
{title}
{publish}
{head}
QTO - Mới tháng 8 âm lịch, trời đã trút những trận mưa nặng hạt xuống cánh đồng lúa quê tôi còn chưa kịp gặt. Ngót cả tuần nay, ngày nắng, cứ chiều về là mây đen ùn ùn, sấm chớp đì đùng như muốn xé toang màn trời cho hả cơn bí bách. Ba tôi ngước lên trần nhà, bảo tò vò làm tổ cao lắm, năm nay chắc lũ to.
![]() |
Minh họa: DUY LÊ |
Ba mẹ và vợ chồng tôi mỗi người một nỗi lo riêng, nên cứ im lặng nhìn nhau không nói. Chỉ lũ trẻ con thấy mưa là thích chí. Hai đứa nhóc nhà tôi và 3, 4 bạn cùng xóm đợi mưa ngớt, í ới gọi nhau ra xem cầu vồng. Tiếng chúng cười nói vang rộn cả một góc trời. Lũ trẻ vui vì sau những tháng oi bức gió phơn, suốt ngày chỉ làm bạn với quạt máy và điều hoà thì giờ đây cứ mưa ào ào xối xuống thật mát mẻ. Thế rồi, cơn bão đầu tiên đã “ghé thăm” miền Trung, hoàn lưu sau bão gây mưa liên tiếp ba ngày khiến quê tôi lại mênh mông nước ngập trắng ruộng đồng. Đi làm về, nhắc nhở lũ trẻ không được ra khỏi nhà kẻo nguy hiểm mà tôi bỗng thẫn thờ. Lũ đầu mùa lại đến rồi sao? Ký ức về cơn lũ ngày ấu thơ năm nào chợt hiện về mồn một trong tôi như những thước phim quay chậm.
Thuở nghèo khó, trẻ con cũng là một trong những “lao động” của gia đình. Tầm 7, 8 tuổi trở lên, sau mỗi buổi học về chúng tôi đứa phụ ba mẹ chặt cỏ, đứa chăn bò, đứa thì đi bắt cá, “săn” cua đồng. Trăm hay không bằng tay quen, ngày nào cũng làm nên lũ trẻ con chúng tôi dần quen việc rồi trở nên “chuyên nghiệp” hơn. Năm ấy đầu mùa mưa, vẫn chưa có trận lũ nào lớn nhưng sau 3 ngày mưa xối xả thì nước trên cánh đồng trước mặt nhà tôi đã mênh mông trắng xoá.
Chập tối, vừa ngớt mưa được một lúc thì thằng Long chạy sang nhà tôi. Long là bạn thân cùng xóm với tôi. Nó bắt cá siêu nhanh và thêm biệt tài “săn” cua đồng. Lâu nay mỗi lần hai đứa ra ruộng chung với nhau, tôi cứ đứng ngẩn ra nhìn Long thò tay xuống bùn tìm từng cái hang, rồi lôi ra con cua đồng nguyên vẹn. Cua từng chú béo mẫm với cặp càng to khủng được nó bắt không bị sứt mẻ chút nào. Tôi thì chỉ biết nhìn nó trổ tài, có điều, lúc nào về cũng được Long chia cho một phần đầy giỏ. Nhà Long nghèo lắm. Bố mất, mẹ nó ai thuê gì thì làm nấy nuôi hai anh em. Có khi mưa gió không ai thuê làm việc gì, mình nó đi bắt cá về cho cả ba mẹ con ăn.
Với vẻ mặt rất tự tin, nó bảo vừa mưa xong thế này cứ ra cuối dòng nước hoặc lội vào các đám ruộng vừa gặt sẽ thấy bao nhiêu là cá. Mọi lần tôi hào hứng theo Long lắm. Nhưng hôm ấy, trời mưa đã mấy ngày liền, nhà cũng chẳng có gì nhiều cho 5 miệng ăn nên bụng tôi cứ “biểu tình”. Tay chân tôi đói run, nghĩ chẳng thể nào phóng ra ruộng lội thoăn thoắt cùng nó được. Tôi ậm ừ: “Này... mày... đi trước, tí mẹ nấu xong nồi sắn, tao ăn một miếng lót dạ rồi chạy ra theo mày”. Long cười toét miệng: “Ôi ông thần ăn. Được nhé! Ra gọi tao ở đám ruộng bên kia đê. À, lát ăn thì chừa tao xin nửa củ sắn nhé, tao cũng chưa ăn gì. Hì hì”. Nó cười, khuôn mặt đen nhẻm nhưng có hàm răng trắng tinh.
Tôi gật đầu rồi nhìn theo cái dáng nhỏ con, lanh lợi của nó thoắt cái đã mất hút trong màu trắng mênh mông sau cánh đồng. Tôi không thể ngờ rằng, đó là lần cuối cùng được thấy nụ cười của thằng bạn thân. Lời hứa mang cho nó nửa củ sắn, cũng là lời hứa cuối cùng mà tôi không bao giờ thực hiện được. Bởi chỉ tầm hai chục phút sau, khi còn chưa ăn xong củ sắn mẹ nấu thì tôi nghe tiếng người lớn gọi nhau thảng thốt, tiếng chân chạy dồn dập ra phía triền đê. Long đã trượt chân xuống dòng nước xoáy, gần con đê ngăn giữa cánh đồng. Nước mưa thành lũ dâng lên, hai bên bốn bề đều là nước nên nó không thể nào vẫy vùng hay bám vào bất cứ thứ gì được. Sau này tôi nghe kể rằng Long thấy cá nhiều, “say cá” nên cứ đưa chân. Đi vào chỗ nước sâu cũng không hề hay biết.
