
{title}
{publish}
{head}
QTO - Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp xuân về, các giáo viên Trường THPT Đakrông lại tổ chức các hoạt động giúp học trò nghèo ở vùng cao có một cái tết đầm ấm. Ai cũng hướng trái tim yêu thương và hành động đẹp đến học trò dẫu bản thân đang gặp nhiều khó khăn.
Thầy giáo hóa… “ông đồ”
Những ngày này, không khí tại Trường THPT Đakrông dường như vui tươi, rộn rã hơn. Ngoài giờ lên lớp, học sinh lại quây quần ở một góc nhỏ tràn ngập không khí Tết trong khuôn viên nhà trường. Tại đây, một “ông đồ” có dáng vẻ thư sinh đang say sưa viết thư pháp. “Ông đồ” này chính là thầy giáo Phan Hoàng Bách, giáo viên môn Lịch sử của trường.
Phía sau những bức thư pháp là tấm lòng của giáo viên vùng cao dành cho học sinh nghèo - Ảnh: T.L
Thầy Phan Hoàng Bách quê ở Nghệ An. Sau ngày tốt nghiệp đại học, tiếng gọi trái tim đã đưa thầy tới với huyện miền núi nghèo, công tác tại Trường THPT Đakrông. Trong 14 năm “gieo chữ” ở vùng cao, thầy Bách có thời gian dài làm bí thư đoàn trường. Hiện nay, tuy không còn là thủ lĩnh thanh niên nhưng những hoạt động hướng về học sinh thân yêu luôn thu hút sự quan tâm của thầy Bách.
Đặc biệt, vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, thấy gương mặt nhiều học sinh vương vất nét buồn, thầy cứ canh cánh trong lòng. “Cũng như các giáo viên khác ở trường, tôi hiểu rõ những khó khăn, thử thách của học sinh vùng cao trên con đường chinh phục con chữ. Vì những thử thách mà cuộc sống đặt ra mà một số em không dám mơ đến tấm áo mới, bữa cơm ngon ngày Tết”, thầy Bách chia sẻ.
Trăn trở là thế nên thầy giáo Phan Hoàng Bách đã bàn với lãnh đạo nhà trường, đoàn trường tổ chức chương trình “Chữ thư pháp - Sẻ chia yêu thương”. Chương trình kéo dài trong một tuần để gây quỹ giúp học trò nghèo có cái Tết đầm ấm.
Tham gia chương trình, thầy Bách “hóa thân” thành “ông đồ”, viết chữ thư pháp để bán, tặng cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và người dân địa phương. Nội dung bức thư pháp là những thông điệp ý nghĩa về thế giới quan, nhân sinh quan, ngày Tết… Tại điểm viết thư pháp, các giáo viên còn bố trí một góc trải nghiệm cho học sinh tìm hiểu, viết thư pháp dưới sự hướng dẫn của thầy Bách.
Ngay sau khi tổ chức, chương trình “Chữ thư pháp - Sẻ chia yêu thương” của Đoàn trường THPT Đakrông đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng cao. Không chỉ giáo viên, học sinh, phụ huynh mà nhiều người dân trên địa bàn cũng liên lạc với đoàn trường và cá nhân thầy Bách để đặt viết thư pháp. Ai cũng vui khi vừa sở hữu được những bức thư pháp đẹp với thông điệp ý nghĩa để treo Tết vừa có thể giúp đỡ học sinh khó khăn.
Thầy Bách kể: “Tôi cảm nhận được rất nhiều tình yêu thương khi làm công việc này. Có một học sinh sau khi đặt viết chữ “Nhẫn” và “Thành công” thì tiếp tục liên lạc với tôi nhờ viết chữ “Thọ” để tặng bà nội. Muốn giúp đỡ học sinh nghèo, một phụ huynh điện thoại đặt tôi viết tận 10 bức thư pháp. Tôi cũng nhận được rất nhiều thông điệp mà các học sinh lớp 12 gửi gắm cho bạn của mình, chúc vượt qua kỳ thi sắp tới”.
Mọi việc làm đều vì học sinh
Chuyện trò về chương trình “Chữ thư pháp - Sẻ chia yêu thương”, Bí thư Đoàn trường THPT Đakrông Nguyễn Phương Nam không giấu hết niềm vui. Thầy Nam cho biết, chương trình đã làm không khí vui tươi, đầm ấm của ngày Tết dường như đến sớm hơn và gieo vào lòng học sinh tình yêu một nét đẹp văn hóa truyền thống. Đặc biệt, khi biết số tiền mà chương trình thu được sẽ dành để giúp học sinh nghèo, ai cũng ủng hộ.
“Chúng tôi đã đăng ký một gian hàng ở hội báo xuân để bán thư pháp gây quỹ. Chúng tôi cũng sẽ vận động thêm các nhà hảo tâm chung tay, góp sức để thêm nhiều học trò có Tết”, thầy Nam nói.
