Cập nhật: Thứ 6, 04/04/2014 | 12:01 GMT+7

Một địa chỉ từ thiện: Nơi sẻ chia nỗi đau cho người bất hạnh

(QT) - Cam Lộ - vùng đất chịu nhiều thử thách khốc liệt trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc, nơi đây được ví là túi bom và phải hứng chịu rất nhiều chất độc da cam/ dioxon. Vì vậy khi chiến tranh đi qua, bên cạnh vấn đề ô nhiễm bom mìn, nhiều thế hệ trẻ em ra đời vẫn mang trong mình những di chứng hết sức nặng nề. Toàn huyện có hàng trăm trẻ em bị tàn tật, nhiều gia đình có đến 4 – 5 em mắc các di chứng nặng nề bởi chất độc hóa học.

Cơ sở từ thiện hỗ trợ, chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật của Tịnh xá Ngọc Lộ tại thị trấn Cam Lộ - Ảnh: P.V
Xuất phát từ thực tế đau lòng đó, trong quá trình hoằng dương Phật pháp, Ni sư thích nữ Nguyệt Liên trụ trì tại Tịnh xá Ngọc Lộ (thị trấn Cam Lộ) đã vận động tăng ni phật tử và các nhà hảo tâm đóng góp để xây dựng cơ sở từ thiện hỗ trợ chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật ngay tại trung tâm huyện lỵ. Bằng nguồn vốn đầu tư trên 2,2 tỷ đồng, cơ sở được xây dựng trong một khuôn viên thoáng mát, bề thế, với diện tích 1.200 mét vuông và đi vào hoạt động từ tháng 3/2010. Từ đó đến nay, đây là nơi hội tụ của những cuộc đời bất hạnh được sưởi ấm bằng tình yêu thương của đồng loại, bằng lòng từ bi bác ái, “hỷ xã vô ngã vị tha” của những con người nặng tâm Phật. Theo Ni sư Nguyệt Liên, đến nay cơ sở đã tiếp nhận hàng trăm cháu bị tàn tật dị dạng trên địa bàn huyện và trong tỉnh về chăm sóc chữa trị, bình quân mỗi ngày có từ 10 đến 12 cháu, lúc cao điểm trên 20 cháu. Với tấm lòng rộng mở, hàng ngày ni sư trực tiếp chữa trị cho các cháu bằng phương pháp bấm huyệt, hướng dẫn phụ huynh phục hồi chức năng để các cháu có thể tự vận động, tự phục hồi. Chia sẻ nỗi nhọc nhằn với ni sư, nhiều tình nguyện viên am hiểu y học cổ truyền cũng tranh thủ thời gian đến hỗ trợ tập luyện, bấm huyệt cho các cháu. Điều đáng mừng là qua quá trình chăm sóc điều trị, sức khoẻ của các cháu tiến bộ rõ rệt, kết quả phục hồi đạt từ 60% đến 70%, có cháu trước đây không đứng được nay đã tự mình đứng dậy, đi lại được. Phần đông các cháu đến cơ sở điều trị thuộc diện những gia đình nghèo khó, do đó ngoài được chữa trị miễn phí, cơ sở còn tài trợ từ 10.000đ đến 15.000đ/cháu/ ngày để mua sữa và ăn trưa, các cháu và bố hoặc mẹ ở xa, có nhu cầu ở lại đều được bố trí ăn nghỉ không mất tiền. Ngoài khoản tiền điện, nước, tiền vệ sinh, việc lo tiền ăn cho các cháu mỗi tháng cũng lên tới 6 đến 8 triệu đồng, trong thời gian bốn năm qua, số tiền này đã trên 360 triệu đồng. Thực tế tài chính đang là vấn đề quá sức đối với cơ sở, trong khi đó nguồn thu chủ yếu của cơ sở từ làm hương, làm thuốc tể và các khoản cúng dường của phật tử. Trong điều kiện còn khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa hoàn thiện, đồ chơi cho trẻ vẫn còn thiếu thốn nhưng ni sư vẫn thản nhiên tươi cười, vẫn chú tâm vào công việc thiện nguyện mà theo ni sư “phụng sự chúng sinh là thiết thực cùng dường chư Phật”. Tâm sự với chúng tôi ni sư bày tỏ lòng mình: “ Khó khăn chật vật thật, nhưng so với nỗi đau, mất mát của các gia đình có con em lâm bệnh thì chả thấm vào đâu”. Và ngày ngày, sau thời gian chữa bệnh, ni sư lại vội vã đi đến các địa chỉ từ thiện, tìm nguồn tài trợ để duy trì cơ sở chữa bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, với tâm nguyện “dù xây chín cấp phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. NGUYỄN HỮU BAN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trung thu của sự sẻ chia
22:15 16/09/2024

Trung thu năm nay, bên cạnh việc chăm lo cho thiếu nhi trong tỉnh Quảng Trị, các cấp ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân còn dành tình yêu thương, sự sẻ chia đến ...

Đừng để nỗi đau thêm dài
23:10 23/12/2022

Không được khỏe mạnh, lành lặn như bao người, nhiều phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật mang trong mình nhiều nỗi đau. Nỗi đau ấy càng nhân lên khi họ không may trở ...

Nỗi đau cũ chồng nỗi đau mới
23:10 10/05/2024

Vô tình phát hiện mình bị ung thư phổi cách đây không lâu, thế nhưng với ông Lê Tài Hiếu (sinh năm 1971), hiện đang sống tại thôn Lâm Lang 3, xã Cam Thủy, ...

Khó khăn bủa vây gia đình chị Hành

Khó khăn bủa vây gia đình chị Hành
11:05 tối Thứ 6

QTO - Chồng vừa mất vào giữa năm 2023 vì căn bệnh hen phế quản bẩm sinh, để lại một mình chị Võ Thị Thu Hành cùng 5 đứa con thơ dại ở thôn Dương Đại Thuận,...

Phòng chống lao dựa vào cộng đồng

Phòng chống lao dựa vào cộng đồng
19:31 03/04/2014

(QT) - Bệnh lao là bệnh rất dễ lây và khó chữa nếu không tuân thủ phác đồ điều trị của ngành y tế. Do đó, để chủ động phòng chống bệnh lao thì ý thức của người dân trong việc...

Lấy hành thiện làm niềm vui

Lấy hành thiện làm niềm vui
09:10 03/04/2014

(QT) - Lên Đakrông (Quảng Trị) lập nghiệp hơn 10 năm nay, anh Thái Thúc Quốc ở thôn Tà Rụt 3, xã Tà Rụt, luôn đồng cảm với những khó khăn, vất vả mà người dân địa phương gặp...

Người con yêu của núi rừng

Người con yêu của núi rừng
04:31 03/04/2014

(QT) - Là người con của bản Tăng Cô chị sống chan hòa và đầy trách nhiệm, là cán bộ lãnh đạo xã chị biết đau đáu với cái nghèo, cái khổ của dân và mừng vui khi số hộ nghèo...

Thời tiết

20°C - 30°C
Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 21°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long