Cập nhật: Thứ 6, 18/07/2008 | 09:03 GMT+7

Một thương binh nặng với gia đình hiếu học

Bà con ở thôn Lệ Xuyên, xã Triệu Trạch luôn lấy gia đình ông ra làm gương để dạy bảo con cái họ, ông không chỉ điển hình về tấm gương vượt khó trong phát triển kinh tế mà gia đình ông còn được người ta biết đến bởi tinh thần vượt khó, hiếu học của những đứa con. Người thương binh nặng ấy vượt qua những khó khăn của cuộc sống thường nhật, vượt qua sự nhức nhối mỗi lần trở trời của những vết thương trên cơ thể, ông đã dạy dỗ, động viên nhắc nhở các con cố gắng học tập để ngày mai trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Ông là Nguyễn Do, thương binh 1/4 ở thôn Lệ Xuyên, Triệu Trạch, Triệu Phong. Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ nhưng gọn gàng, ngăn nắp, gam màu trang trí chủ yếu cho phòng khách là những bằng khen, giấy khen của các con ông. Thấy chúng tôi thắc mắc, ông Do vui vẻ: "Liều thuốc rất hữu ích đối với tui đó, mỗi lần nhìn lên tường tui lại tìm được niềm vui và niềm tự hào, niềm tin vào những đứa con của mình". Những đêm trở trời, vết thương trên khắp cơ thể lại nhức nhối, ông lần ra phòng khách, uống chén chè xanh, rồi nhìn lên thành tích học tập của các con, tự nhiên thấy bệnh tình như thuyên giảm đi phân nửa. Đó là cách chữa bệnh mà người thương binh này cho là hữu hiệu nhất. Nhớ lại những ngày đầu mới trở về quê hương, với tỷ lệ thương tật 81%, 4 mảnh đạn vẫn còn trong cơ thể nên mỗi khi trở trời, người thương binh ấy luôn bị hành hạ nhức nhối. Lập gia đình cuối năm 1982, tiếng bi bô của trẻ thơ dưới mái tranh nghèo- tổ ấm của gia đình là nguồn động viên lớn nhất đối với ông Do. Nhấp cạn chén trà, ông Do nhớ về những ngày khó khăn mà ông gọi vui là "mốc lịch sử" của đời ông. Lúc Nguyễn Trọng Doãn, con đầu của ông vừa tròn 8 tuổi, cháu út là Nguyễn Trọng Dương mới lên 2. Ông Do bị tái phát vết thương rất nặng, phải vào bệnh viện Huế điều trị cả tháng trời, bà Thuận ngày lặn lội vào Huế chăm sóc chồng, chiều lại tranh thủ về để chăm sóc ba đứa con thơ, đêm khuya thức dậy từ 3 h sáng, bà ra đồng tranh thủ tát nước cho ruộng mạ. Cuộc sống gia đình vốn nghèo khó giờ lại càng thêm khó khăn hơn. Những ngày giáp Tết năm ấy, thấy trẻ con nhà khác có áo quần mới để khoe bạn bè còn gia đình ông thì chạy gạo từng bữa nên không đứa nào dám mơ đến chiếc áo mới. Ông Do mới nghĩ ra một cách là đi bán cát. Bà Thuận ngày ngày trên chiếc xe đạp cũ thồ hai bao cát lên chợ thị xã bán, lúc đầu bán 1 bơ 500 đồng, những ngày ế 1 bơ chỉ 200 đồng. Ngày nào bán không hết thì bà đi bán rong đổi dăm ba bơ gạo. Nhờ sáng kiến của ông Do mà Tết năm đó các con ông có chiếc áo mới, gạo có đủ ăn ba bữa Tết. Ba con ngày một tuổi ăn tuổi lớn, chỉ dựa vào tiền trợ cấp của Nhà nước thì không thể trang trái đủ cho cuộc sống gia đình. Sau khi bàn với vợ, ông Do quyết định chuyển sang nghề gói bánh chưng rồi đi bỏ cho các hàng quán. Ông tâm sự: "Mình chọn nghề gì mà bản thân làm được để đỡ đần vợ con chứ để vợ con nuôi mãi cũng không yên tâm". Người vợ của ông nhọc nhằn tần tảo bươn chải suốt ngày nhưng không hề một lời than vãn, nghề bánh chưng đem lại cho gia đình ông thu nhập 10-15 ngàn đồng/ngày sau khi trừ tiền lá và tiền nếp tẻ. 10 năm trời gắn bó với bánh chưng, gia đình ông đã phần nào giải quyết được khó khăn, các con ông đứa nào cũng được đến trưòng như bạn bè cùng trang lứa. Sau mỗi buổi đến trường, cả ba con đều quây quần bên nong nếp phụ gói bánh để sáng sớm mẹ đi bán nhưng đứa nào cũng học giỏi. Sau khi gói xong nong bánh hay sau mỗi bữa cơm chiều, ông lại dạy bảo cho các con về cách làm người tốt, về cách sống, nhắc nhở các con học tập. Những lời răn dạy của người cha luôn theo trên mỗi bước đường học tập của các con, và "quả ngọt" của người thương binh nặng ấy chính là sự thành đạt từng ngày của 3 đứa con. 5 năm trước, Nguyễn Trọng Doãn- con trai đầu của ông đỗ vào trường Đại học Công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh, 2 năm sau con gái thứ là Nguyễn Thị Thủy đỗ trường Cao đẳng tài chính kế toán Quảng Ngãi, cậu út không thua kém anh chị năm 2006 thi đỗ vào trường Bách khoa Đà Nẵng. Nhờ tích cực vận động nên cánh tay ông Do cũng dần hoạt động trở lại, các con đi học nên hai vợ chồng người thương binh nặng càng vất vả hơn, ông bà nhận 7 sào ruộng, nuôi thêm 2 lợn nái, sau mùa bà tranh thủ làm thuê làm mướn để có thêm thu nhập. Ông Do đã cống hiến một phần cơ thể mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và bây giờ, người thương binh ấy tiếp tục ươm mầm và dâng cho đời những "quả ngọt", đó là các con ông tiếp tục thay cha góp sức xây dựng quê hương ,đất nước ngày thêm giàu đẹp. Lệ Như



