{title}
{publish}
{head}
QTO - Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nông nghiệp tỉnh chú trọng phát triển các loại cây, con cho giá trị kinh tế cao. Ngoài việc đầu tư phát triển cây, con đã có từ trước, các địa phương đang khuyến khích người dân lựa chọn và du nhập một số loài mới cho hiệu quả kinh tế cao để làm phong phú thêm tập đoàn giống cây, con trên địa bàn. Mô hình nuôi gà sao của gia đình chị Nguyễn Sơn Hà ở thôn Tây Sơn, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh đã khẳng định được tính thích nghi và hiệu quả của một loài con nuôi mới.
Mô hình chăn nuôi gà sao ở xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh cho hiệu quả kinh tế cao - Ảnh: V.T.H |
Từ năm 2018, khi bắt tay vào thành lập trang trại trên vùng gò đồi rộng 2 ha ở xã Vĩnh Chấp, chị Hà quyết định chăn nuôi gà thả vườn. Sau khi tìm hiểu tập tính của loài gà sao, bên cạnh việc nuôi gà ri thả vườn, chị Hà ra tận huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội mua về nuôi thử 100 con gà sao. Lứa đầu tiên nuôi thành công, chị Hà tiếp tục nuôi thử nghiệm lứa thứ 2 vào năm 2019 và đã khẳng định được tính thích nghi với khí hậu thời tiết cũng như môi trường sống ở Quảng Trị.
Đến năm 2020, chị Hà quyết định mở rộng quy mô nuôi đại trà 1.000 con với mô hình chăn nuôi gà sạch thả vườn. Chị Hà cho biết: “Khi thành lập trang trại, ngoài các giống gà truyền thống tôi muốn tìm nuôi một số giống gà khác mà trên địa bàn chưa có để nuôi thử và tôi đã chọn gà sao. Sau một thời gian nuôi tôi thấy loài gà này có nhiều ưu điểm từ tập tính, khả năng kháng bệnh tốt, tỉ lệ sống cao và đặc biệt là cho chất lượng thịt, trứng ngon nên tôi đã quyết định nhân rộng. Do là sản phẩm mới cung cấp ở thị trường của tỉnh nên chưa tiêu thụ được rộng rãi nhưng phản hồi từ phía người tiêu dùng là khá tốt về chất lượng thịt và trứng của loài gà này”.
Gà sao dễ nuôi, nhanh lớn, ít bị dịch bệnh, tỉ lệ sống cao, đạt khoảng 95 - 98%, thức ăn phần nhiều là chất thô xanh và lúa, bột ngô, bã đậu, cám gạo… nên nguồn thức ăn khá phong phú, dễ kiếm, mức tiêu tốn thức ăn chỉ ở mức từ 2,2 - 2,3 kg thức ăn/kg tăng trọng. Thức ăn cho gà do cơ sở chăn nuôi tự phối trộn các nguồn thức ăn hữu cơ có bổ sung thêm các loại men vi sinh để dễ tiêu hóa. Nhờ khả năng miễn dịch cao, ít bị dịch bệnh và ăn các loại thức ăn tự nhiên nên loại gà này có thể xem là gà siêu sạch vì không có dư lượng thuốc thú y và chất tăng trọng. Điều này cũng giúp cho việc nuôi gà sao có chi phí thấp hơn chăn nuôi các loài gà khác do ít tốn thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gà và không phải mua thức ăn công nghiệp. Sau 6 tháng nuôi gà sao đạt trọng lượng từ 1,5 - 1,8 kg. Đặc tính của loài gà này là thích bay, nhảy, chạy, do đó môi trường nuôi loài gà này phải có vườn rộng, có cành cao để chúng bay và đậu. Đặc tính này cũng giúp cho gà sao có thịt săn chắc.
So với gà ri, thịt gà sao thơm ngon và ngọt hơn. Trứng gà sao có vỏ rất cứng và chất lượng cũng ngon hơn trứng nhiều loại gà khác. Hiện tại, giá gà sao chị Hà bán trên thị trường là 100 -120 ngàn đồng/kg, cao hơn giá gà ri 20 - 30 ngàn đồng/kg và cao hơn giá gà nuôi theo phương pháp công nghiệp 50 - 60 ngàn đồng/kg. Với quy mô nuôi 1.000 con, sau 6 tháng nuôi, trừ các khoản chi phí chị Hà thu được lãi hơn 60 triệu đồng.
