
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần đem lại lợi nhuận cao trên một đơn vị diện tích đang được nhiều địa phương triển khai. Mô hình nuôi gà nhà, lợn rừng của ông Ngô Văn Tri, thôn Hội Kỳ (Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị) là một điển hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cần được nhân rộng. Nhìn mảnh vườn rộng gần 1 ha của nhà mình lâu nay chỉ toàn cây rừng, cỏ dại, lúc đầu ông Tri không biết bắt đầu từ đâu. Sau khi tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi qua sách báo, đài truyền hình, ông Tri nhen nhóm hy vọng làm giàu bằng kinh tế vườn và chăn nuôi. Nhận thấy giống gà địa phương dễ nuôi, khả năng đề kháng tốt, ít dịch bệnh, giá bán cao hơn so với gà công nghiệp, từ năm 2001, ông Tri tập trung phát triển mô hình nuôi gà thả vườn. Ông thả nuôi gần 100 gà mái đẻ khi gà con mới nở được một thời gian, ông tách gà con khỏi mẹ nuôi riêng trong chuồng cho đến khi gà cứng cánh mới bắt đầu thả vườn. Trong thời gian đó, gà con được nuôi bằng tinh bột và tiêm phòng đầy đủ nên khả năng đề kháng của gà khá tốt, đàn gà thả vườn không bị hao hụt và chết do dịch bệnh. Tách con sớm còn giúp đàn gà mẹ có thời gian bồi bổ và đẻ trứng sớm hơn. Để vừa duy trì đảm bảo số lượng đàn gà mẹ, vừa có nguồn vốn thường xuyên mua thức ăn cho đàn gà thịt, ông kết hợp bán xen giữa gà thịt và gà giống để có nguồn thu ổn định. Theo kinh nghiệm của ông Tri, nuôi giống gà địa phương ít tốn kém hơn so với gà công nghiệp, có thể tận dụng nguồn rau, chuối có sẵn trong vườn nhà để bổ sung vào bữa ăn phụ hàng ngày. Nhờ áp dụng chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh tốt nên gà thịt chóng lớn, bán được giá. Hiện tại, trang trại gà của ông thả thường xuyên từ 40-50 gà mẹ đẻ, hơn 100 gà thịt/lứa, bình quân 4 lứa/ năm, riêng nguồn lợi nhuận từ gà thả vườn ông Tri thu vào 40 triệu đồng/năm. Từ tháng 7/2009, ông Tri mạnh dạn thử nghiệm xây dựng thêm mô hình chăn nuôi lợn rừng. Sau khi tìm hiểu thấy nhiều địa phương nhân giống, nuôi thành công lợn rừng, ông cầm trên 20 triệu đồng lặn lội vào Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận mua 6 lợn rừng giống về nuôi (4 lợn cái và 2 lợn đực). Theo ông Tri thì nuôi lợn rừng không khó, chuồng trại rất đơn giản nhưng cần phải có diện tích rộng để thích nghi với môi trường hoang dã của lợn rừng, tường rào bao quanh phải kiên cố chắc chắn để tránh tình trạng lợn đào bới, sổng chuồng. Thức ăn của lợn rừng cũng rất đơn giản, ít chi phí tốn kém, chủ yếu là rau, củ, quả có sẵn trong tự nhiên (chiếm 80% khẩu phần ăn), ngoài ra, hàng ngày, cần bổ sung thêm một lượng ít thức ăn tinh như lúa, gạo, bột ngô, sắn… Sau hơn 6 tháng chăn nuôi, đàn lợn rừng phát triển tốt, 4 lợn cái đã đẻ được 22 lợn con, đến đầu tháng 4/2010, đàn lợn con giống phát triển rất khỏe mạnh, trọng lượng mỗi lợn con nặng từ 5-6 kg. Sau khi hoàn thành xong các thủ tục pháp lý về mua bán động vật hoang dã với các cơ quan chức năng, ông Tri sẽ cho xuất chuồng lứa lợn rừng giống đầu tiên. Được biết trên thị trường hiện nay, giá lợn rừng giống rất cao, khoảng 280.000-300.000 đồng/kg, với 22 lợn con giống, ông Tri thu vào gần 30 triệu đồng. Do lợn rừng mắn đẻ, bình quân mỗi lợn nái có thể sinh sản 2 lứa/năm, như vậy có thể thấy giá trị kinh tế từ nuôi lợn rừng là rất lớn. Từ khu vườn đồi hoang hóa, khô cằn, ông Tri đã mạnh dạn đầu tư, phát triển chăn nuôi, phù