Cập nhật: Thứ 3, 01/05/2018 | 06:00 GMT+7

Làng 241

(QT) - Dễ đã gần mấy năm tôi mới quay trở lại Làng Mới-Làng Công Nhân-Làng 241-Làng Tân Phú, tất cả những tên gọi đó đều chỉ một làng thuộc xã Cam Thành, phía tây huyện Cam Lộ, mới được hình thành vài chục năm nay. Nhìn những ngôi nhà kiên cố, khang trang, những chiếc xe máy đắt tiền chạy trên đường làng ngỡ như giấc mơ ở nơi nào xa lắm. Hàng trăm con người từ trăm quê hội tụ về đây: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Họ sát cánh bên nhau tạo dựng làng mới trù phú mang tên Tân Phú được sinh hạ từ sau cuộc kháng chiến vừa qua. Họ coi nhau là làng xóm láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau, nghĩa tình như bát nước đầy. Cây văn hóa, nhân tình đã mọc lên xanh tốt, vững bền từ đạn bom thử thách.

Tượng đài Chiến thắng trên cao điểm 241 Tân Lâm. Ảnh: P.V

Ký ức nhiều năm trước lại về gõ cửa nhắc lại câu chuyện như thể vừa mới xảy ra hôm qua. Tôi lại nhớ hồi trước khi chia tay, Bí thư chi bộ Lê Thi và thôn trưởng Trần Minh Đức tỏ ý băn khoăn về chuyện làng chưa có điện. Nhưng ít lâu sau mơ ước ấy đã thành hiện thực. Vào cái đêm trước khi Tân Phú ra mắt đăng ký xây dựng làng văn hóa, cả làng bừng trong ánh điện. Một hội trại đã được tổ chức quy củ với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao sôi nổi, tươi vui. Đêm ấy cả làng Tân Phú hầu như lâng lâng, chung chiêng theo lời ca tiếng hát. Khán giả hướng về sân khấu, thưởng thức, sẻ chia những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn. Những chàng trai, cô gái, những nông dân ngày thường lam lũ, tất bật đêm ấy đã hát lên bằng tất cả tấm lòng mình, nồng nàn như hương tiêu ở một nơi đất lành chim đậu.

Nếu một người đánh mất tiểu sử thì người đó dễ dàng mất gốc, nếu một mảnh đất không biết đến quá khứ thì cội nguồn nó xem như cũng khó lòng biết đến. Làng Tân Phú cũng không là ngoại lệ. Chỉ cần nhắc đến cao điểm 241 thì người Quảng Trị và nhiều nơi khác biết ngay đến một địa danh đầy máu lửa trong kháng chiến chống Mỹ. Những 241, 544, Đầu Mầu, Làng Vây, Khe Sanh, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Hiền Lương là những dấu son ghi đậm chiến công trong cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất nước nhà. Điểm cao 241 đã trở thành một di tích lịch sử gắn liền với bao hồi ức không thể nào quên. Nơi đây vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, trước đòn tiến công như chẻ tre khắp Quảng Trị của bộ đội, Trung tá quân đội Sài Gòn Phạm Văn Đính đã dẫn Bộ chỉ huy Trung đoàn 56 và quân lính dưới quyền ra hàng, trở về với đại nghĩa của nhân dân và cách mạng. Trung tá Đính trở thành một công dân tốt trong vòng tay hòa hợp của đồng bào. Nếu những người tham chiến hồi trước trở lại đây chắc hẳn sẽ vô cùng ngạc nhiên mà cảm khái như người xưa thấy biển xanh thành ruộng dâu và sẽ thốt lên: chiến trường đã biến thành nông trường, thành màu xanh no ấm. Riêng tôi cứ day dứt trong cái màu đỏ của đất ba zan nơi đây có bao nhiêu sắc tố của núi lửa, bao nhiêu máu của người Việt đã đổ xuống trong và sau cuộc chiến vừa qua.

Lịch sử như vừa hiện ra trước mắt, theo tâm nguyện của Tổng Bí thư Lê Duẩn, ngày 20/8/1974 quyết định thành lập Nông trường Tân Lâm ra đời là nông trường đầu tiên của miền Nam bao gồm một dải đất dài, trong đó có khu vực 241, ấy là làng Tân Phú ngày nay.