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Gia đình cử nhân”
23:09 08/11/2022

Đó là danh xưng mà nhiều người dân ở xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong vẫn thường dùng mỗi khi nhắc về gia đình ông Nguyễn Đức Văn và bà Nguyễn Thị Tịnh bởi cả 6 ...

Thương binh Ngô Xuân Sao vượt khó làm kinh tế
22:31 29/08/2022

Là thương binh, thường xuyên ốm đau vì vết thương để lại song ông Ngô Xuân Sao (sinh năm 1964), ở thôn Hiệp Hòa, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa vẫn luôn cố gắng ...

Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học
22:10 05/12/2023

Ở thôn Đạo Trung, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, nhiều người vẫn dành sự cảm phục khi nhắc về câu chuyện của chị Phan Thị Nhung (sinh năm 1972). Chồng đột ...

Những người “gánh” gia đình trên vai
22:55 20/10/2023

Từ lâu, trên mọi nẻo đường từ thành thị đến nông thôn, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ với đôi quang gánh hay chiếc xe đạp, xe đẩy bán hàng ...

Con thương binh làm kinh tế giỏi
22:40 10/07/2023

Về Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, hỏi thăm anh Đoạn Văn Trầm, con của thương binh 3/4 Đoạn Văn Nơm ai cũng khen ngợi anh luôn phát huy truyền thống gia ...

“Thức cho dân được ngủ ngon”

“Thức cho dân được ngủ ngon”
03:12 16/07/2008

Sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ  Ảnh: K.H Khi bóng đêm đã bao phủ, khi người dân đã chìm sâu vào giấc ngủ cũng là lúc các anh thực hiện nhiệm vụ của mình, giữ gìn bình yên cuộc...

Khẩn cấp dập dịch tai xanh

Khẩn cấp dập dịch tai xanh
03:09 16/07/2008

Ngày 14/7/2008, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1311/QĐ-UBND công bố bệnh Rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (dịch tai xanh) trên địa bàn huyện Hải Lăng và xã Triệu Trạch, huyện...

POWERED BY
Việt Long