Cập nhật:  GMT+7

“Mỗi sản phẩm OCOP của chúng tôi mang theo bản sắc văn hóa vùng miền và tính cách riêng của con người Quảng Trị”

“Mỗi sản phẩm OCOP của chúng tôi mang theo bản sắc văn hóa vùng miền và tính cách riêng của con người Quảng Trị”

Những năm trở lại đây, nông nghiệp Quảng Trị đã dịch chuyển dần từ số lượng sang chất lượng, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, phát triển kinh tế khu vực nông thôn, góp phần tạo nên những “làng quê đáng sống”. Để đạt được những kết quả đó có sự đóng góp của Chương trình OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm). Xung quanh vấn đề này, Báo Quảng Trị đã có cuộc trò chuyện với Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban điều hành Chương trình OCOP tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng.

Chọn lối đi riêng: ít nhưng chất!

-Thưa ông, Quảng Trị có thuận lợi và khó khăn gì khi thực hiện OCOP?

-Quảng Trị là địa phương còn nhiều khó khăn, thời tiết khắc nghiệt nên sản xuất nông nghiệp gặp vô vàn thử thách. Quảng Trị cũng không thể so với nhiều địa phương khác vì họ có nguồn ngân sách lớn, hạ tầng đồng bộ, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư. Nhưng chúng tôi có một tài sản lớn, đó chính là con người. Con người Quảng Trị lâu nay luôn được biết đến với phẩm chất cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, biết biến những bất lợi thành những điều đặc biệt, riêng có.

-Ông có thể cho biết định hướng của tỉnh Quảng Trị trong thực hiện chương trình OCOP là gì?

-Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành, Quảng Trị đã triển khai nhiều quyết sách mạnh mẽ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Với chương trình OCOP, nhìn thấy những bất lợi của mình nên chúng tôi chọn hướng đi khác biệt. Trong đó, xác định làm đến đâu thì chất lượng đến đó, sản phẩm OCOP có thể ít nhưng phải chất lượng, không chạy theo số lượng, không phô trương thành tích. Chúng tôi sẽ dần chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang “nông nghiệp sinh nghiệp, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

-Vậy lối đi khác biệt đó đã mang lại những kết quả gì?

-Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Trị có 58 chủ thể OCOP, trong đó có 16 hợp tác xã, 16 doanh nghiệp, 4 tổ hợp tác và 22 hộ sản xuất kinh doanh với 115 sản phẩm đạt từ 3 đến 4 sao. Hiện có 1 sản phẩm đủ điều kiện đề nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia xem xét công nhận sản phẩm hạng 5 sao là sản phẩm Cà gai leo An Xuân (huyện Cam Lộ).

“Mỗi sản phẩm OCOP của chúng tôi mang theo bản sắc văn hóa vùng miền và tính cách riêng của con người Quảng Trị”

Sản phẩm cà gai leo An Xuân đang được đề nghị công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao -Ảnh: NGUYỄN PHÚC

Trong tương lai, chúng tôi phấn đấu sẽ có 5 đến 10 sản phẩm OCOP đạt 5 sao. Tiếp tục động viên các chủ thể OCOP có sản phẩm 3 sao thì phải cố gắng lên 4 sao, 4 sao thì cố gắng lên 5 sao. Tỉnh cũng sẽ lưu ý về những mô hình mới, có triển vọng sản xuất hàng hóa để “tiếp sức” xây dựng sản phẩm OCOP sản xuất công nghiệp nông thôn tiêu biểu, bền vững ở 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường.

Làm gì để sản phẩm OCOP Quảng Trị vươn xa?

-Vấn đề của các sản phẩm nông nghiệp nói chung luôn là đầu ra. Vậy theo ông tỉnh phải làm gì để sản phẩm OCOP Quảng Trị đến được tay người tiêu dùng?

-Trong quá trình thực hiện chương trình, chúng tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để quảng bá cho thương hiệu các sản phẩm OCOP Quảng Trị từ hình ảnh, mô hình, quy trình sản xuất và những cam kết về chất lượng sản phẩm. Từ đó kêu gọi thu hút đầu tư vào các hợp tác xã, cá nhân, tìm cơ hội liên doanh liên kết, mở rộng thị trường.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm được xem là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 2018 đến nay. Chương trình được nghiên cứu và phát triển từ câu chuyện thành công của nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan... Tính đến 31/12/2022, có 63 tỉnh, thành triển khai thực hiện chương trình, với 8.689 sản phẩm OCOP của 4.479 chủ thể được đánh giá, phân hạng từ 3 sao trở lên.