Đói, rét, nắng lửa, gió Lào, bệnh tật, sốt rét và đạn bom thời hậu chiến đã thử thách lòng người muốn phục sinh cho đất. Hầu như không tuần nào là không có tiếng nổ của đạn bom trên vùng đất đang khai hoang phục hóa, không tuần nào là không có bệnh nhân sốt rét tái xanh lẩy bẩy đưa vào trạm xá, bệnh viện. Nhạt muối, vơi cơm là chuyện thường ngày, vẫn phải lấy sắn khoai làm bầu bạn. Tết đến khi dốc túi về quê phải tính toán đến từng đồng bạc lẻ. Nhiều lần khi ai hỏi đang sống và làm việc ở đâu không khỏi nén tiếng thở dài. Một cuộc chiến giữa thời bình bày ra ngổn ngang trước mắt, cái khó, cái khổ len vào tận từng giấc ngủ. Máu và mồ hôi tháng tháng, năm năm cứ tiếp tục đổ xuống vì một ngày mai vẫn chưa thành hiện thực. Nhiều người không chịu nổi đã phải bỏ cuộc nửa chừng. Vậy mà bài toán kinh tế thời bao cấp vẫn chưa có một lời giải xác đáng. Người nông dân lam lũ sớm hôm nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo, vẫn mơ một mái nhà cứng cáp, một manh áo đẹp cho con và một bữa cơm đầm ấm xua đi lo toan, nghèo khó. Nếu như không có chính sách đổi mới của Đảng như một làn gió mới mang theo đầy sinh khí thì tên gọi Tân Phú như hôm nay cũng chỉ là ước vọng. Người công nhân đã được giao phần đất, được chăm bón vườn tiêu bằng bàn tay và tấm lòng người chủ. Từ đất đai, lao động mà đi lên, đói nghèo đã dần đi vào kỷ niệm. Đất đã đền đáp công người, tình người sâu nặng, đã rút ruột mình mà sinh thành những mùa tiêu trĩu hạt, những cánh rừng trồng xanh ngút ngàn no ấm. Rồi sau này dù mô hình nông trường đã thu hẹp lại, người dân được tự chủ nhiều hơn thì cuộc sống lại ngày càng khấm khá, nhiều hộ làm giàu.

Trên ngọn đồi 241 hôm nay vẫn sừng sững một tượng đài chiến thắng, kết tinh bao máu xương của người đã khuất, của chiến tranh cách mạng. Con người nơi đây đã xây dựng thành công làng văn hóa, ấm no và hạnh phúc. Chính họ đã dựng lên một tượng đài chiến thắng thứ hai, chiến thắng đói nghèo, lạc hậu trong Hòa Bình, Đổi Mới.

Phạm Xuân Dũng



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lam Thủy - miền quê khởi sắc
22:25 06/02/2025

Về thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng những ngày này, ai cũng đều cảm nhận được sự đổi thay vượt bậc bởi bộ mặt nông thôn trù phú, an lành, đáng sống ...

Đổi thay ở vùng Càng
00:30 13/03/2025

Khác với khung cảnh làng quê ngập chìm trong nước lũ, bao gương mặt buồn hiu hắt đối mặt với khó khăn của vài chục năm trước, giờ đây các “ốc đảo” vùng càng ở ...

Vì những tuyến đường Cùa hoa thắm
21:30 03/02/2023

Ngay tuần đầu bước sang năm mới 2023, vào một ngày rất đẹp - 9/1, trên Báo Quảng Trị có đăng một thông tin thu hút sự quan tâm của người dân Cam Lộ và những ...

Xứ Cùa trù phú
21:55 02/09/2022

Từ thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, muốn vào Cùa phải di chuyển theo con đường độc đạo len lỏi giữa trùng điệp núi đồi, hai bên là rừng keo lai xanh rì. Vượt qua ...

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng nay

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

Luồn rừng tìm mẫu vật

Luồn rừng tìm mẫu vật
23:04 29/04/2018

(QT) - “Trong hàng trăm lần băng rừng, lội suối tìm mẫu vật để phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, không hiếm lần anh em đồng nghiệp trong Ban quản lý Khu bảo tồn...

Nghề làm đẹp cho người

Nghề làm đẹp cho người
22:51 29/04/2018

(QT) - Những năm gần đây, xu thế làm đẹp của chị em phụ nữ ngày một tăng, nghề trang điểm trở thành nghề “hái ra tiền”. Tuy nhiên, trang điểm là một nghề đặc biệt, không chỉ...

Hướng Hóa chú trọng công tác giáo dục vùng khó

Hướng Hóa chú trọng công tác giáo dục vùng khó
01:41 27/04/2018

(QT) - Huyện Hướng Hóa có hơn 21 nghìn hộ dân, 93 nghìn nhân khẩu, với 3 dân tộc anh em sinh sống là Vân Kiều, Pa Kô và dân tộc Kinh. Những năm qua, các cấp, các ngành đã quan...

POWERED BY
Việt Long