
{title}
{publish}
{head}
(TNO) - Liên thông là một trong những vấn đề gây nhiều chú ý từ phía các trường lẫn thí sinh trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Từ đầu tháng 2, Thông tư 55 quy định đào tạo liên thông sẽ chính thức có hiệu lực. Những đổi mới trong quy định nhằm siết chặt kỷ cương, chất lượng của loại hình đào tạo này. Phần lớn các ý kiến đều cơ bản đồng tình với chủ trương, nhưng vẫn còn băn khoăn về cách thức thực hiện.
Trường và thí sinh gặp khó?
|
|
Tại hội nghị giáo dục đại học diễn ra đầu tuần này, đại biểu nhiều trường lo ngại về quy định đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT mới ban hành. Có trường cho rằng hiện nay việc tuyển sinh TC, CĐ rất khó khăn. Nếu người học không được thi liên thông ngay thì sẽ không vào học. Các trường tại cụm Đà Nẵng cho rằng những quy định của thông tư sẽ khiến trường CĐ gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh năm nay.
Cũng có đại biểu đặt ra trường hợp: những sinh viên đã thi ĐH có kết quả cao hơn điểm sàn nhưng lại chọn học CĐ thì được miễn thi 3 môn văn hóa sau khi đã tốt nghiệp CĐ muốn thi liên thông lên ĐH được không? Ngoài ra, việc tính thời gian 36 tháng từ khi tốt nghiệp nên được xét theo năm. Cụ thể là có những sinh viên tốt nghiệp vào khoảng tháng 9 nhưng kỳ thi tuyển sinh ĐH lại vào tháng 7, nếu phải thi ngay thì bất lợi cho các sinh viên này.
Có ý kiến vẫn băn khoăn với việc cho phép các trường ĐH đào tạo CĐ và TC. Theo đại biểu của một trường CĐ tại Hà Nội, nếu còn quy định này các trường CĐ và TC sẽ không thể phát triển được vì hiện nay cứ phải chờ các trường ĐH tuyển sinh xong rồi thí sinh mới vào trường CĐ, TC.
Nhằm phân luồng học sinh phù hợp
|
Trao đổi bên lề hội nghị tuyển sinh, PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết: “Việc ra đời thông tư để chấn chỉnh chất lượng cũng như phân luồng sinh viên là chủ trương rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, chuyển đột ngột từ thái cực quá dễ đến quá khó thì hơi “chặt” cho các trường cũng như cho sinh viên. Thông tư có quy định chỉ tiêu liên thông không vượt quá 20% chỉ tiêu chính quy rồi. Bộ cũng có quyền kiểm tra, giám sát. Với quy định này, rất nhiều em thi luôn vào ĐH, nếu không trúng tuyển mới vào CĐ và TCCN, nghề. Các em phải chờ đủ 3 năm mới thi liên thông thì nhóm sinh viên này cũng “nản” rồi”.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng: “Các ý kiến có nói đến lợi ích của sinh viên, học sinh đang học tại các trường CĐ, TCCN nghề cũng như việc tuyển sinh của các trường này cần được cân nhắc và lưu tâm”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Luận nhấn mạnh: “Chúng ta cũng cần nghĩ đến một điều lớn hơn nhiều. Đó là mục đích khi mở các trường nghề, TCCN là gì? Nhiệm vụ của hệ thống giáo dục trong việc phân luồng thế nào? Không phải vẽ ra một con đường vòng, thậm chí đôi lúc việc đăng ký vào học các trường này trở thành đường tắt (tắt chương trình, tắt yêu cầu) để có thể vào ĐH với chất lượng thấp hơn so với yêu cầu”. Bộ trưởng phân tích: “Việc mở ra các trường này là để phân luồng học sinh. Chúng ra đang thiếu thợ thì phải đào tạo để học sinh thành những người thợ lành nghề chứ không phải học xong để thi lên ĐH. Nếu chỉ vì chuyện này thì mục tiêu mở trường nghề là thất bại”.
Để kết luận, Bộ trưởng khẳng định: “Chúng ta tôn trọng nguyện vọng học ĐH của tất cả thí sinh, tôn trọng mong muốn học tập suốt đời; dứt khoát mở một lối cho thí sinh học các trường này. Nhưng nếu ngay lập tức có thể vào học ĐH thì chủ trương phân luồng đặt ra từ đầu thất bại”.