Tiếp theo, chúng tôi thường xuyên đưa các sản phẩm OCOP tham gia vào các triển lãm ở trong và ngoài tỉnh, thậm chí là nước ngoài để thương hiệu có sức lan tỏa, tạo sự cạnh tranh. Tại địa phương, chúng tôi xây dựng các trung tâm phân phối ở các nhà hàng, khách sạn để tranh thủ giới thiệu, quảng bá sản phẩm truyền thống của Quảng Trị. Tất cả nhằm gắn kết người sản xuất - người bán - người tiêu dùng.

-Biết rằng, mọi sự so sánh là khập khiễng nhưng liệu các sản phẩm OCOP của Quảng Trị có đủ sức cạnh tranh trên thị trường không, thưa ông?

-Thật sự, lúc mới làm chương trình này, chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn, cũng lo thua bạn kém bè. Nhưng đến nay, thực tế khẳng định sản phẩm Quảng Trị đủ tư cách, chất lượng để tham gia thị trường bằng lối đi riêng biệt của mình.

Đặc biệt, có những sản phẩm chỉ có ở Quảng Trị như gạo hữu cơ Quảng Trị, tiêu Cùa, cà phê Khe Sanh... Các sản phẩm này có những hương vị đặc sắc gắn liền với từng địa địa danh. Cùng với việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, những sản phẩm đặc trưng vùng miền này đã được nâng lên tầm cao mới.

Có sản phẩm OCOP tốt sẽ có những làng quê bình yên

-Theo ông, sản xuất hàng hóa được “đóng dấu” chương trình OCOP sẽ có những lợi ích gì?

-Với chương trình OCOP, tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp chọn những diện tích cách tác cho để sản xuất cây, con giống phù hợp, đặc thù nhưng vẫn tôn trọng tập tục, đời sống văn hóa của người dân địa phương. Xây dựng sản phẩm OCOP phải mang đặc trưng: văn hóa, khí hậu và con người vùng đất đó. Khi đạt được những điều này thì sản phẩm OCOP sẽ có những giá trị thương hiệu khác biệt, cả về kinh tế thị trường lẫn tinh thần.

-Có vẻ như ngoài giá trị về kinh tế, ông còn có những kỳ vọng lớn lao hơn với các sản phẩm OCOP Quảng Trị?

-Chương trình OCOP Quảng Trị đạt được thành quả bước đầu trước hết là nhờ sự nỗ lực chịu khó, “1 nắng 2 sương” của bà con nông dân nói riêng và con người Quảng Trị nói chung.

Đặc trưng của các sản phẩm OCOP là gắn với nông thôn, bản làng. Phát triển những sản phẩm OCOP sẽ là cơ hội làm sống lại những làng nghề truyền thống tưởng như đã mất nhưng theo hướng hiện đại hơn. Chúng tôi kỳ vọng các sản phẩm này sẽ là một phần của những ngôi làng sinh thái phục vụ du lịch canh nông mang đậm bản sắc dân tộc.

Làng quê nào, bản làng nào có nhiều sản phẩm OCOP, ngoài góp phần nâng cao đời sống kinh tế còn nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa cho người dân. Từ đó, sẽ có những cộng đồng nông thôn yên ả ở Quảng Trị, làm cho người đi xa muốn trở về!

-Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Phúc (thực hiện)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nuôi bò “khủng” cho thu nhập cao

Nuôi bò “khủng” cho thu nhập cao
2023-11-03 07:29:00

QTO - Hai năm nay, nông dân Trần Hữu Vũ ở thôn Linh An, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong nuôi bò siêu thịt 3B mang lại hiệu qủa kinh tế cao. Mô hình này...

Đảm bảo an toàn thông tin trong mùa mưa bão

Đảm bảo an toàn thông tin trong mùa mưa bão
2023-11-03 05:25:00

QTO - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hơn 2.720 trạm thu phát sóng di động (BTS) đang hoạt động. Đa phần các trạm có cột phát sóng cao từ 15 m trở lên, lại...

Nuôi cá lăng chấm cho thu nhập cao

Nuôi cá lăng chấm cho thu nhập cao
2023-11-01 05:00:00

QTO - Tận dụng lợi thế diện tích mặt nước lòng hồ thủy lợi Bảo Đài, ông Trần Đức Dũng ở thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh đã đưa vào nuôi cá...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết