Cập nhật: Thứ 4, 01/10/2014 | 05:48 GMT+7

Làm giàu trên đất khó

(QT) - Là một phụ nữ Vân Kiều nhưng chị Hồ Thị Hương, thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) lại rất nhạy bén với thị trường nên từ công việc làm nương rẫy để trồng rừng, trồng sắn chị đã dành dụm, tích lũy và vay mượn thêm ngân hàng đầu tư mua sắm xe vận tải thu mua nông sản. Mô hình này không chỉ giúp chị vươn lên làm giàu mà còn giúp nhiều hộ gia đình miền núi cải thiện cuộc sống. Với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đakrông, cây sắn là cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Tuy nhiên, vì địa hình đồi núi, xa khu dân cư, giao thông đi lại khó khăn nên sản phẩm làm ra nhiều khi không ai tiêu thụ. Đã từng trồng 3 ha sắn, chị Hương hiểu rõ điều này hơn ai hết, vì mỗi lần thu hoạch sắn, chị cũng như nhiều người dân ở đây đều chịu cảnh bị tư thương ép giá. Biết là bị tư thương trả giá rẻ mạt nhưng đồng bào phải chấp nhận bán vì đường xa, không có phương tiện vận chuyển.

Có tiền tích lũy, chị Hương đầu tư trồng rừng làm “của để dành”
Ban đầu, để bán được sắn của mình làm ra, mỗi lần thu hoạch sắn chị Hương thường thuê xe vào chở và trực tiếp bán cho nhà máy chế biến tinh bột sắn. Thấy việc nhập sản phẩm cho nhà máy có lợi nhuận nên chị Hương thu mua thêm sắn cho bà con trong vùng rồi tự hợp đồng xe vận chuyển đến nhà máy. Được 2 năm, công việc làm ăn thuận lợi, chị Hương đã bàn bạc với chồng vay ngân hàng đầu tư mua xe vận tải để thu mua các mặt hàng nông sản như sắn, ngô, đậu… cho các xã trên địa bàn huyện Đakrông. Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nên nhiều người đến vụ sản xuất không có vốn đầu tư làm đất, giống, vật tư phân bón. Trước tình hình này, để chủ động nguồn nguyên liệu chị Hương đã nghĩ ra cách, đến vụ trồng mới, nhất là vụ sắn, người nào thiếu vốn đầu tư sản xuất chị cho mượn tiền trang trải rồi cuối vụ bà con bán lại sản phẩm cho chị Hương theo giá thị trường. Cứ đầu mỗi vụ sản xuất, người dân lại đến đăng ký mượn tạm chị Hương từ 2 - 5 triệu/người rồi cuối vụ trừ vào tiền bán hàng. Đôi khi có những gia đình khó khăn, chị Hương còn đầu tư thuê máy cày về cày đất cho bà con để bà con trồng mới cho kịp thời vụ rồi cuối vụ bán được sản phẩm thì bà con thanh toán lại cho chị sau. Cũng có những trường hợp khó khăn đột xuất, cuối vụ bà con chưa có điều kiện thanh toán nợ, chị Hương cũng vui lòng để bà con nợ lại vụ sau mà không hề tính lãi. Lật cuốn số thống kê danh sách những người được chị đầu tư vốn trồng mới vụ sắn này, chị Hương nhẩm tính tổng số tiền chị đã cho bà con mượn khoảng 800 triệu đồng. Phần lớn khoản tiền cho mượn này chị Hương phải vay tiền ngân hàng và trả lãi hàng tháng. Chị Hương chia sẻ: “Mình giúp bà con lúc khó khăn thì cuối vụ bà con chủ động bán lại sản phẩm cho mình như vậy mới có nguồn hàng đều đặn để nhập cho nhà máy. Hết mùa sắn, tôi lại chuyển qua mua đậu, mua ngô, chuối… Bà con có gì cũng gọi tôi đến bán. Nhờ mối quan hệ bạn hàng gắn bó nên từ ngày mua xe đến giờ hầu như ngày nào cũng có hàng để vận chuyển. Năm 2009, lúc vợ chồng tôi còn thuê xe ngoài để thu mua nông sản cho đồng bào dân tộc, chúng tôi đã được VTV trao giải thưởng Sao thần nông làm giàu trên vùng đất khó. Khởi nghiệp với niềm động viên, cổ vũ tinh thần ấy khiến vợ chồng tôi thêm vững bước để có được như hôm nay”. Chỉ sau 2 năm đầu tư xe vận tải thu mua nông sản, vợ chồng chị Hương đã thanh toán xong khoản tiền vay mượn ngân hàng, đồng thời còn tích lũy được tiền xây dựng nhà cửa khang trang và mỗi năm đầu tư mua một ít đất trồng rừng. Đến thời điểm này, vợ chồng chị Hương đã trồng được 10 ha keo lai làm “của để dành”… Bài, ảnh: LÂM THANH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khát vọng làm giàu trên quê hương mới
21:35 15/03/2023

Gần 20 năm trôi qua kể từ ngày rời tỉnh Hải Dương lên chọn thôn Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa làm nơi định cư, gia đình chị Bùi Thị Hương đã khai thác ...

Làm giàu từ cây trồng và vật nuôi chủ lực
22:10 19/02/2025

Từng bước tích tụ, quy hoạch diện tích đất gần 2 ha, đầu tư trồng cây hồ tiêu, cao su tiểu điền kết hợp chăn nuôi lợn, mỗi năm lãi ròng trên 500 triệu đồng, mô ...

Chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhạy bén
22:05 30/10/2024

Ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, chị Hồ Thị Hạnh (sinh năm 1995) được biết đến là một trong những chi hội trưởng phụ nữ năng động, luôn hết lòng với ...

“Bông sen hồng” trên đất Vĩnh Linh
22:10 20/09/2023

Vừa qua, huyện Vĩnh Linh tặng giải thưởng “Bông sen hồng” cho chị Trần Thị Dịu (sinh năm 1984) ở thôn Huỳnh Công Đông, xã Trung Nam. Việc chị Dịu nhận giải ...

Nông dân phấn khởi vì giá sắn tăng cao
22:20 08/01/2024

Hiện đang là thời kỳ cuối vụ thu hoạch sắn tại các địa phương miền núi của tỉnh. Năm nay, giá sắn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 500.000 - 700.000 ...

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng qua

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

Vĩnh Thái với công tác khuyến học, khuyến tài

Vĩnh Thái với công tác khuyến học, khuyến tài
02:51 30/09/2014

(QT) - Ông Trần Công Lanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội khuyến học huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) nhấn mạnh: “Ở xã Vĩnh Thái, 100% dòng họ đều có Ban khuyến học, khuyến tài......

POWERED BY
Việt Long