
{title}
{publish}
{head}
Sáu Tết, chiến khu Ba Lòng năm 1949, trời mưa và lạnh nên công việc chưa triển khai được gì. Công cuộc kháng chiến chống Pháp còn đang ở giai đoạn phòng ngự. Giặc Pháp vẫn trên đà hung hăng đóng dày đồn bốt và chờ cơ hội là càn quét Ba Lòng lần thứ hai. Ôm hận từ trận càn năm 1947 bị quân và dân Ba Lòng đánh cho tả tơi, hàng trăm tên lính Âu Phi bị chặn đánh ở thác Lo, thác Mệ, thác Chùa Ngà xác trôi đầy sông, quân dân ta còn thu được một số súng đạn đáng kể. Sau rằm Nguyên tiêu trời có ấm áp hơn, tuy sương mù vẫn còn dày đặc. Bà con ở Ba Lòng, Hà Vũng, Hà Giữa, thác Lo, Trại Cá chuẩn bị cho trâu ra bãi cày bừa để bỏ bắp. Bắp và khoai sắn là lương thực quan trọng cho cả chiến khu. Chiều ấy (hình như vào chiều 17 tháng Giêng năm Kỷ Sửu-1949), thấy trời âm u và đã hơn 15 giờ, bà con cho trâu ra bãi. Hàng trăm con trâu được lùa từ Ba Lòng lên Tân Trà, Văn Vận, mà đặc biệt là cánh đồng bãi Hà Vũng khá rộng. Trâu mẹ, trâu con được huy động ra bãi. Mọi người thấy trời tối dần yên tâm cày bừa. Nhưng rồi luống cày của bà con chỉ có được đôi ba hàng thì máy bay địch xuất hiện rất bất ngờ. Máy bay đến từ ba hướng, hướng chính là dọc sông Thạch Hãn, hai hướng phụ là từ Cam Lộ vào, từ Hải Đạo ra. Loại máy bay Hen-cát có tốc độ 600 km/giờ, với độ cao 3000 mét, những tên giặc lái thấy rất rõ những con trâu đen đang đứng hoặc chạy tán loạn dưới bãi. Vậy là cả 10 máy bay nhào xuống thả bom rồi bắn loại đạn 12,7 ly xuống những con trâu hiền lành. Ngay loạt bom ban đầu nhiều trâu đã trúng đạn nằm lăn ra bãi rống to thảm thiết. Trâu con mất mẹ cong đuôi chạy như trẻ thơ không được bao bọc, che chở. Hồi ấy bọn giặc lái biết bộ đội ta chưa có súng phòng không, nên bầu trời là của chúng. Chúng bay cao, bay thấp, bay nhào lộn theo ý muốn mà tin chắc không bị trừng trị. Sau hơn một giờ thả bom và bắn phá ác liệt, chúng thấy đã đạt được mục đích và có lẽ cũng hết sạch bom đạn nên dừng, hai chiếc một bay một vòng từ Hà Vũng qua Đá Nổi rồi theo sông Thạch Hãn về thị xã Quảng Trị (loại máy bay này có căn cứ tại Phú Bài-Huế). Trong khói lửa mù mịt bà con ta tìm người, tìm trâu. Theo một thống kê mà tôi được biết (vì hồi ấy bản thân tôi cũng có mặt), số người chết là 3, gồm 2 mẹ con cô giáo bị sập hầm (bà giáo này là vợ một cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Quảng Trị); một người thuyền chài bơi theo đò vì đò đứt dây buộc, xác anh ta trôi về đến dưới Ba Lòng. Trâu thiệt hại rất lớn, với số lượng trên 60 con trâu khỏe mạnh. Hồi ấy ở Ba Lòng, làng Hạ... có những gia đình nuôi nhiều trâu như ông Lai có đến 20 con, ông Mai ở Lai Thạch 18 con. Còn những gia đình 8, 10 con thì nhiều lắm. Bà con ta mổ trâu đem đi bán, nhưng vì quá nhiều trâu chết nên chẳng ai mua, cuối cùng ai có sức bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Nhờ trời lạnh nên thịt trâu lâu hư hỏng. Bà con có cách làm là mổ lấy lòng ruột rồi dìm cả con trâu xuống suối đằn đá cho chặt. Nước suối rất lạnh chẳng khác gì cái tủ đá khổng lồ. Mỗi lần ăn thì kéo lên mổ thịt. Một cách làm khác là đốt lửa treo lên cho khô và lấy ăn dần. Sau này chúng ta mới biết thực dân Pháp chủ trương cho lính đi càn tha hồ bắn giết trâu cày, vì chúng đánh giá một con trâu làm việc bằng 10 anh nông dân. Để đề phòng mất trâu, bộ đội ta đã hướng dẫn bà con nông dân huấn luyện cho trâu chạy giặc. Có một trận càn ở Hải Thái một con trâu mộng đã lao vào cả trung đội Âu Phi súng đạn đầy mình, kết quả là 3 tên Âu Phi lòi ruột. Con trâu được tuyên dương "Con trâu kháng chiến". Nhất Lâm
Mẹ tên là Trần Thị Chánh. Cái tên đã làm nên con người mẹ: chính trực, khảng khái và bản lĩnh. Một người phụ nữ can trường, cầm gậy gộc đi theo cách mạng từ ...
