
Khi được tôi hỏi về những niềm vui khi mưu sinh ở xứ người, anh Sơn vui vẻ nói: “Đáng nhớ nhất trong hành trình 12 năm học tập và lập nghiệp ở xứ người, có lẽ là cuộc gặp gỡ định mệnh giữa tôi và vợ tôi bây giờ. Chúng tôi đều là người Việt Nam qua đây làm ăn, sinh sống. Có lẽ, bởi sự đồng cảm với nỗi niềm của những người con xa xứ nên chúng tôi đã gắn kết với nhau, tổ chức đám cưới ngay chính trên đất nước này”. Anh Sơn còn chia sẻ thêm rằng, hầu hết người Việt Nam khi sang đây làm ăn thường sống tập trung thành một cộng đồng đoàn kết, chăm chỉ trong công việc, tuân thủ pháp luật nước sở tại nên được người dân địa phương rất yêu mến.
Tuy không phải ai lập nghiệp ở xứ người cũng gặp thuận lợi như anh Sơn và Hải Thảo nhưng nếu chăm chỉ, cần cù, có ý thức kỷ luật cao và tuân thủ nghiêm luật pháp nước sở tại đều có thể dành dụm được một khoản tiền phụ giúp gia đình và nuôi dưỡng ước mơ của bản thân sau khi trở về nước.
Hà Trang
- Ảnh do nhân vật cung cấp
Tại Đà Nẵng, Hội đồng hương Quảng Trị là cầu nối gắn kết những trái tim xa quê và yêu quê. Không chỉ hội tụ những người con xa xứ, hội còn là nơi gìn giữ và ...
50 năm sau ngày giải phóng, từ một vùng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đến nay, huyện Hải Lăng đang đổi thay và phát triển; thu về nhiều thành tựu to lớn trên ...
Dòng sông Ô Lâu như dải lụa biếc xanh vắt ngang giữa tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế), tạo nên những làng quê êm đềm gắn liền với đôi bờ ...
Sinh ra, lớn lên trong cảnh khó nhưng những giọt mồ hôi, nước mắt không thể khiến Cao Xuân Thọ (sinh năm 1998), một người con Quảng Trị đang sinh sống, làm ...
Đối với những người con Quảng Trị đang học tập ở xứ người, hai từ “đoàn viên” mùa Tết là điều xa xỉ. Dù ở phương xa nhưng các bạn trẻ vẫn cố gắng tạo không khí ...
“Chúng tôi hầu như đi làm cho chủ quanh năm, suốt tháng, dành dụm tiền bạc để cuối năm đưa vợ con về Việt Nam ăn Tết, bởi ở bên Úc không có không khí Tết như ...
Từ khúc ruột miền Trung đầy nắng gió khắc nghiệt, nhiều người con Quảng Trị đã bôn ba vào lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Phẩm chất bền bỉ vượt khó, sáng tạo ...
Bên biền dâu xanh ngăn ngắt liền kề chiếc cổng dẫn lối theo con đường tráng nhựa sạch sẽ, phẳng lì vào xã Triệu Hải, tôi như bắt gặp một nẻo hồn quê phía xa mờ ...
QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...
QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...
(QT) - Tính theo đường chim bay, từ trung tâm xã A Vao, huyện Đakrông vào đến thung lũng Ba Lin chỉ chừng 7-8 km. Nhưng theo con đường rừng độc đạo đầy khổ ải men theo những...
(QT) - Có lênh đênh cùng lực lượng kiểm ngư trên biển, tôi mới cảm nhận được hết những khó khăn, nguy hiểm mà các anh đang đối mặt trong hành trình đấu tranh, ngăn chặn và bảo...
(QT) - Trong hành trình vượt thác ghềnh tìm về sông mẹ Mê Kông trên đất Lào, sông Sê Pôn uốn mình chảy qua 8 xã, thị trấn của huyện Hướng Hóa để kịp trao gửi từng giọt phù sa...
(QT) - Hơn 4 năm về trước, Đào Xuân Lộc trở thành tân sinh viên Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh với số điểm 27/30. Đó là kết quả mơ ước của rất nhiều bạn trẻ khác, cũng...
(QT) - Với mong muốn giữ gìn nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhiều nghệ nhân lớn tuổi người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa đang ngày đêm nỗ lực truyền dạy cho thế hệ...
(QT) - An Bang, với tôi đó là hòn đảo ấn tượng nhất của quần đảo Trường Sa. An Bang như một gạch nối giữa thềm lục địa và toàn bộ quần đảo. An Bang là hòn đảo gian nan nhất, kỳ lạ nhất.