Chấm dứt đào tạo thạc sĩ tràn lan Về quy định đào tạo thạc sĩ mới ban hành, một vài trường vẫn đề nghị cho phép liên kết đào tạo thạc sĩ ngoài nhà trường. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã kiên quyết từ chối. Ông khẳng định: “Hiện nay việc đào tạo thạc sĩ đã quá tràn lan, cần phải chấm dứt, và còn có xu hướng phổ cập cả tiến sĩ. Vì vậy phải chấn chỉnh đối với bậc đào tạo này”. Không đồng loạt đào tạo tín chỉ Theo thống kê của Bộ, sau nhiều năm yêu cầu các trường chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ nhưng đến nay mới chỉ có hơn 100 trường trong số hơn 400 trường ĐH, CĐ thực hiện. Vì thế, vừa qua Bộ đã ban hành nhiều văn bản quy định trường phải thực hiện đào tạo tín chỉ mới được tổ chức đào tạo liên thông, vừa học vừa làm... Điều này khiến nhiều trường kêu khó. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng: “Những trường nào đủ năng lực thì làm, còn không làm được thì không phải chuyển sang một cách hình thức. Đã làm là phải thực chất, không nên chạy theo phong trào”. Vũ Thơ |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ tuyển sinh đại học từ năm 2025 có nhiều thay đổi, đòi hỏi học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 năm nay có sự chuẩn bị, kế ...
Kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2023 sẽ diễn ra sớm hơn năm trước để thí sinh kịp bắt đầu năm học mới từ tháng 9. Bên cạnh các phương thức tuyển sinh truyền ...
Trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua, em Nguyễn Thị Tâm, lớp 12A9, Trường THPT Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Linh đã vượt qua nhiều thí sinh đoạt giải Khuyến ...
Đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh thế giới nhiều biến động và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang ...
Tại kỳ họp báo của Chính phủ tháng 9, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ ...
Năm nay, vì lo sợ kỳ thi tốt nghiệp THPT đổi mới sẽ khó hơn những năm trước, nhiều học sinh lớp 12 đã chọn thi đánh giá năng lực (ĐGNL) để tăng cơ hội vào các ...
Cùng với học sinh cả nước, học sinh Quảng Trị chuẩn bị bước vào mùa tuyển sinh đại học. Ở giai đoạn nước rút này, các em rất cần được tư vấn, định hướng để ...
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa yêu cầu các địa phương thực hiện đúng quy chế tuyển sinh THPT theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN BGD-ĐT của ...
QTO - Để tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong đảm bảo trật tự, ATGT, lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị đã quyết liệt triển khai đợt cao điểm nâng...
QTO - Quảng Trị có trên 126.000 ha rừng tự nhiên, trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với các...
(SGGP).- Theo lịch công tác tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2013 Bộ GD-ĐT mới công bố, năm nay các trường THPT sẽ nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi tuyển sinh vào ĐH-CĐ từ...
(TNO) - Các nhà khoa học trên thế giới tuyên bố sẽ khởi động lại việc nghiên cứu các chủng đột biến của vi rút cúm gia cầm H5N1 sau một thời gian tạm ngừng vì lo ngại thông tin...
(TTO) - Ai thường uống chút rượu bia để dỗ giấc ngủ nên xem lại thói quen này, vì theo một khảo sát từ 27 nghiên cứu mới đây cho thấy rượu bia không giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
(TNO) - Căng thẳng ảnh hưởng mọi mặt đời sống của một người, tất nhiên chuyện phòng the cũng không ngoại lệ.
(QT) - Những ngày cuối năm 2012, chúng tôi có dịp trở lại xã A Bung (Đakrông, Quảng Trị), vẫn cơ ngơi đó, con người đó đang cần mẫn khám chữa bệnh, tận tình chỉ dẫn cách uống...
(QT) - Bị khuyết tật từ nhỏ, cuộc sống khó khăn vất vả nhưng chị vẫn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và luôn tin rằng hạnh phúc luôn chờ đợi những ai biết cố gắng. Đó là chị...