hợp và mang lại thu nhập gần 100 triệu đồng/năm, đưa kinh tế gia đình vượt khó, vươn lên khá giả. Nhận xét thêm về mô hình nuôi lợn rừng và gà thả vườn của ông Tri, ông Dương Quang Mẫu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Chánh cho biết: “Nuôi lợn rừng là mô hình chăn nuôi mới, xuất hiện đầu tiên ở Hải Chánh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, rất phù hợp với các điều kiện của vùng gò đồi. Chúng tôi đang lựa chọn, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để nhân rộng mô hình hiệu quả này cho các hộ dân trên địa bàn xã”. Lệ Như
Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi cách thức sản xuất mới, gia đình ông Trần Văn Tứ ở Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng được mô hình ...
Nhận thấy gà là loài dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh Nguyễn Hoàng Dũng (sinh năm 1974) ở thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong đã quyết ...
Năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Đăng ở thôn Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng đã bước đầu thành công với mô hình nuôi gà gia ...
Đang là lãnh đạo chủ chốt ở một xã miền núi, anh bất ngờ xin nghỉ việc, rẽ lối làm kinh tế khi thành lập hợp tác xã chuyên chăn nuôi lợn Vân Pa. Sau vài năm ...
Thực hiện nhiệm vụ Đề án NN-08 giữa Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với các tỉnh Quảng Trị, An Giang, Thái Nguyên, từ năm 2022, Trung tâm Khuyến nông ...
Chăn nuôi theo hướng đầu tư ứng dụng công nghệ cao, liên kết bằng hình thức gia công cho các công ty lớn đang là mô hình được nhiều doanh nghiệp (DN), hộ chăn ...
Đakrông là huyện miền núi có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê địa phương sinh sản cũng như thương phẩm. Với định hướng hình thành các cơ sở chăn ...
Với khát vọng biến bất lợi trở thành lợi thế, anh Phan Khắc Sự ở thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng đã quyết tâm và xây dựng thành công một trang ...
QTO - Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là giải pháp căn cơ được tỉnh Quảng Trị triển khai nhằm tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh...
QTO - Hơn 1 năm nay, giá bò hơi trên thị trường giảm mạnh và chưa có chiều hướng cải thiện. Điều này khiến người chăn nuôi bò vỗ béo ở Hướng Hóa gặp nhiều...
(QT) - Trong bối cảnh hội nhập toàn diện nền kinh tế như hiện nay thì chất lượng đào tạo và tay nghề của lao động khi tham gia vào các thành phần kinh tế là mối quan tâm hàng...
(QT) - Tính đến thời điểm hiện tại toàn huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có gần 750 ha đất sản xuất nông nghiệp có mức thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên. Các diện tích này...
(QT) - Bằng nguồn đầu tư từ chương trình phát triển kinh tế- xã hội xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, huyện Đakrông (Quảng Trị) sẽ đầu tư...
(QT) - HTX nông nghiệp xã Vĩnh Hiền (Vĩnh Linh, Quảng Trị) là HTX bậc cao toàn xã vẫn được duy trì từ trước đến nay. Đây là một xã đất không rộng, người không đông nhưng lại...
(QT) - Bây giờ biên giới Việt - Lào đang là mùa khô, trời xanh trong và nắng vàng như trải mật. Đường Hồ Chí Minh đoạn qua đèo Sa Mù ở độ cao gần nghìn mét như một con rắn...
(TPO) - Đó là anh Văn Đức Quynh, 47 tuổi, ở thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Trình độ văn hóa mới lớp 9, và chưa học qua một trường nghề nào, nhưng anh...