Cập nhật: Thứ 4, 21/10/2015 | 07:25 GMT+7

Lập nghiệp trên đất hoang hóa

(QT) - Trong ký ức của ông Lê Thông Điệp, 46 tuổi, trú tại khóm 7, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa thì mảnh đất của gia đình ông trước đây chỉ là một khoảnh đất hoang, chi chít hố bom. Qua nhiều năm cần cù khai hoang vỡ đất, triển khai xây dựng mô hình kinh tế vườn- ao- chuồng (VAC), giờ đây trong khuôn viên chưa đến một héc ta đất ấy mỗi năm đem đến cho gia đình ông nguồn thu nhập đáng kể.

Chuồng nuôi bồ câu Pháp của gia đình ông Lê Thông Điệp

Hẹn mãi cuối cùng chúng tôi cũng gặp được ông Điệp. Sau ly nước chè tươi mời khách, ông thong thả kể về những ngày đầu lên lập nghiệp trên vùng đất này: “Quê tôi vốn ở miền cát trắng Hải Lăng, năm 1998 tôi lên làm kinh tế ở khóm 7 và gắn bó với mảnh đất này đã 17 năm nay. Trước đây, thửa đất này bỏ hoang, toàn là hố bom, tôi mua lại của đồng bào dân tộc. Qua nhiều năm nỗ lực để khai hoang, cải tạo, xây dựng trang trại chăn nuôi, bây giờ trong khuôn viên này đã hình thành mô hình kinh tế VAC cho hiệu quả cao”. Dường như để chứng minh câu nói của mình, ông Điệp dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình VAC. Hiện tại, ông Điệp có 5 ao nuôi cá trắm, mè, rô phi cùng với hệ thống chuồng trại chăn nuôi gà, lợn, thỏ, bồ câu Pháp… Ông Điệp cho biết: “Trang trại chăn nuôi của gia đình tôi chủ yếu cung cấp con giống cho người dân quanh vùng. Cùng với 5 ao cá, hiện tôi đang nuôi 10 con lợn nái, 100 cặp bồ câu Pháp, gần 300 con gà, ngan giống, hơn 150 con thỏ cái, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng ngàn con giống các loại. Ngoài ra, tận dụng lượng phân chuồng từ các loại vật nuôi, tôi mở rộng diện tích trồng thêm cây hoa màu, cây ăn quả. Trừ tất cả mọi chi phí, mỗi năm gia đình tôi có thu nhập trên 150 triệu đồng”. Theo ông Điệp, cái khó nhất của người chăn nuôi là tìm kiếm đầu ra trên thị trường, khi đã chủ động được nơi tiêu thụ ổn định thì việc chăn nuôi rất suôn sẻ, đồng thời tạo được sự hứng khởi trong sản xuất. Đối với các loại vật nuôi, phải chú ý chăm sóc, phòng tránh dịch bệnh cẩn thận, bởi lợn, gà, ngan, thỏ rất dễ phát bệnh khi gặp thời tiết thay đổi đột ngột hay mưa nắng thất thường. “Nhờ các biện pháp ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh như tiêm chủng, uống thuốc theo định kỳ, trang trại của gia đình tôi chưa gặp dịch bệnh lần nào, các loại vật nuôi hiện đang phát triển rất tốt”, ông Điệp chia sẻ. Thời gian tới ông Điệp dự kiến sẽ mở rộng trang trại chăn nuôi của gia đình mình, để đáp ứng nhu cầu giống vật nuôi của người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, ông sẽ nuôi thử nghiệm các giống vật nuôi mới như gà Đông Tảo, chim trĩ… và chú trọng tìm kiếm đầu ra cho các loại vật nuôi này. Ông Điệp bộc bạch: “Nếu bà con nào muốn tìm hiểu mô hình chăn nuôi của gia đình, tôi sẽ sẵn sàng hướng dẫn cách nuôi, xây dựng chuồng trại, cách phòng tránh dịch bệnh trên mỗi loại vật nuôi. Đồng thời sẽ cung cấp giống nuôi tốt nhất để phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập cho gia đình”. Bài, ảnh: ĐỨC NGHĨA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Biến đồi hoang thành nơi có của ăn của để
22:10 03/09/2024

Từ vùng đất đồi dốc bỏ hoang, nông dân Hồ Xa Nát, người dân tộc Vân Kiều ở thôn Ra Ly Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã quyết tâm cải tạo, ...

Phát triển kinh tế gia trại ở xã Tân Lập
22:26 13/09/2022

Những năm trở lại đây, nhiều nông dân ở xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa đã tập trung chuyển đổi những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả để phát triển mô hình ...

Biến đồng hoang thành trang trại tiền tỉ
05:01 31/12/2023

Bằng sự nỗ lực, dám nghĩ dám làm, ông Hồ Văn Dương đã biến vùng đầm lầy hoang hóa ở thôn An Bình, xã Thanh An, huyện Cam Lộ thành trang trại trù phú với doanh ...

Để ngành thủy sản phát triển bền vững

Để ngành thủy sản phát triển bền vững
6 giờ trước

QTO - Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của...

Ghi ở bản tái định cư Húc Nghì

Ghi ở bản tái định cư Húc Nghì
00:24 21/10/2015

(QT) - Sau 5 năm (2010 - 2015) thực hiện dự án di dân tái định cư khẩn cấp khỏi vùng lũ quét với số vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng (trong đó vốn của Trung ương là 49 tỷ đồng) cho...

Làm giàu từ mô hình trang trại

Làm giàu từ mô hình trang trại
02:58 20/10/2015

(QT) - Theo lời giới thiệu của chị Chủ tịch Hội LHPN xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), chúng tôi có dịp về thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp vùng gò đồi của chị Hoàng Thị...

Bám đất làm giàu

Bám đất làm giàu
22:35 14/10/2015

(QT) - Với quyết tâm bám đất thoát nghèo, chị Hồ Thị Thái, 47 tuổi, ở khu phố 6, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã vươn lên bằng mô hình chăn nuôi kết hợp...

POWERED BY
Việt Long