Cập nhật: Thứ 6, 11/05/2012 | 05:39 GMT+7

Màu xanh trên chiến trường xưa

(QT) - Mảnh đất Quảng Trị đối với gia đình tôi, với tôi mang thật nhiều kỷ niệm. Bố cùng ba người chú của tôi đều tham gia chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị. Người chú thứ tư đã mãi mãi nằm lại trên mảnh đất Quảng Trị. Còn tôi đã có nhiều năm công tác tại mảnh đất thiêng, đầy gian khó của quê hương Quảng Trị. Những ai xa Quảng Trị lâu ngày trở lại, không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay da đổi thịt của mảnh đất này. Những ngày tháng tư lịch sử này, về Quảng Trị ở đâu ta cũng bắt gặp ngút ngàn màu xanh của cây trái, màu xanh của bao niềm hy vọng, màu xanh của sự đủ đầy, no ấm và hạnh phúc. Nơi diễn ra những trận đánh ác liệt của 40 năm về trước, giờ đây là những vườn cây công nhiệp mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân Quảng Trị. 40 năm sau ngày giải phóng, tình hình kinh tế, xã hội của Quảng Trị đã có nhiều khởi sắc. Quá khứ đau thương mà rất đỗi hào hùng của một thời đạn bom giờ chỉ lưu lại dấu ấn trên những di tích lịch sử như một nhân chứng còn mãi với thời gian.