Long ra đi, với tôi là một mất mát đầu đời, trong cơn lũ đầu mùa. Đám bạn và cả tôi lúc đó đâu hiểu được thế nào là sinh ly tử biệt. Chúng tôi chỉ biết khóc vì thấy bạn nằm đó, lạnh lẽo tím tái. Tôi giận ông trời sao trút lắm nước xuống cánh đồng đến thế, giận luôn cả bản thân mình sao không giữ Long lại ăn một miếng cho ấm lòng rồi hẵng đi. Người dân xóm tôi ai nghe tiếng gào thét của mẹ Long cũng thấy như dao đâm thẳng vào tim mình nhức buốt, quặn thắt... Kể từ đó, tôi đâm sợ những cơn mưa, sợ lũ đầu mùa và chẳng bao giờ đi bắt cá nữa. Vài năm sau, mẹ Long đem em gái vào quê ngoại. Tôi xin mẹ Long được đặt một bàn thờ nhỏ tại nhà mình để hương khói và lâu lâu lại mua nửa củ sắn đặt lên cho nó.
Thời gian xoay vần theo tháng tháng, năm năm, cảnh vật, thời thế và mọi tiện nghi đều thay đổi. Cả tôi cũng đã đổi thay nhiều. Nhưng mỗi lần đi làm thấy giông gió kéo đến, rồi mưa ào ạt trút xuống tôi lại nhấc máy gọi về nhà như một thói quen. Dặn ba mẹ giữ an toàn và thắp cho Long nén nhang giùm con. Trong tôi, nỗi lo lắng mơ hồ ngày xưa giờ vẫn vẹn nguyên. Như những ngày thơ dại ngồi trong nhà nhìn ra cửa sổ thấy mái tôn rung bần bật trước gió, nước trắng xoá cánh đồng. Thấy người ta hớt hải gọi nhau tìm Long... Lớn rồi, sẽ không còn mơ mộng về những cơn mưa, những cá cua dưới bờ đê nước chảy. Giờ đây chỉ mong sao những cơn mưa thôi không còn dữ dội, để xóm làng được bình yên, để người nông dân được an tâm mà đón những mùa vàng.
Minh Đức
Mùa hè năm tôi lên 8, mẹ tôi đón tôi về nhà của mẹ trong khu văn công Cầu Giấy. Một chân trời mới mở ra với tôi là chân trời nghệ thuật, vì mẹ tôi là diễn viên ...
Trong trí tưởng tượng của tôi, Tà Rụt là một thung lũng heo hút giữa miền biên ải xa xôi. Mỗi lần có dịp đi qua chiếc cầu treo huyền thoại, tôi đều ngước nhìn ...
Đã qua tháng Giêng rồi mà quê Sơn gió lạnh buổi sớm vẫn ùa về trên con ngõ nhỏ. Sương mù giăng khắp lối phủ kín con dốc heo hút bóng người. Tôi dừng xe trước ...
Đọc được thông tin trong cơn bão số 6, nhiều người dân bất chấp nguy hiểm ra ven sông Hiếu bắt tiên tiến, em họ tôi điện thoại réo rắt: Về quê Cam Thủy ôn lại ...
Năm lên ba tuổi, tôi - một thằng bé nhà quê Quảng Bình - lần đầu tiên được theo bà ra Hà Nội bằng ô tô. Đó là một chiếc xe tải nồng khẳm mùi nước mắm khiến đứa ...
Tôi sinh ra ở nông thôn nên tuổi thơ được đắm mình trong mùi ngai ngái của đồng đất, mùi nồng nồng của rơm rạ quê nhà. Bạn bè tôi giờ mỗi đứa mỗi nơi. Có đứa ...
Hồ như ngày đã chớm hơi thở mùa đông gói trong những mảnh gió trời. Mùa thu tựa một bài thơ dang dở, đành gửi lại dưới ngăn tủ thời gian. Vài chiếc lá uống ...
Đang chang chang nắng, một cơn mưa bất chợt ập đến báo hiệu đất trời đã sang thu. Mưa làm tiết trời dịu nhẹ với chút nắng hanh vàng quấn quýt trong mấy dải cầu ...
QTO - Từng là vận động viên (VĐV) Đội tuyển Karate quốc gia, Nguyễn Thị Kim Thi (sinh năm 1987) ở Khu phố 7, Phường 3, TP. Đông Hà, đã tham gia thi đấu...
VOV.VN - HLV Ruben Amorim được khuyên thay đổi kế hoạch chuyển nhượng khi MU không được dự cúp C1 châu Âu mùa sau.
LTS: Nhà thơ Bùi Phan Thảo sinh năm 1963 tại Mai Xá, Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị.
QTO - Kể từ mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đội ngũ báo chí cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đông về số lượng và tăng về chất lượng. Theo quy...
QTO - Huyện Triệu Phong có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa quan trọng, trong đó có Di tích lịch sử quốc gia các địa điểm liên quan đến Dinh Chúa Nguyễn...
VOV.VN - ĐT Futsal Việt Nam đã thể hiện được tinh thần tuyệt vời để có mặt ở vòng 1/8 Futsal World Cup 2021, nhưng những gì thầy trò HLV Phạm Minh Giang trình diễn ở vòng bảng...
QTO - Cầu thủ Đào Văn Chưởng, sinh năm 2003, ở Khu phố 1, Phường 4, thành phố Đông Hà là một tài năng trẻ đầy triển vọng của Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ...
ANTD.VN - Nghệ sĩ nhân dân, họa sĩ Ngô Mạnh Lân, đạo diễn của nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng, đi vào ký ức của các thế hệ người Việt như "Trê cóc", "Chuyện ông Gióng", "Con...