Hiện nay, gia đình chị Hà đang xây dựng mô hình chăn nuôi gà sạch nên sản phẩm bán ra được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Hội Nông dân xã cũng có hỗ trợ ban đầu để động viên, khuyến khích chị Hà phát triển mô hình nuôi gà sạch này. Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Chấp Lê Đức Quang Huy cho biết: “Hiện tại Hội Nông dân xã đã hỗ trợ cho 5 hộ trên địa bàn xã thành lập tổ hợp tác chăn nuôi gà sạch theo hướng hữu cơ để các hộ trong tổ hỗ trợ nhau trong sản xuất như kỹ thuật chăn nuôi, đầu vào thức ăn hữu cơ, đầu ra sản phẩm. Trong đó, mô hình chăn nuôi gà sao cũng được đưa vào tổ hợp tác chăn nuôi gà sạch này. Trước mắt, xã đã kêu gọi hỗ trợ cho mỗi hộ 1.000 con gà giống, từ đó các hộ trong tổ có điều kiện ban đầu để phát triển chăn nuôi gà”.
Dự kiến trong thời gian tới, chị Hà mở rộng quy mô chăn nuôi gà sao lên vài ngàn con/lứa để đáp ứng nhu cầu thịt và trứng cho thị trường. Chị Hà cũng đang xây dựng lò ấp giống gà sao để chủ động nguồn giống và cung cấp giống cho người dân trong vùng có nhu cầu nuôi. Mô hình chăn nuôi gà sao thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao trên vùng gò đồi, nông dân cần học hỏi để nhân rộng, tuy nhiên cũng cần tránh nuôi theo phong trào nhằm đảm bảo giá tốt cho đầu ra sản phẩm để người chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
Võ Thái Hòa
Nhận thấy gà là loài dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh Nguyễn Hoàng Dũng (sinh năm 1974) ở thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong đã quyết ...
Thực hiện nhiệm vụ Đề án NN-08 giữa Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với các tỉnh Quảng Trị, An Giang, Thái Nguyên, từ năm 2022, Trung tâm Khuyến nông ...
Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi cách thức sản xuất mới, gia đình ông Trần Văn Tứ ở Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng được mô hình ...
Nhận thấy lợi thế vùng gò đồi ở quê rộng lớn có khả năng phát triển chăn nuôi tập trung, ông Trịnh Đình Lộc (50 tuổi), ở thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu ...
Nhận thấy chăn nuôi bò 3B có nhiều ưu điểm, đặc biệt là dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với một số loại vật nuôi khác, được thị ...
Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với chính quyền xã A Ngo, huyện Đakrông thực hiện mô hình nuôi gà giống địa phương sử dụng đệm lót sinh học. Sau một thời ...
Ở huyện Vĩnh Linh, từ phong trào “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, thời gian qua, đã xuất hiện ngày càng nhiều “triệu phú” khi tuổi đời còn rất trẻ. Mỗi ...
Để nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản, những năm qua, bên cạnh các loài nuôi truyền thống, tỉnh Quảng Trị đã du nhập nhiều loài nuôi thủy sản mới và ứng ...
QTO - Những ngày giáp tết Ất Tỵ 2025 là thời điểm người trồng chuối ở huyện miền núi Hướng Hóa bộn bề với công việc thu hoạch chuối để kịp bán cho thương...
QTO - Thời gian qua, huyện Hướng Hóa tập trung thực hiện hiệu quả các mục tiêu đổi mới và đột phá trong tăng trưởng kinh tế. Do vậy, chất lượng tăng trưởng...
QTO - Các đợt mưa lũ vừa qua đã làm hàng ngàn héc ta đất sản xuất bị bồi lấp, gây sạt lở, hư hỏng nhiều công trình thủy lợi… Để chủ động tổ chức sản xuất...
QTO - Trong tháng 10 và 11/2020, do ảnh hưởng từ các cơn bão và mưa lũ xảy ra đã làm cho hầu hết các con đường ở xã A Vao (huyện Đakrông) bị chia cắt, hư...
QTO - Tại tỉnh Quảng Trị, thiên tai đã đi qua, song hậu quả để lại vẫn còn nặng nề trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Việc khôi phục sản xuất của Nhân...
QTO - Trước tình hình nhiều người dân nghèo ở địa phương mất trắng tài sản sau các đợt mưa lũ, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Triệu Phong đã...
QTO - Gio Sơn là xã thuộc miền Tây Gio Linh, có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế vùng gò đồi. Xác định rõ điều đó, xã Gio Sơn đã triển khai xây dựng kế...
QTO - Hơn một nửa diện tích đất sản xuất hoa màu chính của người dân thôn Trấm, xã Triệu Thượng- vốn là địa phương khó khăn nhất của huyện Triệu Phong - đã...