Phát triển diện tích cao su ở Gio An, Gio Linh

Xã Gio An, huyện Gio Linh được coi là vùng “cài răng lược”, “vùng trắng”, trước năm 1972 địch đã đánh phá cực kỳ ác liệt quyết chiếm để xây dựng hàng rào điện tử Mc Namara. Gio An là nơi diễn ra những trận đánh đã đi vào lịch sử. Trận đánh ở Đồi 82 đã đi vào bài hát “Tiếng đàn ta lư” nổi tiếng của nhạc sĩ Huy Thục. Ngoài ra, trên địa bàn xã Gio An còn diễn ra nhiều trận đánh nổi tiếng khác như: Cao điểm 56, cây đa Gia Bình… Năm 1972, Gio An được giải phóng, đến tháng 5/1973 người dân Gio An về dựng lại làng, san lấp hố bom, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống và góp phần chi viện cho bộ đội đánh giặc. Đồng chí Hồ Xuân Hải, Chủ tịch UBND xã Gio An cho biết: Từ năm 1997, người dân Gio An đã bắt đầu trồng cao su tiểu điền. Đến năm 2003, Huyện ủy Gio Linh có Nghị quyết số 03 về phát triển kinh tế vùng gò đồi. Từ đó, diện tích trồng cây công nghiệp như cây cao su, hồ tiêu phát triển mạnh. Đến nay toàn xã đã có trên 353 ha trồng cao su, trong đó đã cho khai thác 103 ha, năng suất bình quân đạt 1,4 tấn/năm. Cây hồ tiêu có 73 ha; trong đó có 60 ha đã đưa vào khai thác, cho sản lượng trên 50 tấn/năm. Chúng tôi đến thăm gia đình bác Trần Văn Giao, thôn An Hướng, xã Gio An, nguyên là du kích của xã Gio An tham gia chiến đấu giải phóng quê hương. Bác Trần Văn Giao nhớ lại: Năm 1972 địch đánh phá rất ác liệt, có ngày địch sử dụng máy bay B52 rải thảm đến 38 lần. Đất đai bị cày xới có những khu vực không còn cây cỏ. Sau ngày giải phóng bà con về san lấp hố bom xây dựng quê hương. Hiện tại gia đình bác Hướng trồng 4 ha cao su, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Bác dẫn chúng tôi đi thăm những “vùng trắng”, “vùng đất chết” năm xưa nay là những lô cao su xanh bạt ngàn. Trong câu chuyện bác Giao kể khiến chúng tôi bùi ngùi xúc động, “vành đai trắng” đã xanh trở lại, cuộc sống người dân đã đủ đầy, sung túc, nhưng dưới những rừng cây xanh kia đã thấm máu biết bao chiến sĩ, đồng bào. Từ thành phố Đông Hà, ngược Quốc lộ 9, sau 20 phút chạy xe chúng tôi đã có mặt ở huyện Cam Lộ. Xã Cam Thành, Cam Tuyền là nơi có nhiều địa danh đã đi vào lịch sử như: Đầu Mầu, Tân Phú, Đồi Tròn, Điểm cao 544... “Vùng đất chết” của 40 năm về trước, những hố bom, chiến trường xưa đã nhường lại cho màu xanh bạt ngàn của những cánh đồng, bãi sông và những rừng cao su, hồ tiêu rộng lớn. Vết tích đau thương của chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng. Đứng trên điểm cao 241 (thôn Tân Phú, xã Cam Thành) phóng tầm mắt ra xa chúng tôi bắt gặp những cánh rừng cao su, hồ tiêu ước chừng hàng trăm héc ta. Anh Mai Quốc Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Thành chia sẻ: Những năm qua, Cam Thành đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho năng suất cao. Các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như cao su, lạc, hồ tiêu... tăng cả diện tích, sản lượng, chất lượng. Kinh tế trang trại phát triển khá, toàn xã có 56 trang trại vừa và nhỏ, xây dựng được 3 HTX kiểu mới làm dịch vụ nông nghiệp ở Tân Phú, Cam Phú và Quật Xá hoạt động bước đầu hiệu quả, ổn định. Được biết, do có nhiều bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày, xã Cam Thành đã duy trì được tốc độ phát triển kinh tế 8-9%, thu nhập bình quân đầu người trên 12 triệu đồng/ người/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3-4%. Các vùng đất như Điểm cao 544, Đồi Không Tên, Cù Đinh, Ba De... mỗi địa danh trên đều gắn liền với những chiến công đánh thắng Mỹ - ngụy. Những bãi đất “chết” bên bờ Bắc sông Hiếu ngày nào, ngay là những xóm làng trù phú. Cây lạc, cây ngô là những cây trồng chính mang lại cuộc sống ổn định cho người dân xã Cam Tuyền. Đồi Tròn, Điểm cao 544 đều được phủ kín cây xanh theo chương trình dự án 327, 661. Đá Mài – Tân Kim là địa danh nằm trong hệ thống phòng ngự của địch trước đây, năm 2010 được Nhà nước đầu tư gần 200 tỷ đồng để xây dựng công trình thủy lợi, lấy nước tưới và cải tạo những vùng đất hoang hóa, bạc màu trên địa bàn 4 xã của huyện Cam Lộ là Cam Tuyền, Cam Thủy, Cam Thanh và Cam An. Đồng chí Lê Văn Tỵ, Bí thư Đảng ủy xã Cam Tuyền chia sẻ: Cam Tuyền không có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng do biết chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp nên cuộc sống người dân từng bước được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,7%; sản lượng cây lương thực năm 2010 đạt 1.400 tấn, tăng gấp 3 lần năm 1986. Diện tích trồng cây cao su tiểu điền được mở rộng thêm gần 100 ha, góp phần cải thiện cuộc sống người dân, tạo đà cho việc mở rộng diện tích cao su trên toàn xã. “Vàng trắng” trên “vành đai trắng”, đất chiến trường nở hoa no ấm, được rất nhiều người nhắc lại sau khi về thăm mảnh đất Gio Linh, Cam Lộ... Chúng tôi hiểu, sau ngày giải phóng có cả máu, mồ hôi, nước mắt của đồng bào, chiến sĩ lại tiếp tục thấm vào lòng đất để cho “vành đai trắng” trở lại màu xanh. Màu xanh của niềm hy vọng, hạnh phúc, ấm no trên vùng đất chiến trường xưa sẽ mãi trường tồn. Bài, ảnh: ÔNG QUỐC CHÍNH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thu hút đầu tư để phát triển

Thu hút đầu tư để phát triển
7 giờ trước

QTO - Xã Triệu Phong hiện có 2 cụm công nghiệp (CCN) là Ái Tử và Đông Ái Tử với hàng chục doanh nghiệp đang hoạt động ổn định. Bước sang giai đoạn mới, địa...

“Trả nợ” rừng để giữ lấy ấm no

“Trả nợ” rừng để giữ lấy ấm no
8 giờ trước

QTO - Thường xuyên cấu kết với các đầu nậu để chặt phá nhiều ha cây gỗ quý, tham gia bẫy, bắt các loài muông thú ở rừng Động Châu - khe Nước Trong...,...

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
10:10 tối Thứ 5

QTO - Xã Tuyên Hóa được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã: Tiến Hóa, Châu Hóa, Cao Quảng và Văn Hóa (huyện...

Thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8

Thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8
7:03 sáng Thứ 5

Dự kiến từ ngày 1/8 tới đây, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex sẽ thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 (xăng E10) ở các cửa hàng thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh (trước sáp...

Được mùa vụ đông xuân 2011-2012

Được mùa vụ đông xuân 2011-2012
21:51 10/05/2012

(QT) - Vụ đông xuân năm nay, toàn tỉnh Quảng Trị gieo trồng 24.390 ha lúa. Tính đến thời điểm này có trên 5.000 ha lúa đã được thu hoạch. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông...

POWERED BY
Việt Long