Những ngày tháng Tư về, miền biên viễn Tây Ninh nắng trải vàng rực rỡ. Những hàng cây bằng lăng hoa nở tím mùa thương. Tháng Tư bình yên trong tiếng reo ca ...
Cũng như bao con sông chảy qua những làng quê trên nước Việt thân thương, sông Hiếu an nhiên sống một đời sông nhưng đời sông lại gắn chặt với tình đất, tình ...
Mùa Thu này, đi qua những miền quê Quảng Trị từng vang danh trong sử sách, khởi đầu từ mùa Thu cách mạng năm 1945 ngót 78 năm trước, chúng tôi không khỏi bồi ...
Khi nhận được thông tin vào ngày 6/2/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 49/QĐTTg, công nhận xã Ba Lòng, huyện Đakrông là xã An toàn khu của trung ương ...
Ngày 21/7/1954, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, sông Bến Hải chạy dọc vĩ tuyến 17 ở tỉnh Quảng Trị được chọn làm ranh giới phân định tạm thời hai miền Nam - Bắc Việt ...
Hoài, đứa con trai đầu lòng yêu quý của ba! Cho đến năm 1987 - nghĩa là 12 năm sau ngày Sài Gòn giải phóng, tôi mới nhận được lá thư đầu tiên ấy của ba tôi, ...
Tính ham chơi, những ngày vừa nắng ấm sau mưa, đón chờ xuân đến, có người bạn rủ đi thăm chiến khu Ba Lòng, tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ của Lương An: “Đò em ...
QTO - Quảng Trị có trên 126.000 ha rừng tự nhiên, trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với các...
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ),...
Vừa qua, chúng tôi có dịp theo đoàn kiểm tra liên ngành, đến Công ty Lâm nghiệp Bến Hải- một đơn vị sản xuất, kinh doanh có hiệu quả của tỉnh. Anh Hà Sĩ Đồng, Giám đốc công ty...
Đến xã Hướng Sơn, Hướng Phùng (Hướng Hóa) hỏi bất kỳ người nào về Trung tá Nguyễn Minh Phúc, đội sản xuất số 7 thuộc Trung đoàn 52, bà con dân bản đều hết lời khen ngợi. Cách...
(QT) - Sau những ngày vui Xuân đón Tết cổ truyền, tranh thủ thời tiết thuận lợi, trong những ngày qua bà con nông dân trên địa bàn huyện Triệu Phong tiếp tục tích cực ra đồng...
(QT) - Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn nắm bắt những yếu tố kỹ thuật cơ bản, nâng cao chất lượng lẫn số lượng trong chăn nuôi lợn...
(QT) - Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Kỷ Sửu và kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đảng quang vinh; đặc biệt là hưởng ứng cuộc vận động "Học tâp và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí...
(QT) - Được sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của Sở Y tế, nhóm giám sát tuyến tỉnh về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, Trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và tổ...