Ít ai biết, để tổ chức chương trình, các giáo viên Trường THPT Đakrông đã dồn nhiều thời gian, công sức. Dẫu bận rộn với công việc nhưng các thầy cô vẫn cùng nhau xây dựng góc viết thư pháp; lựa chọn từng đồ dùng, vật dụng cần thiết phục vụ hoạt động; tuyên truyền, vận động giáo viên, phụ huynh, học sinh tham gia…
Thầy giáo Phan Hoàng Bách, người được trìu mến gọi là “ông đồ” cũng bỏ tiền túi ra để mua khăn đóng, áo dài cho phù hợp với hoạt động. Ngoài thầy Bách, ở trường, nhiều giáo viên vừa góp công, góp sức tham gia hoạt động, vừa chính là nhà hảo tâm.
Toàn Trường THPT Đakrông có 851 học sinh, chủ yếu là người Vân Kiều, Pa Kô. Phần lớn học sinh đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Nhiều em phải vượt đường sá xa xôi, cách trở để đến trường. Vì nhà ở quá xa, một số học sinh phải thuê phòng trọ. Không có tiền trang trải những chi phí phát sinh, các em thường xuyên đối diện cảnh “ăn bữa nay, lo bữa mai”. Con đường đến trường của những học sinh này rất chông chênh.
Thấu hiểu điều đó, thời gian qua, cán bộ, giáo viên Trường THPT Đakrông đã không ngừng nỗ lực tiếp sức cho học sinh. Nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, thiết thực đã được nhà trường, đoàn trường tổ chức như: “Tiếp sức đến trường”, “Xe đạp mượn”, “Máy tính mượn”, “Tiếp sức mùa thi”…
Đặc biệt, những chương trình giúp học sinh đón Tết vui tươi, đầm ấm hơn đã trở thành hoạt động thường niên của nhà trường, đoàn trường. Năm nào cũng vậy, khi những đóa hoa rừng chúm chím nở, báo hiệu xuân mới sắp đến gần, các giáo viên lại lên kế hoạch, tổ chức các hoạt động gây quỹ giúp học sinh nghèo như: “Đêm nhạc thiện nguyện”; văn nghệ gây quỹ vì học sinh nghèo; “Xổ số vui xuân”…
Chương trình “Chữ thư pháp - Sẻ chia yêu thương” là sự tiếp nối ý nghĩa các chương trình, hoạt động kể trên. “Thời gian qua, từ các chương trình, hoạt động thiện nguyện của thầy trò nhà trường mà rất nhiều học sinh nghèo đã có niềm vui Tết. Sự quan tâm, hỗ trợ của thầy cô, bạn bè và nhà hảo tâm cũng chính là động lực để học sinh nghèo vươn lên. Chúng tôi mong muốn niềm vui sẽ được nhân lên sau chương trình “Chữ thư pháp - Sẻ chia yêu thương” năm nay”, Bí thư Đoàn trường THPT Đakrông Nguyễn Phương Nam bộc bạch.
Giống như học sinh, một số giáo viên ở Trường THPT Đakrông cũng đang đối diện với nhiều nỗi âu lo trong cuộc sống, đặc biệt là vào dịp Tết. Có thầy cô vẫn đang phải ở nhà công vụ, nhà trọ chật hẹp. Đồng lương giáo viên khiêm tốn của họ phải san sẻ cho rất nhiều thứ.
Tuy nhiên, tất cả nỗi niềm ấy đều được các thầy cô trong trường gác lại để toàn tâm, toàn ý lo cho học sinh. Hiểu điều ấy nên học sinh Trường THPT Đakrông, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn càng thêm trân quý, yêu thương giáo viên. Đối với các em, thầy cô chính là người đem về mùa xuân tươi vui.
Tây Long
QTO - 3 năm qua, dù nắng hay mưa, sáng sớm hay tối muộn em Hồ Minh Tương, học sinh lớp 9A - Trường THCS - THPT Đakrông 2, huyện Đakrông vẫn cõng bạn Lưu Quang Vũ đến trường. Hình ảnh của đôi bạn là câu chuyện đầy nghị lực, tình yêu thương, sẻ chia của lứa tuổi học trò.
QTO - Trong suốt hơn 20 năm qua, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị đã không ngừng đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, hướng đến xây dựng một xã hội học tập vững mạnh theo hướng nâng cao trên địa bàn. Việc đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong chất lượng giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
QTO - Từ ngày 25 - 27/7, Ủy ban MTTQVN tỉnh phối hợp với Công ty CP Du lịch và Đầu tư bất động sản Đồng Đội Phú Quốc, tỉnh An Giang tổ chức hoạt động thăm...
QTO - Sáng 27/7, thông tin từ Chi cục Thủy lợi và phòng, chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng và...
QTO - Trong 2 ngày 26 và 27/7, tại Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn, đường 20 Quyết Thắng trọng điểm Cà Roòng-ATP (xã Thượng Trạch) đã diễn ra lễ rước...
QTO - Khai trương từ tháng 8/2024, mô hình Ngân hàng sữa mẹ (NHSM) vệ tinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh đã mang lại những kết quả tích cực trong việc hỗ trợ...
QTO - Từ lâu, học bổng “Thắp sáng tương lai” của Swinburne Việt Nam là giấc mơ của nhiều bạn trẻ, trong đó có Khuất Hạnh Nguyên (SN 2007), học sinh Trường...
QTO - L.T.S: Sau sáp nhập, hành trình xây dựng tỉnh Quảng Trị mới không chỉ là câu chuyện về mô hình bộ máy, mà là hành trình của sự dấn thân, đoàn kết và...
QTO - Sản xuất gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã triển...